TOP 18 Bài văn Phân tích nhân vật Võ Tòng (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng gồm 18 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem

Phân tích nhân vật Võ Tòng

Đề bài: Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" (trích tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam") của nhà văn Đoàn Giỏi.

Dàn ý: Phân tích nhân vật Võ Tòng

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai? Nhân vật ấy là người thế nào?...)

Thân bài:

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

+ Lai lịch: Chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu.

+ Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…

+ Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ phá hoại gia đình mình, chỉ ngửa mặt cười lớn rồi vào rừng làm nghề săn bẫy thú;…

+ Hành động và việc làm:

- Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng.

Kết bài

Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là một con người như thế nào?)

- Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay

Một số bài văn mẫu hay: Phân tích nhân vật Võ Tòng 

Mẫu số 1

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. Đó chính là những tấm gương lớn, nhắc nhở em về thái độ trân trọng, biết ơn cuộc sống hòa bình ấm no mà mình đang được hưởng, đồng thời phải ra sức cố gắng để cống hiến, đáp đền những hi sinh oanh liệt ấy.

TOP 10 mẫu Phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng hay nhất (ảnh 1)

Mẫu số 2

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ. 

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết

Mẫu số 3

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” được coi là một tiểu thuyết xuất sắc viết về thiên nhiên và con người vùng sông nước miền Tây. Đặc biệt là đoạn trích “Người đàn ông giữa rừng” đã làm nổi bật lên hình ảnh những con người giản dị, chất phác nhưng dũng cảm. Trong đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Võ Tòng.

 Nhân vật Võ Tòng là một người có ngoại hình cao lớn và kì lạ. “Chú cởi trần, mắc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần của lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ!” Qua lời kể của cậu bé An trong truyện, ta thấy nhân vật Võ Tòng là một người rất thằng tính, xuề xòa và không coi trọng hình thức. Đó là biểu hiện cho sự chân chất, thật thà của người dân miền Tây.

Không chỉ vậy, chú còn là một người rất bất hạnh. Không ai biết Võ Tòng tên là gì, đến từ đâu, họ chỉ biết mấy năm về trước gã một mình bơi chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ. Chú sống đơn độc một mình. Là một người dụng cảm, không sợ sệt và dám đương đầu với thú dữ. Trước kia, chú cũng có gia đình đàng hoàng nhưng vì đánh tên địa chủ, hú bị bắt đi tù. Sau khi ra tù, chị vợ hắn đã là vợ lẽ của gã địa chủ kia và con trai của chú. Sau đó chú bỏ vào rừng, làm nghề săn thú nguy hiểm. Tình cảnh đó gợi cho người đọc một niềm cảm thông về một con người cô đơn, bất hạnh nhưng không sợ trời, không sợ đất, luôn thẳng thắn và là một người tử tế, dám làm dám chịu.

Chú Võ Tòng còn là một người tốt bụng, có tình nghĩa. Chú là một người chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề để ý đến chuyện người ta có đền đáp mình hay không. Chú rất yêu quý tía nuôi của An và thường gọi bằng cái tên thân mật “anh Hai”. Chi tiết trao con dao găm và cánh nỏ của chú Võ Tòng cho anh Hai thể hiện sự có tình nghĩa, giúp đỡ người khác của nhân vật Võ Tòng. Trong thời buổi loạn lạc, ai cũng lo sợ bọn giặc Pháp vậy mà chú lại trao vũ khí cho người khác để bảo vệ họ thay vì mình. Điều đó thể hiện tinh thần quả cảm, gan dạ và tấm lòng lương thiện của chú Võ Tòng.

Như vậy, ta thấy, đây là một nhân vật tuy bất hạnh nhưng vẫn mang trong mình bản tính lương thiện, tinh thần quả cảm đầy gan dạ của một người đàn ông to lớn giữa thời buổi loạn lạc. Qua đó, em càng cảm thấy ngưỡng mộ và khâm phục tính cách của nhân vật này hơn.

Mẫu số 4

Trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, có một nhân vật tính cách phóng khoáng, trượng nghĩa, lại pha lẫn chút ngang tàng, bụi bặm. Đó là Võ Tòng, một nhân vật cùng tên với nhân vật trong Thủy hử của Thi Nại Am. Võ Tòng trong Đất rừng phương Nam đã để lại trong tôi những ấn tượng, tình cảm sâu sắc.

