TOP 20 đoạn văn ngắn kể về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện mà em được đọc (2024) hay nhất

1900.edu.vn giới thiệu các đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) kể về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện mà em được đọc đã được siêu tầm, chọn lọc. Những bài văn mẫu này sẽ là tài liệu rèn luyện cách viết văn miêu tả lớp 2 củng cố vốn từ cho các bài văn thêm sinh động. Mời các em và quý phụ huynh tham khảo bài viết sau:

Đề bài: Viết 4-5 câu về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện mà em đã được đọc.

Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong "Chiếc rễ đa tròn"

Mẫu số 1

(1) Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn đã kể về một lần trồng cây trong vườn nhà của Bác. (2) Chiếc cây ấy được Bác tự tay trồng nên từ một chiếc rễ đa. (3) Thay vì các trồng thông thường, Bác đã cuộn tròn chiếc rễ lại rồi buộc vào hai cái cọc, sau đó mới vùi đầu rễ xuống đất. (4) Nhờ vậy, khi lớn lên cây đa đã có hình vòng tròn, trở thành nơi vui chơi cho các em nhỏ khi đến thăm vườn Bác. (5) Điều đó cho thấy được tình thương của Bác dành cho các em thiếu nhi là vô cùng to lớn.

Mẫu số 2

(1) Khi đọc câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, em đã rất bất ngờ với hành động trồng cây đa của Bác Hồ. (2) Một chiếc rễ đa bình thường rụng xuống đất, đã được Bác trồng theo một cách đặc biệt. (3) Bác cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn, rồi buộc nó vào hai cái cọc để cố định, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. (4) Nhờ thế, chiếc rễ đa kia đã trở thành một cây đa hình tròn vô cùng kì lạ và thú vị cho các em thiếu nhi vui chơi. (5) Chính hành động ấy, đã giúp em cảm nhận được rằng lúc nào Bác cũng yêu quý và nghĩ cho các em nhỏ - mầm non tương lai của đất nước.

Mẫu số 3

(1) Ở vườn nhà Bác có một cây đa tròn đặc biệt do chính tay Bác trồng. (2) Lúc đầu nó chỉ là một nhánh rễ đa bình thường bị gió thổi bay xuống. (3) Nhưng qua đôi bàn tay sáng tạo của Bác, nó đã được cuộn tròn lại, buộc vào hai cái cọc nhỏ rồi trồng xuống đất. (4) Thế là, thay vì lớn lên thẳng đứng, vạm vỡ như mẹ, cây đa lớn lên với thân tròn như cái cổng vòm xinh xắn. (5) Nhờ hành động của Bác Hồ, cây đa đã trở thành nơi vui chơi yêu thích của các bạn thiếu nhi.

Mẫu số 4

(1) Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn đã kể về một việc làm vừa sáng tạo lại giàu tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các em thiếu nhi. (2 ) Đó chính là việc Bác tự mình trồng nên cây đa cho các bạn nhỏ khi đến thăm vườn Bác có chỗ để chơi. (3) Cây đa ấy được trồng từ một cái rễ con nhỏ bị gió thổi bay xuống. (4) Bác cuộn tròn nó lại, buộc hai đầu vào hai cái cọc, rồi đem trồng xuống đất. (5) Thời gian thấm thoắt thoi đưa, giờ cây, vòng rễ ấy đã lớn lên, trưởng thành cao lớn đẹp như cái vòm che khổng lồ cho các cháu vui chơi.

Mẫu số 5

(1) Trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, Bác Hồ đã tự tay trồng nên một cây đa vô cùng kì diệu. (2) Từ một chiếc rễ đa bị gió thổi bay, Bác đã cuộn tròn nó lại, sau đó mới đem đi trồng. (3) Hai đầu rễ của cây, bác buộc chắc vào hai cái cọc rồi mới vùi xuống đất. (4) Nhờ hành động ấy của Bác, mà sau này các em thiếu nhi đến thăm vườn Bác đã có một chiếc cổng tròn thú vị để vui chơi. (5) Qua hành động ấy, em cảm nhận được Bác là một người rất yêu thương các bạn thiếu nhi.

