TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 17. Mời các bạn đón xem

Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. thành lập Hội Duy tân.

B. mở cuộc vận động Duy Tân.

C. tổ chức phong trào Đông Du.

D. mở trường Đông Kinh nghĩa thục.

Đáp án đúng là: B

Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu.....

Câu 2. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã

A. ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

B. tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì.

C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. thành lập Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

Đáp án đúng là: A

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng, sang phương Tây, tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 3. Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?

A. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.

B. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.

C. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Đáp án đúng là: A

- Nội dung đáp án A không phù hợp, vì: con đường cách mạng vô sản chỉ xuất hiện sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.

Câu 4. Đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hòa trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Phan Bội Châu.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Châu Trinh.

Đáp án đúng là: D

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hòa trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 5. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì tương đồng?

A. Có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến.

C. Xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

D. Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.

Đáp án đúng là: C

- Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đều: xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 6. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

B. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

C. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

D. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Đáp án đúng là: C

- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua nhiều quốc gia, châu lục. Trong quá trình đó, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chuyển biến quan trọng: từ sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động; nhận biết về bạn và thù,… => những nhận thức của Nguyễn Tất Thành tuy mới bước đầu nhưng đúng hướng, đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam?

A. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.

B. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, cân đối.

C. Kinh tế Việt Nam có khả năng cạnh tranh với Pháp.

D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Đáp án đúng là: D

- Dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam đã trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến xã hội Việt Nam?

A. Hình thành 2 giai cấp cơ bản: địa chủ, nông dân.

B. Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa.

C. Xuất hiện thêm các lực lượng xã hội mới.

D. Cơ cấu xã hội Việt Nam dần có sự thay đổi.

Đáp án đúng là: A

- Tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến xã hội Việt Nam:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội (nông dân, địa chủ phong kiến) có sự phân hóa.

+ Xuất hiện thêm các lực lượng xã hội mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản)

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam dần có sự thay đổi: chiếm đa số vẫn là nông dân với cuộc sống nghèo khổ; lực lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp,…

Câu 9. Năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức nào?

A. Hội Duy tân.

B. Việt Nam Nghĩa đoàn.

C. Việt Nam Quang phục hội.

D. Việt Nam Quốc dân Đảng.

Đáp án đúng là: A

Năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 10. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX không có nội dung nào dưới đây?

A. Giương cao ngọn cờ dân chủ và cải cách xã hội.

B. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

C. Dựa vào Pháp để chống phong kiến và cải cách xã hội.

D. Cổ động thực nghiệp, lập các hội buôn, phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: B

- Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh:

+ Giương cao ngọn cờ dân chủ và cải cách xã hội.

+ Dựa vào Pháp để chống phong kiến và cải cách xã hội.

+ Cổ động thực nghiệp, lập các hội buôn, phát triển kinh tế.

Câu 11. Trong những năm 1897 - 1914, thực dân Pháp đã tiến hành

A. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự.

C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

Câu 12. Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?

A. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, nông nghiệp trì trệ.

B. Kinh tế tư bản phát triển nhanh; hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

C. Kinh tế chuyển biến cục bộ, cơ bản vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.

D. Nông nghiệp có bước phát triển mạnh, công thương nghiệp trì trệ.

Đáp án đúng là: C

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ, ở một số ngành kinh tế (khai mỏ, giao thông vận tải,...), một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn,...). Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn trong trình trạng nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Câu 13. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

A. tư sản, công nhân và địa chủ.

B. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản.    

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Câu 14. Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước nào?

A. Huỳnh Thúc Kháng.

B. Lương Văn Can.

C. Phan Châu Trinh.

D. Phan Bội Châu.

Đáp án đúng là: D

Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Câu 15. Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức nào?

A. Việt Nam Nghĩa đoàn.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Việt Nam Quang phục hội.

Đáp án đúng là: C

Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

II. Tóm tắt lý thuyết:

I. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

♦ Bối cảnh: Sau khi xâm chiếm Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp vừa củng cố bộ máy thống trị vừa bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.

♦ Thời gian tiến hành: 1897 - 1914

♦ Mục đích:

- Khai thác, bóc lột Việt Nam để thu lợi cho Pháp.

- Biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.

♦ Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam

- Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

- Về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.

▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....

+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

=> Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

II. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

1. Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ và tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương dùng lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu:

+ Năm 1883, viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.

+ Năm 1904, sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến Việt Nam.

+ Năm 1905 - 1908, sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.

+ Năm 1912 - 1913, thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

2. Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hoà.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Châu Trinh:

+ Từ năm 1905, Phan Châu Trinh nhiều lần vào Nam, ra Bắc tìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt động cứu nước.

+ Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho Chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu họ sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt Nam văn minh lên. Ông đã khởi xướng cuộc vận động duy tân với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đi nhiều nơi để vận động nhân dân thay đổi. Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh phát động diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như mở trường học, kêu gọi mở mang công nghiệp, thương nghiệp,... đã ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là ở Trung Kì.

+ Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giam cầm và tuyên án tử hình nhiều người yêu nước. Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đang ở Hà Nội cũng bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Phong trào tan rã.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

III. Buổi đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

♦ Nhân tố thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

- Nhân tố gia đình: Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - vùng đất có truyền thống đấu tranh quật khởi.

- Bối cảnh đất nước:

+ Việt Nam bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu.

+ Sự bế tắc của các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đặt ra yêu cầu cần tìm ra con đường cứu nước mới.

- Yếu tố cá nhân:

+ Sự thông minh, tinh thần ham học hỏi, muốn tìm hiểu thực chất đằng sau các khẩu hiệu “Tự do - Bình Đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam là gì?

+ Ý chí, nghị lực và quyết tâm giải phóng quê hương.

=> Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

♦ Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX

- Từ năm 1908 đến năm 1911, tham gia biểu tình chống thuế ở Trung Kì (1908), vào Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh, sau đó vào Sài Gòn.

- Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn), sang phương Tây tìm đường cứu nước.

- Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu; làm nhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thực tiễn ở các nước; đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Tháng 12/1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp; trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri,....

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

♦ Nhận xét: hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều hay, có đáp án khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Trắc nghiệm Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Trắc nghiệm Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Trắc nghiệm Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!