TOP 21 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 9 năm 2023 có đáp án

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ 21 Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 năm 2023 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa Lí 9 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

TOP 21 Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 năm 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn ý đúng trong các câu sau.

Câu 1. Vùng nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    

C. Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

D. Biển Đông.

Câu 2. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội và Nam Định.

C. Hà Nội và Hải Phòng.

C. Hà Nội và Hải Dương.

D. Hà Nội và Hạ Long.

Câu 3. Giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu và kết thúc là

A. Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận.

B. Đà Nẵng đến Bình Thuận.

C. Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

D. Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên.

Câu 4. Trung tâm kinh tế lớn nhất về quy mô, cơ cấu ngành đa dạng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng.

C. Nha Trang.

B. Quảng Nam.

D. Quy Nhơn.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. (1 điểm)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?

Câu 2. (2 điểm)

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ.

Câu 3. (2 điểm)

Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế của Bắc Trung Bộ có gì khác nhau giữa phía đông và phía tây?

Câu 4. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết:

Tên và vùng phân bố (tỉnh) các cây công nghiệp chủ yếu (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, bông) cùa Tây Nguyên.

Tên các nhà máy thuỷ điện đang hoạt động ở Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết

I.TRẮC NGHIỆM

1 - C

2 - C

3 - B

4 - A

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét...

Câu 2. (2 điểm)

Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Vai trò: tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 3. (2 điểm)

Khác nhau về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ:

Đồng bằng ven biển phía đông:

+   Dân cư: chủ yếu là người kinh

+  Hoạt động kinh tế: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây

+   Chủ yếu là các dân tộc ít người: Thái, Mường, Tày, Mnông, Bru-Vân Kiều...

+  Hoạt động kinh tế: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn,…

Câu 4. (3 điểm)

Tên và vùng phân bố cây công nghiệp:

+   Cà phê: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng.

+   Cao su: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum.

+   Hồ tiêu: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai.

+   Chè: Lâm Đồng, Gia Lai.

+   Bông: Đắk Lắk, Gia Lai.

Tên các nhà máy điện đang hoạt động: Y-a-ly, Xê Xan 3, Xê Xan 4, Đrây Hling.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn ý đúng trong các câu sau.

Câu 1. Các tỉnh nào dưới đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Thanh Hoá, Nghệ An.

C. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

B. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

D. Đà Nẵng, Ọuảng Nam.

Câu 2. Trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đà Nẵng.

C. Vinh.

B. Thanh Hoá.

D. Huế.

Câu 3. Trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của vùng Tây Nguyên là

A. Đà Lạt.

C. Buôn Ma Thuột.

B. Plây Ku.

D. Kon Tum.

Câu 4. Tỉnh nào không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Thừa Thiên - Huế.

C. Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng.

D. Khánh Hòa.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Trình bày thế mạnh về nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2. (2 điểm)

 Dựa vào Alát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 3. (1,5 điểm)

Tây Nguyên có những thuận lợi gì về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế?

Câu 4. (3 điểm)

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA, NĂM 2009

Khu vực

Mật độ dân số trung bình

(người/km2)

Cả nước

260

Đồng bằng sông Hồng

1235

Trung du và miền núi Bắc Bộ

120

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

197

Tây Nguyên

94

Đông Nam Bộ

597

Đồng Bằng sông Cửu Long

425

a) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng.

b) Mật độ dân số cao có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM .

1 - D

2 - A

3 - C

4 - D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

     Thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

-     Nhờ có điều kiện sinh thái phong phú nên cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, hồi, mơ, mận, đào, lê... Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

-     Chăn nuôi: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả nước; chăn nuôi lợn cũng phát triển, đặc biệt là ở các tỉnh trung du.

Câu 2.

Kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: vùng có nhiều tỉnh sản lượng thuỷ sản khai thác vào loại cao của cả nước như Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định,...

- Dịch vụ cảng biển: vùng có nhiều cảng biển quan trọng vừa là đầu môi giao thông vừa là cơ sở xuất nhập khẩu (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Dung Quất...).

- Du lịch biển phát triển mạnh, nhiều địa danh du lịch biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng) Nha Trang, Mũi Né (Phan Thiết)...

- Nghề làm muối: phát triển mạnh ở ven biển, tập trung ở Cà Ná, Sa Huỳnh.

Câu 3.

Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Khí hậu cận xích đạo, đất badan nhiều nhất cả nước (chiếm 66% diện tích đất badan của cả nước) thích hợp trồng các cây công nghiệp như cà phê, cao su. hồ tiêu, điều,…

- Rừng tự nhiên còn khá nhiều.

- Trữ năng thủy điện khá lớn, khoáng sản có bô xít với trữ lượng lớn.

Câu 4.

a) Nhận xét

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số rất cao và cao nhất trong các vùng của cả nước; cao hơn gấp 4,7 lần mật độ dân số trung bình của cả nước, 13,1 lần Tây Nguyên, 10,2 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ,... 2,9 lần Đồng bằng sông Cửu Long.

 

b) Thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn

+ Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất cả nước.

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc.

+ Nhu cầu về việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 3

Câu 1. (2 điểm)

Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Câu 2. (2 điểm)

Trình bày tình hình phân bố nông nghiệp của Bắc Trung Bộ.

Câu 3. (2 điểm)

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên so với cả nước (năm 1999).