Có thể nói chú Võ Tòng là một người thành thật, khảng khái, tốt bụng, có chút liều lĩnh, ngang tàng ẩn trong một hình hài hung dữ. Người đọc hẳn sẽ còn nhớ hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ của chú Võ Tòng. Đây chính là cái tích để người ta gọi chú là Võ Tòng giống như nhân vật trong Thủy hử. Bởi Võ Tòng trong Thủy hử là một người vô cùng khỏe mạnh, đã tay đôi đấu với hổ và giành chiến thắng. Việc đánh hổ cho thấy Võ Tòng dù là nhân vật trong tác phẩm nào cũng có một sức mạnh thật phi thường và một bản lĩnh hiếm có. Riêng với Võ Tòng trong Đất rừng phương Nam, sức mạnh thể lực và bản lĩnh ấy đã được thể hiện bằng hàng sẹo dài có phần hung dữ.

Vẻ bề ngoài tưởng như hung dữ của Võ Tòng lại ẩn chứa bên trong là một con người có lòng tốt bụng, thành thật, gần gũi. Điều này được thể hiện qua cách ăn mặc, ngôn ngữ, hành động và suy nghĩ của nhân vật. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là một người gần gũi, tốt tính, hào phóng. Chú ăn mặc dân dã, cởi trần, mặc chiếc quần ka ki nhưng đã lâu không giặt. Chú nói với An theo lối trêu đùa, vui vẻ; hứa với An sẽ sẵn một con heo hoặc nai cho cậu. Đặc biệt, tôi ấn tượng với chi tiết chú Võ Tòng lấy miếng khô nai to nhất đưa cho An để cậu nhai cho đỡ buồn miệng. Tại sao phải là miếng khô nai to nhất mà không phải một miếng khô nai nào khác? Đó là vì chú Võ Tòng quan tâm, quý mến An và cũng là sự hào phóng, tốt bụng của chú.

Sự thành thật của chú Võ Tòng được thể hiện qua hai chi tiết. Đó là khi chú giết chết địa chủ và tự đi đầu thú và dân làng đều quý chú vì sự thành thật, chân chất của chú. Chỉ với hai chi tiết này thôi, chú Võ Tòng đã hiện lên là một người đáng tin tưởng, đáng để nhận được sự tôn trọng, quý mến mà không phải là sự sợ hãi ban đầu khi nhìn thấy hàng sẹo dài chạy từ thái dương xuống cổ.

Chú Võ Tòng dễ gần, dễ mến còn bởi chú là một người có suy nghĩ thấu đáo, chu toàn. Chú đã chia cho bác Hai những mũi tên mà chú đã chuẩn bị, tẩm thuốc độc để giết lũ giặc Pháp. Nhưng chú lại không nói điều đó với má nuôi của An - vợ của bác Hai vì sợ má An ngăn trở công việc, sợ rằng má An sẽ cảm thấy sợ hãi. Chính cái im ỉm, không nói với má của An đã cho thấy chú Võ Tòng là một người có suy nghĩ thấu đáo. Cũng ở chi tiết này, người đọc còn thấy được một phầm chất đáng quý của chú Võ Tòng như bao nhiêu người Việt Nam khác. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, căm thù lũ giặc xâm lược. Chẳng vậy mà chú Võ Tòng đã tẩm thuốc độc vào những mũi tên để chuẩn bị đi hạ những tên lính giặc.

Như vậy, có thể thấy, chú Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi là một nhân vật có vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật Võ Tòng như vậy đã đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm. Đọc Đất rừng phương Nam, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên Nam Bộ, được chiêm ngưỡng sự hiểu biết và tài năng trong lối viết của Đoàn Giỏi, và còn thấy được vẻ đẹp của con người Nam Bộ. Vẻ đẹp ấy vẫn là một sức hấp dẫn với thế hệ trẻ hôm nay.

Mẫu số 5

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật Võ Tòng.

Nhân vật này được khắc họa qua lời kể của cậu bé An trong tình huống theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng. Trước tiên, về tên tuổi, không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Về ngoại hình, chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi. Sau khi đi ở tù về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Ở trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng mọi người đều quý mến chú bởi tính tình chất phác, thật thà, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nghĩ đến chuyện nhận được đền đáp.

