TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Phong trào Tây Sơn

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 8. Mời các bạn đón xem:

Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

D. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.

Đáp án đúng là: A

Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Càn Long đã cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược Đại Việt.

Câu 2. Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở

A. sông Như Nguyệt.

B. Tam Điệp - Biện Sơn.

C. sông Bạch Đằng.

D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Đáp án đúng là: B

Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở Tam Điệp (Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hóa).

Câu 3. Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh?

A. Ngọc Hồi - Đống Đa.

B. Tốt Động - Chúc Động.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút.\

D. Chi Lăng - Xương Giang.

Đáp án đúng là: A

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

A. Sự giúp đỡ của chính quyền Mãn Thanh.

B. Tài thao lược của bộ chỉ huy nghĩa quân.

C. Sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân.

D. Tinh thần yêu nước.

Đáp án đúng là: A

- Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

B. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.

C. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.

D. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.

Đáp án đúng là: A

- Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

Câu 6. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

D. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.

Đáp án đúng là: B

Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã: xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong của Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Chính quyền phong kiến suy đồi.

B. Đời sống nhân dân ấm no, thanh bình.

C. Đời sống nhân dân cực khổ.

D. Kinh tế sa sút nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: B

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, khủng hoảng.

+ Chính quyền phong kiến suy đồi (tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế; quan lại nhũng nhiễu dân chúng,…)

+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.

Câu 8. Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Nông dân Đàng Trong vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt.

C. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở vùng Điện Biên.

D. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả: nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

Câu 9. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm

A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.

B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.

C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.

D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.

Đáp án đúng là: B

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm chống lại chính quyền chúa Nguyễn. Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.

Câu 10. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã mấy lần đánh vào Gia Định?

A. 3 lần.

B. 4 lần.

C. 5 lần.

D. 6 lần.

Đáp án đúng là: B

Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã 4 lần đánh vào Gia Định.

Câu 11. Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Đáp án đúng là: C

Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Câu 12. Năm 1786, khi tiến ra Đàng Ngoài, quân Tây Sơn đã nêu cao khẩu hiệu nào sau đây?

A. “Phù Lê diệt Trịnh”.

B. “Phù Lê diệt Nguyễn”.

C. “Phù Trịnh diệt Nguyễn”.

D. “Phù Nguyễn diệt Trịnh”.

Đáp án đúng là: A

Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, nhận được sự ủng hộ của nhân dân, quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long (tháng 7/1786), lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

Câu 13. Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?

A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.

B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.

C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.

D. Vùng cửa sông Tô Lịch.

Đáp án đúng là: A

Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang) làm nơi quyết chiến với quân Xiêm.

Câu 14. Tháng 1/1785, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Đáp án đúng là: B

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19/1/1785. Nghĩa quân Tây Sơn chọn cách đánh nghi binh, lừa quân Xiêm vào trận địa mai phục sau đó bất ngờ chặn đánh, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.

Câu 15. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Vua nào đại phá quân Thanh,

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”

A. Quang Trung.

B. Gia Long.

C. Minh Mệnh.

D. Duy Tân.

Đáp án đúng là: A

Câu đố dân gian trên đề cập đến vua Quang Trung.

II. Tóm tắt lý thuyết

1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong suy yếu:

+ Bộ máy quan lại các cấp rất cồng kềnh và tham nhũng.

+ Đời sống nhân dân khổ cực do: bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất; chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề của nhà nước.

+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.

=> Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong dâng cao đến đỉnh điểm, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã diễn ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).

- Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 8: Phong trào Tây Sơn

2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn

a) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

- Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt với tình thế bất lợi:

+ Phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân.

+ Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn.

=> Quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.

- Từ 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

b) Đánh tan quân Xiêm xâm lược

- Bối cảnh:

+ Chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu.

+ Cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân theo hai đường thuỷ, bộ kéo sang nước ta. Cuối năm 1784, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định (miền Tây Nam Bộ ngày nay).

- Chiến thắng tiêu biểu của quân Tây Sơn: trận Rạch Gầm - Xoài Mút

+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dùng cách đánh nghi binh, dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.

- Kết quả:

+ Gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước.

+ Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn (tiêu biểu là: Nguyễn Huệ).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 8: Phong trào Tây Sơn

c) Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ

- Tháng 5/1786, Nguyễn Huệ chỉ huy đạo quân tiến đánh Phú Xuân và nhanh chóng hạ thành.

- Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.

- Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, nhận được sự ủng hộ của nhân dân, quân Tây Sơn tiến vào thành Thăng Long (tháng 7/1786), lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 8: Phong trào Tây Sơn

d) Đại phá quân Thanh xâm lược

- Bối cảnh:

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược nước ta.

- Động thái của quân Tây Sơn:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

+ 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 8: Phong trào Tây Sơn

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.

+ Tài năng thao lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.

+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, có đáp án khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Trắc nghiệm Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!