Tiêu chí

Đơn vị tính

Tây

Nguyên

Cả

nước

Mật độ dân số

Người/km2

75

233

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số

%

2,1

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

21,2

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

344,7

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

83,3

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

63,5

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

26,8

23,6

Câu 4. (2 điểm)

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế biển?

Câu 5. (2 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trình bày về cơ cấu và phân bố công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng.

Lời giải chi tiết

Câu 1. (2 điểm)

- Vị trí địa lí: ở phía bắc của đất nước; giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ.

- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.

- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ:

+ Dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước.

+ Giáp Trung Quốc và Đồng bằng sông Hồng - những nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lãnh thổ rộng lớn giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển kinh tế biển.

Câu 2. (2 điểm)

Tình hình phân bố nông nghiệp của Bắc Trung Bộ:

- Lúa thâm canh được trồng ở đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,...) trồng trên vùng đất cát pha duyên hải với diện tích khá lớn.

- Vùng đồi gò phía tây trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò đàn.

- Nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản đang phát triển rộng rãi ở vùng ven biển phía đông.

- Trồng rừng, hồ chứa nước được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp góp phần phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.

Câu 3. (2 điểm)

- Tây Nguyên có mật độ dân số xấp xỉ bằng 1/3 mật độ dân số của cả nước; ti lệ gia tăng dân số cao hơn nhiều; thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ dân số đô thị cao hơn của cả nước.

- Các chỉ tiêu thấp hơn của cả nước: tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình.

Câu 4. (2 điểm)

- Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu (vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh), có nhiều bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng.

- Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (tôm hùm, tôm sú), biển có nhiều hải sản.

- Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác chim yến.

- Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng.

Câu 5. (2 điểm)

Cơ cấu và phân bố công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng:

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. Các ngành công nghiệp trọng điểm là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

- Phân bố: công nghiệp phân bố ở hầu hết các tỉnh nhưng phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 4

Câu 1. (2 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có những khoáng sản chủ yếu nào? Phân bố ở đâu? Các khoáng sản này là điều kiện để phát triển những ngành công nghiệp nào?

Câu 2. (2 điểm)

Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có những đặc điểm gì nổi bật?

Câu 3. (2 điểm)

Trình bày những thành tựu trong sản xuất công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 4. (2 điểm)

Hãy cho biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ và ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 5. (2 điểm)

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học:

TỈ TRỌNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN SO VỚI CẢ NƯỚC

(Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

2000

2005

Cả nước

100

100

100

100

Tây Nguyên

32,2

79,0

83,4

89,5

a) Nhận xét về vai trò của Tây Nguyên trong việc phát triển cây cà phê đối với cả nước.

b) Cho biết Tây Nguyên có những thuận lợi nào về tự nhiên để phát triển cây cà phê.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

- Các khoáng sản chủ yếu và phân bố: than (Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên), thiếc, mangan (Cao Bằng), bôxit (Tuyên Quang), apatit (Lào Cai), đồng (Lào Cai, Sơn La), chì, kẽm (Bắc Kạn).

- Các khoáng sản này là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp: khai thác khoáng sản, luyện kim đen và luyện kim màu, nhiệt điện, hóa chất, phân bón,...

Câu 2.

Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng:

- Trồng trọt: đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng suất lúa. Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

- Chăn nuôi: đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển.

Câu 3. 

Thành tựu trong sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ:

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đặc biệt là trong những năm 1998 - 2002 (tăng hơn hai lần).

- Phát triển các ngành dựa trên nguồn khoáng sản của vùng như: khai khoáng (thiếc, crôm, titan,...), sản xuất vật liệu xây dựng.

- Các ngành phát triển hầu khắp các địa phương: chế biến gỗ, cơ khí công cụ. dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm có quy mô vừa và nhỏ.

- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

Câu 4.

- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang; giáp Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Biển Đông; có nhiều đảo, quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Ý nghĩa: cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa; biển, các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

 

Câu 5.

a) Nhận xét: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất cả nước, tỉ trọng diện tích cà phê so với cả nước rất cao (năm 1995: 79,0%, năm 2000: 83,4%, năm 2005: 89,5%).

b) Thuận lợi về tự nhiên: khí hậu cận xích đạo, đất badan nhiều nhất cả nước phân bố trên những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 5

Câu 1. (2,5 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Bắc

Tây Bắc

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

136

63

233

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

%

1,3

2,2

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

17,1

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

210,1

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

89,3

73,3

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

68,2

65,9

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

17,3

12,9

23,6

a) So sánh các chỉ số về dân cư, xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ với cả nước.

b) Nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc.

Câu 2. (2 đim)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế?

Câu 3. (2 điểm)

Hãy cho biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Bắc Trung Bộ và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4. (1,5 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết:

a) Duyên hải Nam Trung Bộ có các trung tâm công nghiệp nào? Những trung tâm nào lớn hơn cả?

b) Cơ cấu công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm gì? Nêu tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh của vùng.

Câu 5. (2 điểm)

Vì sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch?

Lời giải chi tiết

Câu 1. (2,5 điểm)

a) So với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều, GDP/người bằng một nửa, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn.

b) So sánh Đông Bắc với Tây Bắc:

- Khu vực Tây Bắc có nhiều chỉ số thấp hơn Đông Bắc: GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.

- Chỉ tiêu của Tây Bắc cao hơn Đông Bắc là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

Câu 2. (2 điểm)

- Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể: đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

Câu 3. (2 điểm)

-  Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, giáp Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Lào, Biển Đông.