Võ Tòng cũng là một người gan dạ, giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Không chỉ vậy, chú còn

Như vậy, nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật này đã đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

Mẫu số 6

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa hình ảnh Võ Tòng - một nhân vật có tính cách phóng khoáng, trượng nghĩa, lại có chút ngang tàng, bụi bặm.

Tên gọi Võ Tòng, gợi nhắc đến nhân vật cùng tên trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thủy hử” của tác giả Thi Nại Am. Trong đoạn trích “Đi lấy mật” cũng có đoạn giải thích về nguồn gốc của cái tên Võ Tòng. Người dân trong vùng không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì. Họ chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ, đây chính là cái tích để người dân vùng này gọi chú là với cái tên Võ Tòng. Bởi lẽ, Võ Tòng trong “Thủy hử” là một người khỏe mạnh, đã tay đôi đấu với hổ và giành chiến thắng. Việc đánh hổ cho thấy Võ Tòng dù là nhân vật trong tác phẩm nào cũng có một sức mạnh thật phi thường và một bản lĩnh hiếm có.

Vẻ bề ngoài của Võ Tòng gợi ra một con người hung dữ, nhưng nét tính cách lại tốt bụng, chất phác. Trong mắt của An, chú Võ Tòng là một người gần gũi, tốt tính, hào phóng. Cách ăn mặc rất dân dã: cởi trần, mặc chiếc quần kaki nhưng đã lâu không giặt. Cách nói chuyện hài hước, gần gũi.

Cuộc đời của Võ Tòng phải chịu nhiều đau thương. Từng có một gia đình hạnh phúc, có vợ đẹp với đứa con chưa chào đời. Nhưng vì một chuyện hiểu lầm, Võ Tòng rơi vào cảnh tù tội. Đến khi trở về, vợ đã lấy người khác, còn đứa con chưa kịp chào đời đã chết. Túng quẫn, chú bỏ làng đi, sống một mình trong rừng. Tuy vẻ bề ngoài kì dị, nhưng người ta mến chú vì tính cách.

Võ Tòng còn là một người có suy nghĩ thấu đáo, chu toàn. Chú đã chia cho tía nuôi của An những mũi tên mà chú đã chuẩn bị, tẩm thuốc độc để giết lũ giặc Pháp. Chú Võ Tòng như bao nhiêu người Việt Nam khác, cũng có tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù lũ giặc xâm lược.

Như vậy, chú Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi là một nhân vật có vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Nhân vật này chính là đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

Mẫu số 7

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.

Một lần, tía nuôi của An đã đưa cậu và thằng Cò đến thăm Võ Tòng. Qua con mặt của An, nhân vật này hiện lên là người đàn ông hiền lành, chất phác. Người dân trong vùng không biết tên thật của Võ Tòng. Họ chỉ biết rằng nhiều năm trước, Võ Tòng đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Kể từ đó, người ta gọi chú là Võ Tòng.

Sống trong rừng sâu, cách ăn mặc của chú cũng rất đơn giản. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Khác với vẻ ngoài là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của chú đã trải qua nhiều cay đắng. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Hành động này thể hiện được bản chất thật thà, dũng cảm của Võ Tòng.

Ở tù về, Võ Tòng nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết. Chú liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống một mình. Dù vậy, chú vẫn hay giúp đỡ mọi người. Võ Tòng còn là một con người giàu lòng yêu nước. Chú đã chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để đánh giặc Pháp. Chú đã kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chú chia những mũi tên cho tía nuôi của An - một con người mà chú hết sức yêu mến và tin tưởng để ông sử dụng khi gặp kẻ thù.

Có thể khẳng định, nhân vật Võ Tòng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người Nam Bộ: phóng khoáng, gan dạ, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước nồng nàn.

Mẫu số 8

Nhân vật Võ Tòng xuất hiện trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam). Đây là một con người đặc biệt với những nét tính cách gợi tiêu biểu của con người Nam Bộ.