Mẫu số 6

(1) Trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, Bác Hồ đã tự tay trồng một cây đa hình tròn rất đặc biệt. (2) Hôm ấy, khi đang đi dạo, Bác đã nhặt được một chiếc rễ đa bị gió thổi bay. (3) Thế là Bác đã cuộn tròn chiếc rễ lại, cắm hai chiếc cọc xuống đất rồi buộc hai đầu rễ của cây vào. (4) Sau đó, Bác mới vùi hai đầu rễ xuống đất cho cây mọc lên sẽ có dáng tròn như một cánh cổng tròn tự nhiên. (5) Sáng kiến ấy của Bác đã tạo thành một trò chơi thú vị cho các bạn thiếu nhi đến thăm vườn Bác sau này.

Mẫu số 7

(1) Trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, Bác Hồ đã tự tay trồng nên một cây đa rất đặc biệt. (2) Cây đa ấy được trồng từ một chiếc rễ đa dài bị gió đêm làm rớt xuống đất. (3) Bác đã cuộn chiếc rễ ấy thành một vòng tròn, rồi cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, cuối cùng mới vùi hai đầu rễ xuống đất. (4) Nhờ hành động này của bác, mà nhiều năm sau khi các em thiếu nhi đến thăm vườn Bác đã có một nơi để chơi rất vui vẻ. (5) Từ đó, em cảm nhận được tình yêu thương dạt dào của Bác dành cho các em thiếu nhi.

Mẫu số 8

(1) Trong một buổi sáng sau đêm giông bão, Bác Hồ đã tự tay trồng nên một cây đa đặc biệt. (2) Cây đa đó được Bác trồng từ một đoạn rễ bị gãy của cây đa già. (3) Nhưng thay vì cách trông như bình thường, Bác đã cuộn tròn đoạn rễ lại rồi mới chôn hai đầu xuống đất. (4) Nhờ vậy mà sau này khi trưởng thành, chiếc rễ đã mọc thành một cây đa có dáng tròn như cái cổng vòm. (5) Bạn nhỏ nào đến vườn Bác chơi cũng thích thú với trò chui qua chui lại dưới mái vòm ấy.

Mẫu số 9

(1) Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn kể về lần Bác Hồ trồng một cây đa đặc biệt trong vườn nhà. (2) Cây đa ấy vốn là một đoạn rễ dài của cây đa già bị mưa gió làm gãy rụng. (3) Bác Hồ đã nhặt được nó khi đi thể dục, và quyết định trồng lại bằng một cách sáng tạo hơn. (4) Bác cuốn vòng sợi rễ, sau đó cố định hai đầu vào hai chiếc cọc rồi vùi xuống đất. (5) Nhờ vậy mà vườn nhà Bác có một cây đa vòng tròn để các bạn thiếu nhi vui chơi.

Mẫu số 10

Bác Hồ nhặt lên chiếc rễ đa lên. Sau khi suy nghĩ một lát, Bác bảo chú lính cần vụ cuộn chiếc rễ đa lại và trồng xuống đất để nó tiếp tục phát triển. Khi thấy chú lính cần vụ làm chưa đúng, Bác đã tự tay cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn, rồi cùng chú cần vụ buộc nó vào hai cái cọc, và vùi hai đầu rễ xuống đất một cách tỉ mỉ.

Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn

Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong Cùng Bác qua suối"

Mẫu số 1

"Bác Hồ" là tên gọi thân mật và quen thuộc của người cả nước về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Cùng bác qua suối" em được chị gái kể cho là một câu chuyện ngắn nhưng mang đến cho bé những kiến thức về cuộc sống của Bác Hồ, cách mà Bác Hồ chăm sóc sức khỏe của mình bằng việc tắm suối, nói chuyện và chơi với trẻ em. Điều đó cho thấy tình cảm của Bác dành cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, là rất to lớn và tử tế. Vì vậy, chúng ta cũng nên học tập và hành động theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành những người có tình cảm và trách nhiệm với xã hội.

Mẫu số 2

Em được ông nội  kể cho câu chuyện "Cùng Bác qua suối" về Bác Hồ. Trong chuyến đi lội suối vất vả này, Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần đó!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cần thận!”. Khi sự cố xảy ra Bác đã có chuẩn bị nên Bác vượt qua dễ dàng và rút ra ngay được nguyên nhân dẫn đến sự việc. Bác rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau. Bác quả là một vị lãnh tụ yêu nước thương dân.

Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:

TOP 20 đoạn văn mẫu tả quê hương em hay, ngắn gọn nhất

TOP 20 đoạn văn ngắn kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường

...

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!