-  Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang đông - tây của Tiểu vùng sông Mê Công, có khả năng phát triển kinh tế đa ngành.

Câu 4. (1,5 điểm)

a) Các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Các trung tâm lớn: Đà Nẵng, Nha Trang.

b) Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh: chế biến nông sản, dệt may, cơ khí, sản xuất giấy,...

Câu 5(2 điểm)

- Tây Nguyên giàu tiềm năng phát triển du lịch: khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao địa hình, khí hậu ở các cao nguyên cao mát mẻ kết hợp với thiên nhiên phong cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thoại, các vườn quốc gia tạo nên thế mạnh phát triển du lịch sinh thái.

 

- Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều thành phần dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,... có truyền thống đoàn kết, có ban sắc văn hóa đa dạng, phong phú và góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú.

- Vùng có nhiều thành phố là những trung tâm du lịch nổi tiếng: Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku,…

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 6

Câu 1. (2 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết tên các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2. (2 điểm)

Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi gì về dân cư, xã hội?

Câu 3. (2 điểm)

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học, nhận xét về sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người, năng suất lúa cả năm của Bắc Trung Bộ so với cả nước. Giải thích vì sao?

 NĂNG SUẤT LÚA VÀ LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI, GIAI ĐOẠN 1995 -2005

Tiêu chí

Cả nước

Bắc Trung Bộ

1995

2005

1995

2005

Lương thực có hạt bình quân đầu người (kg/người)

363,1

476,8

235,5

348,1

Năng suất lúa cả năm (tạ/ha)

36,9

48,9

31,4

47,0

Câu 4. (2 điểm)

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 5. (2 điểm)

Tây Nguyên có những khó khăn gì về tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

a) Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Na Dương.

b) Các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Ọuang, Nậm Mu, Sơn La.

c) Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.

d) Trung tâm công nghiệp cơ khí: Thái Nguyên, Hạ Long.

e) Trung tâm hóa chất: Bắc Giang, Việt Trì.

Câu 2.

Thuận lợi về dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Hồng:

- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

- Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời là Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.

Câu 3.

a) Nhận xét: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người và năng suất lúa cả năm của Bắc Trung Bộ đều thấp hơn cả nước.

b) Giải thích

Vùng Bắc Trung Bộ:

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha là chủ yếu, ít thuận lợi cho trồng cây lương thực có hạt.

- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, gió phơn tây nam khô nóng...).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số còn cao hơn cả nước.

Câu 4. (2 điểm)

- Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ọuảng Ngãi, Bình Định.

- Vai trò:

+ Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Là trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

+ Góp phần giải quyết việc làm cho vùng và các vùng lân cận...

Câu 5. (2 điểm)

Khó khăn của Tây Nguyên:

- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho cả sản xuất và sinh hoạt.

- Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi trước đây để lại hậu quả xấu về môi trường. Mùa khô nguy cơ cháy rừng cao.

- Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 7

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:

a.Kinh tế biển.
c. Thủy điện
b.Chăn nuôi lợn
d. Trồng lương thực

Câu 2: Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:

a.Vụ đông lạnh, thiếu nước
c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
b. Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao
d. Cây trồng phù hợp khí hậu nhiệt đới

Câu 3: Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:

a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng
b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào…
c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư
d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất

Câu 4: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:

a. Nha Trang và Khánh Hòa
c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa
b. Nha Trang, TP Đà Nẵng
d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

Câu 5. Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)

Năm

1990

2002

Cây lương thực

67,1

60,8

Cây công nghiệp

13,5

22,7

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

19,4

16,5

Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2002, chọn kiểu biểu đồ nào là phù hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.

Câu 6.Cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lao Bảo.
B. Tây Trang.
C. Lào Cai.
D. Móng Cái.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1) ……… của cả nước. Đây là vùng dân cư (2)…………….., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) ………………………nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)………………..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.

I. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:(3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 2. (3 điểm) Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

Đáp án đề thi học kì 1 Địa 9

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

S – S – Đ - S

1

2

(1) – hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai

1

3

A- c; B – b, C- b, D - c

1

Tư luận

A - Giống nhau

So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:


- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...

1,75

B - Khác nhau:

 

- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi....

1,25

Thực hành

A, Vẽ biểu đồ

 

Dạng biểu đồ: Đường tốc độ

Yêu cầu:

Tính được tốc độ tăng trưởng

+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

2,5

B, Nhận xét – giải thích

- Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng

- Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc

- Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.

àĐây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.

1,5

Câu 2

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng núi dồi dào, nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt (gỗ, rừng và lâm sản, đất nông nghiệp và khoáng sản...).

- Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn, sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các dòng sông. Hồ nước của các nhà máy thủy điện, nguồn nước cung cấp cho các đồng bằng bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Loại rừng nào dưới đây có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới? 

A. Rừng đặc dụng.             

B. Rừng quốc gia.         

C. Rừng sản xuất.         

D. Rừng phòng hộ. 

Câu 2. Đông Nam Bộ có loại khoáng sản nào sau đây?

A. Dầu khí.            

B. Kim cương.            

C. Đồng.                   

D. Crôm.

Câu 3. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc vào dịch vụ sản xuất?

A. Tài chính, tín dụng.                                            

B. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

C. Khách sạn, nhà hàng.                                       

 D. Dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

Câu 4. Vùng nào dưới đây có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước?