Theo lời kể của cậu bé An, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán ở đâu. Cái tên “Võ Tòng” mà mọi người vẫn gọi xuất phát từ việc chú một mình đã giết chết hơn hai mươi con hổ, giống với nhân vật trong một sự tích của truyện Tàu. Ngoại hình của chú hiện lên với vẻ khá kỳ dị, khác người Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào.

Cuộc đời của chú Võ Tòng cũng phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc như bao người. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Sau này, khi ở tù về, nghe tin con trai đã mất, vợ lấy người khác, chú đã bỏ làng đi.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng sống một mình, không nghĩ ngợi đến người đàn bà nào nữa. Trái với vẻ bề ngoài kì dị, chú có một tấm lòng lương thiện, hiền lành. Chú luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Điều đó khiến ai cũng quý mến.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Nhân vật Võ Tòng là hình ảnh đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Họ cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hy sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời.

Mẫu số 9

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Võ Tòng.

Qua lời kể của nhân vật “tôi” - cậu bé An, nhân vật Võ Tòng hiện lên với đầy đủ nét ngoại hình, tính cách. Không ai biết tên tuổi, quê quán của chú là gì. Mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Mọi người vẫn truyền nhau kể lại cái sự tích một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Cái tên Võ Tòng có lẽ cũng có nguồn gốc từ đó.

Ngoại hình của Võ Tòng hiện lên với nét kì hình dị tướng. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ của chú là một người đàn bà xinh xắn. Chú hết mực yêu thương vợ của mình. Lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Chú một mực minh oan, nhưng tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh mắng chú. Võ Tòng đã khiến hắn bị thương. Nhưng chú không chạy trốn mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi.

Ở tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai đã mất. Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Dù vẻ ngoài khác người, nhưng chú lại có tính tình chất phác, thật thà và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Ai cũng đều yêu mến và trân trọng chú.

Trong đoạn trích, nhân vật này còn hiện lên với tính cách gan dạ, giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua cuộc trò chuyện của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng.

Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp của người dân Nam Bộ.

Mẫu số 10

Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của nhà văn Đoàn Giỏi mà em được học ở bài 1 chương trình Ngữ Văn 7 đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Võ Tòng - nhân vật chính trong truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

Chú Võ Tòng là một người gan dạ, dũng cảm, điều đó được thể hiện thông qua hành động giết con hổ chúa. Em có thể hình dung được rất sinh động cuộc vật lộn của nhân vật Võ Tòng và con hổ chúa thoogn qua những lời miêu tả chi tiết của nhà văn Đoàn Giỏi. Thông qua những miêu tả về ngoại hình của nhân vật "Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;… Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt." đã giúp thể hiện sự phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ của nhân vật Võ Tòng ngay từ ngoại hình.

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết

Mẫu số 11

Võ Tòng là nhân vật chính trong tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. Võ Tòng là người gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ; có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Đây là nhân vật đại diện cho con người ở Nam bộ.

Theo lời kể của nhân vật "tôi", chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Hình dáng bên ngoài của chú khiến cho những người mới gặp lần đầu cảm thấy sợ hãi, nhưng khi đã quen sẽ cảm thấy gần gũi, thân thiết bởi tính cách phóng khoáng của chú.

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Chú bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Nhân vật Võ Tòng chính là đại diện tiêu biểu cho người dân Nam Bộ. Những con người cần cù chất phác, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết.

Mẫu số 12

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ, đậm tình Cửu Long.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. Đó chính là những tấm gương lớn, nhắc nhở em về thái độ trân trọng, biết ơn cuộc sống hòa bình ấm no mà mình đang được hưởng, đồng thời phải ra sức cố gắng để cống hiến, đáp đền những hi sinh oanh liệt ấy.

Mẫu số 13

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” là đoạn trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng. Đoạn trích kể về việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng. Trong cuộc gặp đó Võ Tòng kể cho hai cha con An về việc giết hổ, giết tên địa chủ và hành động Võ Tòng làm mũi tên tẩm độc trao cho ông Hai. Qua hình ảnh nhân vật Võ Tòng, ta cảm nhận rõ hơn những phẩm chất của con người Nam Bộ nơi đó.

