Nhận xét về nội dung và hình thức của đoạn trích trong Nguyễn Trãi - Về tác gia tác phẩm
Đề bài: Nêu nhận xét của em về nội dung và hình thức của đoạn trích trong "Nguyễn Trãi - Về tác gia tác phẩm" - trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 (trình bày trong khoảng 8 – 10 dòng).
Một số bài mẫu hay: Nhận xét về nội dung và hình thức của đoạn trích trong Nguyễn Trãi - Về tác gia tác phẩm
Mẫu số 1
6
Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc..
Mẫu số 2
Đoạn trích trong “Nguyễn Trãi – về tác gia và tác phẩm” của Bùi Duy Tân đã đem đến cho bạn đọc những nhận thức mới mẻ về thơ văn Nguyễn Trãi. Đoạn văn đã đưa ra những bàn luận sâu sắc về ngòi bút chiến đấu của Nguyễn Trãi trong thơ văn. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc… Bằng cách lập luận chặt chẽ cùng những dẫn chứng thuyết phục, tác giả Bùi Duy Tân đã thành công làm nổi bật được tài năng của Nguyễn Trãi trong văn chính luận.
Mẫu số 3
Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc...
Mẫu số 4
Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc, Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập “có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hung khí của những năm “đoạt sáo, cầm Hổ", trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những năm tháng “Bình Ngô phục quốc". Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã dùng trí mưu để phân tích thời – thế – lực nhằm chứng minh ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Nguyễn Trãi đã vận dụng đạo lí lên án vua quan triều Minh về tội ác xâm lược, dối trá, tàn bạo,... tuyên dương nghĩa quân về việc làm chính nghĩa, quang minh chính đại, trung thực, khoan hồng,... Sức mạnh chiến đấu của văn chính luận Nguyễn Trãi là sức mạnh của chiến lược “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo", của sự ưu thắng khi phân tích về thời – thế – lực. Từ nhu cầu “tâm công" và từ nhận thức về tính năng chiến đấu của văn chương, với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng, trên những điểm căn bản và tuân theo một sách lược linh hoạt, Nguyễn Trãi đã viết thư giảng cho địch những đòn tới tấp, đánh cho kẻ địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Chiến đấu là tính đặc thù của văn chính luận dân tộc. Nhưng chiến đấu ngoan cường, trực diện, tập trung, thường xuyên và có hiệu quả cao, xuất phát từ trí tuệ nhạy bén, tình cảm chân thành và nhất là từ ý thức dùng văn chương làm vũ khí “mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao" (Phạm Văn Đồng), thì chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận Nguyễn Trãi.
Xem thêm các bài văn mẫu 10 cánh diều khác :
Phân tích nhân vật Trương Phi và Quan Công
Cảm nhận đoạn thơ: Sáng mát trong như sáng năm xưa
Phân tích một vấn đề xã hội có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm đã học