A. Đồng bằng Sông Hồng.                            

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng Sông Cửu Long.                     

D. Đông Nam Bộ.

Câu 5. Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung nào dưới đây?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.                    

B. Chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

C. Chịu tác động rất lớn của biển.                         

D. Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

Câu 6. Vùng nào dưới đây có năng suất lúa cao nhất cả nước?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                   

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                     

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Bắc Trung Bộ?

A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển.         

B. Vùng có vùng biển rộng lớn phía đông.

C. Ở phía tây của vùng có đồi núi thấp.                 

D. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.

Câu 8. Trung tâm công nghiêp nào dưới đây có qui mô lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Nha Trang.           

B. Dung Quất.         

C. Đà Nẵng.           

D. Quy Nhơn.

Câu 9. Loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?

A. Phù sa.           

B. Phù sa cổ.               

C. Ba dan.            

D. Mùn núi cao.

Câu 10. Loại nông sản xuất khẩu nào dưới đây đem lại giá trị lớn nhất nước ta?

A. Lúa gạo.               

B. Thuỷ hải sản.            

C. Cà phê.                

D. Chè.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?

Câu 2 (2 điểm). Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 9

Câu 1 (3 điểm). Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

Câu 2 (2 điểm). Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta?

Câu 3 (2 điểm). Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?

Câu 4 (3 điểm). Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ,

NĂM 2010 VÀ 2020 (Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm

Tổng

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng

Dịch vụ

2010

1 887 082

396 576

693 351

797 155

2020

5 438 721

842 601

2 082 261

2 513 859

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Dựa vào bảng số liệu, em hãy:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của các khu vực kinh tế.

b) Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 10

Câu 1 (2,5 điểm). Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày đặc điểm nguồn lao động ở nước ta. Cho biết đặc điểm có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 3 (2 điểm). Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp nước ta?

Câu 4 (3 điểm). Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2020 (Đơn vị: %)

Năm

2000

2010

2015

2020

Nông – lâm – ngư nghiệp

24,5

21,2

20,0

16,9

Công nghiệp – Xây dựng

36,7

35,1

36,2

37,5

Dịch vụ

38,8

43,7

43,8

45,6

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Dựa vào bảng số liệu, em hãy:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và 2020.

b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 11

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào dưới đây?

A. Các cao nguyên đất đỏ ba dan.                          

B. Các thành phố lớn, khu công nghiệp.

C. Các vùng duyên hải ven biển.                            

D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 2. Đặc điểm phân bố nào dưới đây là của ngành công nghiệp mía đường?

A. Gắn với nơi tập trung nguồn lao động.              

B. Gắn với các vùng nguyên liệu.

C. Gắn với thị trường tiêu thụ.                               

 D. Gắn với nơi có nguồn nước.

Câu 3. Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là

A. dịch vụ tiêu dùng.                                         

B. dịch vụ công cộng.

C. dịch vụ sản xuất.                                             

D. ba loại hình bằng nhau.

Câu 4. Loại hình bưu chính viễn thông nào dưới đây phát triển nhanh nhất hiện nay?

A. Điện thoại di động.       

B. Internet.                   

C. Điện thoại cố định.  

D. Truyền hính cáp.

Câu 5. Nước ta chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm nào dưới đây?

A. Máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu.     

B. Hàng nông, lâm, thủy sản.

C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.            

D. Lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 6. Các mỏ khoáng sản nào sau đây thuộc Tây Bắc?

A. đồng - niken, kẽm - chì.                                 

B. đồng - ni ken, đất hiếm.

C. đất hiếm, apatit, vàng.                                   

D. đồng - vàng, đất hiếm.

Câu 7. Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào sau đây?

A. Dãy Hoành Sơn.           

B. Dãy Bạch Mã.          

C. Dãy Trường Sơn.       

D. Dãy Tam Điệp.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?

  A. Giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây thực phẩm.

  B. Giảm tỉ trọng của cây thực phẩm, tăng cây lương thực.

  C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, giảm cây lương thực.

  D. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây công nghiệp.

Câu 9. Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. quỹ đất nông nghiệp hạn chế.                            

B. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

C. vùng đồng bằng có độ dốc lớn.                          

D. Đất trống, đồi núi trọc còn nhiều.

Câu 10. Loại khoáng sản nào dưới đây giàu trữ lượng nhất ở vùng Tây Nguyên?

A. Bô xit.                           

B. Kẽm.                         

C. Than đá.                      

D. Vàng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 2 (3 điểm)

a) Giải thích tại sao Hà Nội là một trong 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta hiện nay?

b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 12

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nước ta chủ yếu buôn bán với thị trường

A. Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc.

B. Liên Bang Nga, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc.

 

C. Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Mĩ, Châu Phi.

D. Bắc Mĩ, Châu Phi, Hàn Quốc, Bắc Á, Nam Á.

Câu 2. Di sản văn hóa thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là

A. Vịnh Hạ Long.                                                    

B. Quần thể chùa Bái Đính.

C. Hoàng Thành Thăng Long.                                

D. Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Câu 3. Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn?

A. Các công trình kiến trúc.                                   

B. Các vườn quốc gia.

C. Văn hóa dân gian.                                              

D. Các di tích lịch sử.

Câu 4. Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ sản xuất.                                     

B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ công cộng.                                   

D. Không thuộc loại hình nào.

Câu 5. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung?