Ngay từ nhan đề, “Người đàn ông cô độc giữa rừng gợi cho em suy nghĩ về người đàn ông sống giữa rừng hoang vu hẻo lánh, sống cuộc sống cô độc, lạnh lẽo và hình hài có phần dị dạng. Cũng bởi vì bên trong văn bản, bằng lời kể em có thể hình dung được Võ Tòng hiện lên là người có thân hình vạm vỡ, tóc dài, khuôn vặt chữ điền, có vết sẹo dài từ thái dương xuống cổ; chú có ngước da ngăm đen khỏe mạnh; giọng nói của chú trầm và rõ ràng. Đồng thời em cũng thấy được Võ Tòng là một con người nghĩa hiệp, bản lĩnh và yêu nước.

Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện như nơi ở, cách ăn mặc, lời nói (cách tiếp đãi khách), hành động (giết hổ, giết địa chủ, làm mũi tên). Những chi tiết về nhà cửa (lều, cái bếp cà ràng, nồi đất, ngồi bằng gộc cây…), cách ăn mặc (cởi trần, mặc quần kaki mới thắt xanh-tuya-rông, bên hông lủng lẳng lưỡi lê) và tiếp khách (chai rượu vơi và đĩa khô, xưng hô chú em) gợi cho người đọc nhiều ấn tượng về chú Võ Tòng có đôi chút cảm tình xen lẫn với ngạc nhiên hơi buồn cười. Cách uống rượu của Võ Tòng trong mắt An: “rót rượu ra bát, uống một ngụm, trao bát sang cho tía nuôi tôi” khiến nhân vật này hiện lên tuy xù xì, chất phác nhưng lại uống rượu từ tốn, có chút thận trọng nhưng cũng hết sức gần gũi. Lời nói của Võ Tòng với tía nuôi “tôi” là sự so sánh giữa con dao găm, cánh nỏ với cái súng của bọn giặc. Võ Tòng cho rằng súng dở lắm, kêu ầm ĩ và cầm súng là nhát gan vì ở xa cũng bắn được mà. Còn cầm dao và nỏ thì tách một tiếng không ai hay biết. Qua đây người đọc thấy được khí phách kiên cường, bản lĩnh gan dạ dũng cảm của nhân vật Võ Tòng.

Chuyện Võ Tòng giết hổ gợi cho người đọc một nhân vật có sức mạnh phi thường, tính cách khẳng khái, trượng nghĩa hào hiệp. Tuy nhiên hành động đó cũng hé mở cho người đọc một cuộc đời nhiều sóng gió của nhân vật. Hành vi chống trả tên địa chủ với việc đánh hổ của Võ Tòng có nhiều điểm giống nhau, giống về nguyên nhân chính là từ cái ác đều tự tìm đến với nhân vật: “gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào”; “tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn”. Nếu xét về về hành động tiêu diệt cái ác là nhân vật thẳng tay trừng trị cái ác: “gã vớ luôn cái mác…đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa”; “nhát dao chém trả vào mặt…nằm gục xuống vũng máu” cũng có nét tương đồng. Hay kết quả là cái ác bị tiêu diệt “con hổ lộn vòng rơi xuống đất”, tên địa chủ “nằm gục xuống vũng máu”. Và nhân vật Võ Tòng cũng nhận lại kết quả đau đớn theo suốt quãng đường đời còn lại là “hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ”, bị tù mười năm và đứa con trai độc nhất đã chết khi gã còn trong tù. Đây cũng là những điểm vô cùng tương đồng, thú vị.

Qua văn bản, em hiểu thêm về con người của vùng đất phương Nam, họ chất phác với những nét sắc sảo lạ lùng: ông Hai và Võ Tòng đều không có đất, quanh năm ở đợ, làm thuê cho địa chủ, bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ, họ đã đánh trả và bị tù, chỗ khác nhau là ông Hai bắt rắn đã trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Một con thuyền nhỏ, hai vợ chồng, thằng con trai và con chó Luốc đi lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu…còn Võ Tòng một thân một mình trốn vào sâu trong rừng U Minh….

Đặc biệt, chi tiết Võ Tòng giết hổ để lại ấn tượng mạnh bởi đây là một hình ảnh đẹp; hình ảnh đó cho thấy sức mạnh phi thường của con người, con người đủ khả năng chống trọi lại mọi khó khan khắc nghiệt của tự nhiên để bảo vệ bản thân. Đồng thời hình ảnh đó cũng cho em thấy được tinh thần tự vệ cao của con người Việt Nam.

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thể hiện rõ nét những nét đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ vừa chân thật, khẳng khái nhưng hết sức tình cảm và hồn hậu. Điều đó được thể hiện rõ nét qua nhân vật Võ Tòng.

Mẫu số 14

Nếu chưa từng có cơ hội đến với Nam Bộ, chúng ta có thể thử phiêu lưu vào một tác phẩm viết về miền Tây Nam Bộ sẽ có thể cảm nhận như thật và như chính bản thân trải nghiệm, không tác phẩm nào khác chính là “Đất Rừng Phương Nam” đã thể hiện rõ ràng tinh thần cách mạng bất khuất của người dân Nam Bộ đã đứng lên cầm súng đấu tranh chống lại thực dân Pháp và nuôi dưỡng cho các chiến sỹ cách mạng. Tiểu thuyết cho chúng ta được phiêu lưu qua vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của Nam Bộ và phong tục tập quán, tinh thần cách mạng của người dân nơi đây qua từng câu chữ mà nhà văn Đoàn Giỏi đã gửi gắm trong tác phẩm con cưng của mình. Qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, ta thấy được một khía cạnh khác về hình ảnh con người Nam Bộ.

Trong đoạn trích, đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện sau: lời kể của dân làng, qua cách ăn mặc, hành động thái độ khi tiếp khách của chú.

Theo hình dung của em, chú Võ Tòng là một người cao lớn, chất phác. Chú rất dũng cảm, dễ mến, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nề hà khó khăn nặng nhọc. Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách… gợi lên ấn tượng về chú Theo hình dung của em, chú Võ Tòng là một người cao lớn, chất phác. Chú rất dũng cảm, dễ mến, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nề hà khó khăn nặng nhọc. Cách tiếp khách của chú cho thấy chú là một người chất phác, hào sảng, trọng tình trọng nghĩa.

Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược và việc đánh hổ cho thấy chú Võ Tòng là một người đàn ông gan dạ, chính trực. Chú không sợ hiểm nguy cũng không nao núng trước cường quyền. Sau khi gây án, nhân vật cũng không luồn cúi trốn chạy mà trực tiếp đến nhà việc chịu tội.

Không chỉ như vậy câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện sự trân trọng, nghĩa tình. Văn bản đã thành công trong việc miêu tả nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng nhiều ngôi kể và những tình tiết đặc sắc. Đó là ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" của nhân vật An, và ngôi kể thứ ba của người kể chuyện. Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác, thật thà hồn nhiên được tác giả thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật, tiêu biểu là nhân vật chú Võ Tòng. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc.

Mẫu số 15

Trong văn bản " Người đàn ông cô độc gữa rừng" nhân vật Võ Tòng là người mà chúng ta thấy rằng rất nổi bật. Trong cuộc gặp đó Võ Tòng kể cho hai cha con An về việc giết hổ, giết tên địa chủ và hành động Võ Tòng làm mũi tên tẩm độc trao cho ông Hai. Chú Võ Tòng khi gặp lần đầu tiên thấy chút có đôi chút thiện cảm, chân chất, nhưng cũng có sự ngạc nhiên và hơi buồn cười. Nhưng qua câu chuyện chú Võ Tòng giết hổ thấy được sức mạnh phi thường, tính cách khẳng khái, trượng nghĩa hào hiệp. Cũng chính vì tính cách đó mà chú đã gặp không ít sóng gió trong cuộc đời. Nhân vật Võ Tòng không chỉ thể hiện qua hành động mà còn có lời nói của chú nữa. Sự so sánh giữa con dao găm, cánh nỏ với cái súng của bọn giặc. Võ Tòng cho rằng súng dở lắm, kêu ầm ĩ và cầm súng là nhát gan vì ở xa cũng bắn được mà. Còn cầm dao và nỏ thì tách một tiếng không ai hay biết. Thấy phách kiên cường, bản lĩnh gan dạ dũng cảm của nhân vật Võ Tòng.