A. Khánh Hòa.                  

B. Bình Định.                

C. Quảng Nam.               

D. Quảng Ngãi.

Câu 6. Giới hạn phía Bắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. dãy Tam Đảo.                  

B. dãy Con Voi.            

C. dãy Tam Điệp.                

D. dãy Bạch Mã.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch.                     

B. chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng.

C. khai thác và nuôi trồng thủy sản.                     

D. trồng cây lương thực, thực phẩm.

Câu 8. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do

A. giao thông vận tải thuận lợi.                              

B. tất cả các tỉnh đều giáp biển.

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn.                              

D. người dân giàu kinh nghiệm.

Câu 9. Dân cư ở đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là

A. chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

B. chủ yếu là người Chăm, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

C. chủ yếu là người Kinh, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

D. chủ yếu là người Chăm, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

Câu 10. Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên là

A. đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.

B. mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

D. tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b) Kể tên các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2 (3 điểm). Em hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

B

A

D

B

B

A

C

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

1

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.

1,0

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: A Vương, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Vĩnh Sơn, Sông Hinh.

1,0

 

 

 

 

 

2

- Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông,… để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô,...

+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm từ thịt, trứng, sữa,… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa,...

+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực,… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp,...

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

- Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo

điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

 

1,0

 

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vùng nào sau đây ở nước ta có sân bay quốc tế?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                            

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                               

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2. Di sản văn hóa thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là

A. Phố cổ Hội An.             

B. Phố cổ Hà Nội.        

C. Phố Hiến.                    

D. Thành phố Đà Lạt.

Câu 3. Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu là

A. Than.                             

B. Hoá dầu.                  

C. Nhiệt điện.                    

D. Thuỷ điện.

Câu 4. Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp luyện kim đen.                               

B. Công nghiệp luyện kim màu.

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất.                 

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

Câu 5. Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi.                                

B. Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết.

C. Hội An, Vĩnh Hảo, Mũi Né.                               

D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

Câu 6. Tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa tiếp giáp biển vừa có biên giới với Lào?

A. Quảng Nam.                  

B. Quảng Ngãi.             

C. Quy Nhơn.                    

D. Khánh Hòa.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển phía đông vùng Bắc Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn.

B. chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

D. sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, thương mại.

Câu 8. Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi nào để phát triển cây công nghiệp lâu năm?

A. Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Giao thông vận tải thuận lợi, đất phù sa.

C. Đất đỏ bazan, khí hậu cận xích đạo.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đất đỏ bazan.

Câu 9. Dân cư ở đồng bằng đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là

A. chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

B. chủ yếu là các dân tộc thiểu số, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

C. chủ yếu là các dân tộc thiểu số, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố.

D. chủ yếu là người Kinh, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

Câu 10. Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

A. mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.                            

B. cà phê, cao su, chè, điều.

C. bông, lạc, hồ tiêu, dừa.                                      

D. thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,5 điểm). Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2 (2,5 điểm). Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

C

D

A

D

C

B

B

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

 

1

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Địa hình, đất: vùng có địa hinh đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lung bằng phẳng, kết hợp với đất feralit màu mỡ => thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cây chè,...), xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng.

=> Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt; trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên khoáng sản: vùng tập trung khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước (than, sắt, đồng, thiếc, apatit, kẽm, crôm…), đặc biệt là than đá (Quảng Ninh).

=> Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

- Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

-  Tài nguyên nước:

+ Vùng biển Quảng Ninh có nhiều vũng vịnh đẹp (vịnh Hạ Long), các bãi biển, bãi tôm bãi cá.

=> Thuận lợi cho du lịch biển, xây dựng cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều hệ thống sông lớn, chảy qua địa hình dốc nên tiềm năng thủy điện lớn (lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên).

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng…

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú: SaPa, Hồ Ba Bể.

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0, 5

 

0, 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

- Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô, đậu tương,...).

0,5

 

0,5

- Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô.

 

0,5

- Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc - Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.

 

0,5

- Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

 

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Nghệ An, Hà Tĩnh.                                         

B. Đông Hà, Quảng Trị.

C. Thanh Hóa, Vinh, Huế.                                   

D. Đồng Hới, Quảng Bình.

Câu 2. Giới hạn phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ là

A. dãy Tam Đảo.               

B. dãy Con Voi.            

C. dãy Tam Điệp.             

D. dãy Bạch Mã.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch.   

B. chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm.       

D. trồng cây lương thực, thực phẩm.

Câu 4. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.               

B. Giao thông vận tải thuận lợi.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.                   

D. Người dân giàu kinh nghiệm.

Câu 5. Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là

A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. Người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

A. hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.

B. nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.

C. mùa mưa thường xuyên xây ra lũ lụt, xói mòn.

D. mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 7. Các nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, mangan, crom, chì, kẽm,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm.     

B. Công nghiệp luyện kim màu.

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất.    

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

Câu 8. Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.       

B. Phong Nha - Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn.

C. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.

D. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.

Câu 9. Loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

A. Phù sa.         

B. Mùn núi cao.            

C. Feralit.                

D. Đất cát biển.

Câu 10. Loại hình vận tải nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá ở nước ta hiện nay?

A. Đường sông.             

B. Đường biển.     

C. Đường bộ. 

D. Đường sắt.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b) Kể tên các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2 (3 điểm). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

A

B

D

B

C

C

B

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

1

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

1,0

 

 

1,0

 

 

 

 

2

- Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

0,5

- Điều kiện thuận lợi:

+ Vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.

+ Dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Trung tâm kinh tế, giáo dục, văn hóa-thể thao lớn của cả nước.

+ Nhiều chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…

+ Hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

 

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thế mạnh về tự nhiên nào dưới đây đã tạo cho vùng Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?

A. Có một mùa đông lạnh. 

B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Nguồn nước mặt phong phú.                              

D. Địa hình bằng phẳng.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Bắc Trung Bộ?

A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển.         

B. Vùng có vùng biển rộng lớn phía đông.

C. Ở phía tây của vùng có đồi núi thấp.                 

D. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.

Câu 3. Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Ninh Thuận, Bình Thuận.                                   

B. Ninh Thuận, Phú Yên.

C. Bình Thuận, Quảng Nam.                                  

D. Phú Yên, Quảng Nam.

Câu 4. Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.           

B. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.           

 D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.

Câu 5. Tỉnh nào dưới đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia?

A. Kon Tum.                      

B. Gia Lai.                    

C. Đắk Lắk.                      

D. Lâm Đồng

Câu 6. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

C. Chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit.

D. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

Câu 7. Ngành đường ống phát triển gắn với hoạt động sản xuất của ngành nào dưới đây?

A. Công nghiệp sản xuất điện.               

B. Công nghiệp lọc nước.

C. Công nghiệp khai thác than.               

D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 8. Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Các nhà máy điện nào sau đây nằm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Ninh Bình.

B. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cà Mau.

C. Uông Bí, Cao Ngạn, Thủ Đức, Trà Nóc.

D. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả.

Câu 10. Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của nước ta là

A. Cần Thơ, Đà Nẵng.                                            

 B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hải Phòng.                                           

D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

Câu 2 (3 điểm). Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

C

A

C

D

A

D

B

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

- Điều kiện thuận lợi:

+ Có vị trí địa lí đặc biệt thận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.

+ Có dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Trung tâm kính tế lớn của cả nước.

+ Có nhiều chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị…

+ Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước…

 

0,5

 

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

 

 

 

 

2

* Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam và các quốc lộ Đông - Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc - Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa - Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú => Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

+ Sông ngòi:  có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác nghề cá.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn, các khu kinh tế ven biển (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết) là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Vùng có nhiều di tích văn hóa - lịch sử: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Khó khăn

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+ Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống kinh tế - xã hội các dân tộc ở vùng núi phía Tây còn gặp nhiều khó khăn.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung: (0,5 điểm)

A. Khánh Hòa       B. Bình Định

C. Quảng Nam        D. Quảng Ngãi

Câu 2:Giới hạn phía Bắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Dãy Tam Đảo       B. Dãy Con Voi

C. Dãy Tam Điệp       D. Dãy Bạch Mã

Câu 3:Hoạt động kinh tế chủ yếu của đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Công nghiệp, thương mại, du lịch

B. Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng

C. Khai thác và nuôi trồng thủy sản

D. Trồng cây lương thực, thực phẩm

Câu 4:Các tỉnh Bắc Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do: (0,5 điểm)

A. Giao thông vận tải thuận lợi

B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

D. Người dân giàu kinh nghiệm

Câu 5:Dân cư ở đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là: (0,5 điểm)

A. Chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

B. Chủ yếu là người Chăm, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

C. Chủ yếu là người Kinh, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

D. Chủ yếu là người Chăm, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

Câu 6:Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên là: (0,5 điểm)

A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.

B. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: (3,5 điểm)

a. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b. Kể tên các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2: Cho bảng số liệu: (3,5 điểm)

TỈ LỆ (%) DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN

SO VỚI CẢ NƯỚC (CẢ NƯỚC = 100%)

Năm Diện tích Sản lượng
1995 2010 2014 1995 2010 2014
Tây Nguyên 79,0 96,7 89,4 85,7 92,9 93,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b. Rút ra những nhận xét cần thiết.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có giới hạn phía bắc là dãy Bạch Mã

Chọn: D.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Hoạt động kinh tế chủ yếu của đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

Chọn: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh Bắc Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển, vùng có vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, bãi cá.

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. Người Kinh sống dọc ven biển phía đông, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã; vùng gò đồi, vùng núi phía tây là nơi cư trú của người dân tộc ít người.

Chọn: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Tây Nguyên là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn khó khăn, nên mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Chọn: C.

Phần tự luận

Câu 1: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: A Vương, Đa Nhim, Hàm Thuận – Đa Mi, Vĩnh Sơn, Sông Hinh.

Câu 2: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

   - Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

   - Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b. Nhận xét:

   - Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

→ Năng suất tăng.

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 17

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi.

B. Tuy Hòa, Phan Rang – Tháp Chàm, Phan Thiết.

C. Hội An, Vĩnh Hảo, Mũi Né.

D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang

Câu 2: Tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa tiếp giáp biển vừa có biên giới với Lào: (0,5 điểm)

A. Quảng Nam       B. Quảng Ngãi

C. Quy Nhơn       D. Khánh Hòa

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển phía đông vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn

B. Chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn

D. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, thương mại.