Mẫu số 16

Chú Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng là một người mạnh mẽ, dũng cảm, có lòng yêu nước nhưng lại chịu cuộc đời bất hạnh. Chú được người ta nhắc đến với hình ảnh quen thuộc khi chú giết chết con hổ chúa hung bạo, chủ đầy mạnh mẽ với đôi mắt sắc lẹm, cởi trần, mặc chiếc quần kaki cũ, bên hông treo lủng lằng lưỡi lê... Chú mạnh mẽ, oai hùng như một người chiến sĩ. Nhưng đằng sau vẻ rắn rỏi, cô độc ấy là cả một cuộc đời bất hạnh. Trước đây,chú cũng có vợ, vợ chú xinh xắn hiền lành.Chú cũng có gia đình hạnh phúc của mình nhưng chỉ vì một lần đi lấy măng cho vợ, chú bị tên địa chủ vu vạ ăn trộm, đánh lại thì bị vu oan phải vào tù. Người vợ của chủ bị ép làm vợ lẽ cho chính tên địa chủ kia, thậm chí đứa con chưa biết mặt đã chết khi chú ngồi trong tù. Người thanh niên trẻ chỉ vì bị oan mà bị tan vỡ gia đình hạnh phúc, để lại nỗi đau không thể xoá nhoà. Kể từ đó, chủ bỏ làng vào rừng sống cô độc. Nhưng không vì thế mà chú ghét làng, ghét nước. Trong lòng người cô độc ấy lại ẩn chứa lòng yêu nước sâu sắc, bền bỉ. Chú cũng ghét cái ác, cũng đấu tranh vì mình chống lại địa chủ. Cũng dũng cảm nhận tội lỗi. Và đặc biệt hơn, chú sẵn sàng, dũng cảm làm nỏ thuốc để cho ông Hai bắn quân giặc. Chú Võ Tòng là một nhân vật cô độc có số phận bất hạnh nhưng lại chứa đầy tinh thần dân tộc và nhiều đức tính đáng quý.

Mẫu số 17

"Đất rừng phương Nam" là một sáng tác tiêu biểu của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm không chỉ mở ra bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của mảnh đất phương Nam mà còn tái hiện chân thực vẻ đẹp con người nơi đây. Họ đều là những người dân thuần hậu, chất phác, giàu tình cảm và rất dũng cảm. Các đức tính tốt đẹp này còn được khắc họa một cách rõ nét qua nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng".

Thông qua lời miêu tả của "tôi", chú Võ Tòng thường không mặc áo, chỉ mặc một chiếc quần "cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt". Chú còn trang bị một lưỡi lê, đeo nó ở bên hông. Đặc biệt, trên người chú Võ Tòng xăm rất nhiều chữ bùa màu xanh lè. Khuôn mặt hiền hậu còn có một hàng sẹo dài chạy từ thái dương xuống cổ. Như vậy, chỉ với vài nét phác họa, tác giả đã mang đến cho người đọc những hình dung cụ thể về người đàn ông phóng khoáng, mạnh mẽ.

Thế nhưng, đằng sau vẻ bề ngoài "kì hình dị tướng" lại là một Võ Tòng hiền hậu, lương thiện và chất phác. Khi trò chuyện với chú bé An, chú luôn nhẹ nhàng, thân mật hỏi thăm "Ngồi xuống đây, chú em". Chú còn tinh tế chọn ra một thỏi thịt khô nướng lớn nhất cho "tôi". Đối với tía nuôi của An, chú tỏ ra tôn trọng, giữ đúng lễ độ nhưng không làm mất đi sự thân mật "Phải không anh Hai?". Không chỉ vậy, với những người xung quanh, chú luôn ân cần giúp đỡ mà không nghĩ tới chuyện báo đáp. Vì thế, ai ai "cũng mến gã ở cái tính tình chất phác, thật thà". Bên cạnh đó, chú Võ Tòng còn là một người vô vùng can trường, dũng cảm. Giây phút thấy con hổ chúa từ sân phóng vào nhà, chồm lên người mình, chú Võ Tòng không hề run sợ hay nao núng. Chú nhanh nhẹn cầm lấy cái mác bên người, trực tiếp đâm thẳng vào hàm dưới con hổ. Bằng sự nhanh trí, dứt khoát, chú đã thành công hạ gục nó. Quay ngược về quá khứ, khi thấy tên địa chủ có những lời nói, hành động ngang ngược, không phân rõ đúng sai phải trái, chú Võ Tòng đã quyết liệt dùng nhát dao chém trả. Đứng trước quyền thế, chú chẳng lấy làm lo lắng mà can đảm đối mặt. Cuối cùng, bản lĩnh nam nhi không cho phép chú Võ Tòng hèn nhát. Thay vì nghĩ tới việc trốn chạy, chú đã "đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bó tay chịu tội".

Có thể thấy, nhân vật Võ Tòng hiện lên thật chân thực với bao phẩm chất cao đẹp. Con người chú luôn sáng ngời sự chất phác, thật thà, hiền lành. Thấy chuyện bất bình hay hiểm nguy, chú không lo sợ mà dũng cảm đối diện.

Bằng việc sử dụng kết hợp ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, nhà văn đã khắc họa nhân vật Võ Tòng một cách toàn diện, cụ thể. Ngoài ra, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ cũng góp phần miêu tả sắc nét hình ảnh người đàn ông phóng khoáng, khí phách, sống lẻ loi nơi rừng sâu.

Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" chắc chắn sẽ mãi in sâu trong lòng độc giả bởi những vẻ đẹp đức tính, phẩm chất. Nhân vật cũng chính là đại diện cho người dân Nam Bộ thuần hậu, tốt bụng.

Mẫu số 18

Đoàn Giỏi là nhà văn quân đội trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tên tuổi của ông gắn liền với tiểu thuyết nổi tiếng "Đất rừng phương Nam". Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt, đến với đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng", chúng ta sẽ thấy được những đức tính tốt đẹp của con người phương Nam thông qua nhân vật Võ Tòng.

Từ đôi mắt trẻ thơ của cậu bé An, Võ Tòng hiện lên với vẻ phong trần, bụi bặm. Chú Võ Tòng có một thân hình cường tráng, luôn cởi trần, chỉ mặc một chiếc quần kaki còn mới nhưng lâu không giặt, bên hông đeo lủng lẳng chiếc lưỡi lê. Nổi bật nhất là vết sẹo dài trên mặt "một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ". Tất cả các chi tiết trên đã gợi cho người đọc ấn tượng về một người đàn ông "kì hình dị tướng". Thế nhưng, vẻ ngoài có chút bặm trợn ấy không làm người khác ghê sợ mà còn tạo thiện cảm với cậu bé An "có đôi chút cảm tình với ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy".

Song, trái ngược với diện mạo kì lạ lại là những nét đẹp về tính cách, tâm hồn trong con người Võ Tòng. Khi trò chuyện với An, chú Võ Tòng đã có lời nói hết sức gần gũi, thân thiện và vui vẻ. Chú gọi An là "chú em", xưng hô thân mật "qua" hoặc "chú". Bên cạnh đó, khi trao đổi với tía nuôi của An, chú luôn giữ lễ phép, tôn trọng nhưng không đánh mất sự thân thiết "Phải không anh Hai?".

Chú Võ Tòng còn là một người vô cùng dũng cảm. Giây phút con hổ nhảy chồm lên người, chú không hề hoảng sợ, lo lắng mà bình tĩnh xử lí mọi chuyện. Chú giữ nguyên tư thế nằm ngửa, với lấy cái mác bên người rồi đâm thẳng vào hàm dưới của con hổ. Đó còn là lúc chú "nhẹ nhàng" dùng chiếc nỏ giết chết thằng giặc Pháp mà "cái thằng cách năm, sáu thước không hay biết gì".

Bằng việc sử dụng hòa hợp ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" và ngôi kể thứ ba, Đoàn Giỏi đã khắc họa một cách chân thực nhân vật Võ Tòng. Từ đó, chú Võ Tòng hiện lên thật rõ nét với những vẻ đẹp đức tính, phẩm chất đáng quý. Ngoài ra, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ cũng góp phần để lại ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc về hình ảnh người đàn ông phóng khoáng, mạnh mẽ, sống cô độc nơi rừng sâu.

Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" quả là một con người lương thiện, tốt bụng và dũng cảm. Nhân vật cũng chính là hình ảnh đại diện cho người dân hiền hậu, chân chất nơi vùng đất phương Nam trù phú. Có thể nói, nhà văn Đoàn Giỏi thật tài tình khi tái hiện sắc nét cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

Xem thêm các bài văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!