Câu 4: Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi nào để phát triển cây công nghiệp lâu năm: (0,5 điểm)

A. Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Giao thông vận tải thuận lợi, đất phù sa

C. Đất đỏ bazan, khí hậu cận xích đạo

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đất đỏ bazan

Câu 5: Dân cư ở đồng bằng đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là: (0,5 điểm)

A. Chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

B. Chủ yếu là các dân tộc thiểu số, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

C. Chủ yếu là các dân tộc thiểu số, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố.

D. Chủ yếu là người Kinh, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

Câu 6: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là: (0,5 điểm)

A. Mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.

B. Cà phê, cao su, chè, điều

C. Bông, lạc, hồ tiêu, dừa

D. Thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.

Phần tự luận

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: (3,5 điểm)

a. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam?

b. Kể tên các nhà máy thủy điện trên sông Xê Xan?

Câu 2:Cho bảng số liệu: (3,5 điểm)

TỈ LỆ (%) DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN

SO VỚI CẢ NƯỚC (CẢ NƯỚC = 100%)

Năm Diện tích Sản lượng
1995 2010 2014 1995 2010 2014
Tây Nguyên 79,0 96,7 89,4 85,7 92,9 93,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b. Rút ra những nhận xét cần thiết.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các trung tâm kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều là những thành phố biển với các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch nhộn nhịp, quan trọng của DHNTB là: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang

Chọn: D.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Quảng Nam vừa tiếp giáp biển Đông vừa có biên giới với Lào.

Chọn: A.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bằng ven biển phía đông vùng Bắc Trung Bộ là: Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch

Chọn: D.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Điều kiện thuận lợi nào để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là có diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo.

Chọn: C.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. Người Kinh sống dọc ven biển phía đông, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã; vùng gò đồi, vùng núi phía tây là nơi cư trú của người dân tộc ít người.

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là: Cà phê, cao su, chè, điều

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28 và trang 22, các nhà máy thủy điện trên sông Xê Xan là: Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Yaly

Câu 2: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

   - Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

   - Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b. Nhận xét:

   - Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

→ Năng suất tăng.

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 18

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Nghệ An, Hà Tĩnh

B. Đông Hà, Quảng Trị

C. Thanh Hóa, Vinh, Huế

D. Đồng Hới, Quảng Bình

Câu 2: Giới hạn phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Dãy Tam Đảo       B. Dãy Con Voi

C. Dãy Tam Điệp       D. Dãy Bạch Mã

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Công nghiệp, thương mại, du lịch

B. Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm

D. Trồng cây lương thực, thực phẩm

Câu 4: Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do:Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do: (0,5 điểm)

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển

B. Giao thông vận tải thuận lợi

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

D. Người dân giàu kinh nghiệm

Câu 5: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là: (0,5 điểm)

A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. Người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là: (0,5 điểm)

A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.

B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.

C. Mùa mưa thường xuyên xây ra lũ lụt, xói mòn.

D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Phần tự luận

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: (3,5 điểm)

a. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b. Kể tên các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2: Cho bảng số liệu: (3,5 điểm)

TỈ LỆ (%) DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN

SO VỚI CẢ NƯỚC (CẢ NƯỚC = 100%)

Năm Diện tích Sản lượng
1995 2010 2014 1995 2010 2014
Tây Nguyên 79,0 96,7 89,4 85,7 92,9 93,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b. Rút ra những nhận xét cần thiết

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là: Thanh Hóa, Vinh, Huế, các trung tâm này đều năm ở ven biển.

Chọn: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Bắc Trung Bộ có giới hạn phía bắc là dãy Tam Điệp, phía Nam là dãy Bạch Mã.

Chọn: D.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển, vùng có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.

Chọn: A.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. Người Kinh sống dọc ven biển phía đông; vùng gò đồi, vùng núi phía tây là nơi cư trú của người dân tộc ít người.

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Tây Nguyên có khí hậu mang tính chất cận xích đạo có mùa khô sâu sắc, kéo dài nên dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Chọn: D.

Phần tự luận

Câu 1: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

Câu 2: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

   - Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

   - Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b. Nhận xét:

   - Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

→Năng suất tăng.

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 19

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.  Giới hạn phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ là

  A. dãy Tam Đảo.               B. dãy Con Voi.            C. dãy Tam Điệp.         D. dãy Bạch Mã.

Câu 2. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là

  A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.                     B. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.

  C. Đắk Tô, Đắk Min, Di Linh.                                D. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực miền núi, gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là

  A. công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn.

  B. chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm.

  C. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

  D. sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm.

Câu 4. Các tỉnh Cực Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối chủ yếu do

  A. giao thông vận tải thuận lợi.                              B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  C. người dân giàu kinh nghiệm làm muối.             D. độ mặn của nước biển cao, thời tiết khô hạn.

Câu 5. Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là

  A. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

  B. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

  C. dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

  D. người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6. Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là

  A. địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.                        B. địa hình cao nguyên xếp tầng.

  C. địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.                    D. địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Câu 7. Nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?

  A. Máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu.     B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

  C. Hàng nông, lâm, thủy sản đã chế biến.              D. Lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 8. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?

  A. Mangan, Crôm.             B. Apatit, pirit.             C. Crôm, pirit.              D. Than đá, dầu khí.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?

  A. Hầu như không tăng.                                          B. Dồi dào, tăng nhanh.

  C. Dồi dào, tăng chậm.                                           D. Tăng chậm, ít lao động.

Câu 10. Nước ta gồm có những loại rừng nào dưới đây?

  A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.

  B. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

  C. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng.

  D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

b) Kể tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò.

Câu 2 (2 điểm). Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN SO VỚI CẢ NƯỚC MỘT SỐ NĂM (Đơn vị: %)

Năm

Diện tích

Sản lượng

1995

2010

2020

1995

2010

2020

Tây Nguyên

79,0

96,7

89,4

85,7

92,9

93,0

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b) Rút ra những nhận xét cần thiết.

Câu 3 (2 điểm). Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁP

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

D

B

B

A

D

B

B

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

0,5

 

 

0,5

 

 

 

2

a) Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

- Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b) Nhận xét

- Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

- Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

- Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

-> Năng suất tăng.

1,0

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

3

- Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng được thể hiện ở các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế.

0,5

- Theo thành phần kinh tế: Nước ta có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

0,5

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,… Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.

0,5

- Ví dụ:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ba phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản.

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, sản xuất đường, rượu, nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sản xuất dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền,…

0,5

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thế mạnh về tự nhiên nào dưới đây đã tạo cho vùng Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?

  A. Có một mùa đông lạnh.                                       B. Đất phù sa màu mỡ.

  C. Nguồn nước mặt phong phú.                              D. Địa hình bằng phẳng.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Bắc Trung Bộ?

  A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển.         B. Vùng có vùng biển rộng lớn phía đông.

  C. Ở phía tây của vùng có đồi núi thấp.                 D. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.

Câu 3. Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

  A. Ninh Thuận, Bình Thuận.                                   B. Ninh Thuận, Phú Yên.

  C. Bình Thuận, Quảng Nam.                                  D. Phú Yên, Quảng Nam.

Câu 4. Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

  A. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.           B. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.

  C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.           D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.

Câu 5. Tỉnh nào dưới đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia?

  A. Kon Tum.                      B. Gia Lai.                    C. Đắk Lắk.                  D. Lâm Đồng

Câu 6. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào dưới đây?

  A. Góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

  B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

  C. Chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit.

  D. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

Câu 7. Ngành đường ống phát triển gắn với hoạt động sản xuất của ngành nào dưới đây?

  A. Công nghiệp sản xuất điện.                                B. Công nghiệp lọc nước.

  C. Công nghiệp khai thác than.                              D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 8. Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là

  A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

  B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

  D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Các nhà máy điện nào sau đây nằm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  A. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Ninh Bình.

  B. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cà Mau.

  C. Uông Bí, Cao Ngạn, Thủ Đức, Trà Nóc.

  D. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả.

Câu 10. Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của nước ta là

  A. Cần Thơ, Đà Nẵng.                                            B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

  C. Hà Nội, Hải Phòng.                                           D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

Câu 2 (3 điểm). Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

C

A

C

D

A

D

B

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

- Điều kiện thuận lợi:

+ Có vị trí địa lí đặc biệt thận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.

+ Có dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Trung tâm kính tế lớn của cả nước.

+ Có nhiều chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị…

+ Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước…

 

0,5

 

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

 

 

 

 

2

* Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam và các quốc lộ Đông - Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc - Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa - Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú => Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

+ Sông ngòi:  có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác nghề cá.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn, các khu kinh tế ven biển (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết) là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Vùng có nhiều di tích văn hóa - lịch sử: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Khó khăn

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+ Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống kinh tế - xã hội các dân tộc ở vùng núi phía Tây còn gặp nhiều khó khăn.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án đề số 21

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Giới hạn phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Dãy Tam Đảo       B. Dãy Con Voi

C. Dãy Tam Điệp       D. Dãy Bạch Mã

Câu 2: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là: (0,5 điểm)

A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

B. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.

C. Đắk Tô, Đắk Min, Di Linh.

D. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực miền núi, gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn

B. Chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn

D. Sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm

Câu 4: Các tỉnh Cực Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối chủ yếu do: (0,5 điểm)

A. Giao thông vận tải thuận lợi

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

C. Người dân giàu kinh nghiệm làm muối

D. Độ mặn của nước biển cao, thời tiết khô hạn

Câu 5: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là: (0,5 điểm)

A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. Người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6: Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là: (0,5 điểm)

A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.

B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.

C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng

D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Phần tự luận

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: (3,5 điểm)

a. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

b. Kể tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò

Câu 2: Cho bảng số liệu: (3,5 điểm)

TỈ LỆ (%) DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN

SO VỚI CẢ NƯỚC (CẢ NƯỚC = 100%)

Năm Diện tích Sản lượng
1995 2010 2014 1995 2010 2014
Tây Nguyên 79,0 96,7 89,4 85,7 92,9 93,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b. Rút ra những nhận xét cần thiết

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Bắc Trung Bộ có giới hạn phía bắc là dãy Tam Điệp, phía Nam là dãy Bạch Mã.

Chọn: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

Chọn: A.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Do sự phân hóa địa dình, đất đai nên hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực miền núi, gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

Chọn: C.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh Cực Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối do độ mặn của nước biển cao, thời tiết khô hạn do có số giờ nắng lớn, mưa ít thích hợp cho làm muối.

Chọn: D.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. Người Kinh sống dọc ven biển còn vùng gò đồi, vùng núi là nơi cư trú của người dân tộc ít người.

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Địa hình Tây Nguyên bao gồm nhiều cao nguyên bazan xếp tầng.

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng

Câu 2: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

   - Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

   - Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b. Nhận xét:

   - Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

→ Năng suất tăng.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!