TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 13. Mời các bạn đón xem

Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực chính trị?

A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.

B. Ban hành Hiến pháp 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

C. Đưa quý tộc tư sản hóa và Đại tư sản lên nắm quyền.

D. Thiết lập chính quyền Mạc phủ mới thay Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.

Đáp án đúng là: D

- Những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực chính trị:

+ Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.

+ Ban hành Hiến pháp 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

+ Đưa quý tộc tư sản hóa và Đại tư sản lên nắm quyền.

Câu 2. Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa đại nghị.     

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Cộng hòa Tổng thống.

Đáp án đúng là: A

Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế quân chủ lập hiến ở Nhật Bản.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?

A. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

C. Đưa Nhật Bản phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.

Đáp án đúng là: C

- Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản:

+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

A. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc.

C. Lật đổ sự thống trị của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

D. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân Trung Quốc.

Đáp án đúng là: A

Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Những hạn chế của cuộc cách mạng này là: không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến; không chống lại các nước đế quốc xâm lược; không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?

A. Thành công, giúp Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.

B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

C. Diễn ra khi Nhật Bản đã là thuộc địa của tư bản phương Tây.

D. Có ảnh hưởng đến một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Đáp án đúng là: C

Cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra khi Nhật Bản vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã

A. phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

B. xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.

C. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.

Đáp án đúng là: C

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩ

Câu 7. Theo Hiệp ước Nam Kinh (1842), triều đình Mãn Thanh phải nhượng cho nước Anh vùng đất nào dưới đây?

A. Ma Cao.

B. Sơn Đông.

C. Hồng Công.

D. Vân Nam.

Đáp án đúng là: C

Theo Hiệp ước Nam Kinh (1842), triều đình Mãn Thanh phải nhượng cho nước Anh vùng đất Hồng Công. Đến năm 1997, Hồng Công mới được trả lại cho Trung Quốc.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

A. Sơn Đông.

B. Đông Bắc.

C. Châu thổ sông Trường Giang.

D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Đáp án đúng là: A

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

Câu 9. Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước

A. cộng hòa tư sản.

B. quân chủ lập hiến.      

C. phong kiến, nửa thuộc địa.

D. thuộc địa, nửa phong kiến.   

Đáp án đúng là: C

Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 10. Đại diện ưu tú của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là

A. Hồng Tú Toàn.

B. Khang Hữu Vi. 

C. Lương Khải Siêu.

D. Tôn Trung Sơn.

Đáp án đúng là: D

Đại diện ưu tú của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.

Câu 11. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc bị lật đổ sau thắng lợi của cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng Tân Hợi.

B. Cách mạng tháng Mười.

C. Cách mạng tháng Tám.

D. Cách mạng tháng Hai.

Đáp án đúng là: A

Chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc bị lật đổ sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911).

Câu 12. Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc mang tính chất của một cuộc

A. cách mạng vô sản.

B. cách mạng tư sản.

C. cách mạng tư sản kiểu mới.

D. chiến tranh giải phóng dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

B. Mở đường cho Trung Quốc phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội.

D. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Đáp án đúng là: B

Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911) đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục?

A. Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc.

B. Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.

C. Tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật.

D. Thi hành chính sách giáo dục tự nguyện.

Đáp án đúng là: D

- Chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục:

+ Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc;

+ Tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật;

+ Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.

Câu 15. Cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến cách mạng.

B. cải cách, canh tân đất nước.

C. chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. nội chiến và chiến tranh giải phóng.

Đáp án đúng là: B

Cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.

II. Tóm tắt lý thuyết:

I. Trung Quốc

1. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc

- Nguyên nhân thúc đẩy các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:

+ Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,… Do đó, các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa và thị trường thế giới

+ Trung Quốc có tiềm năng về nguyên liệu thô; dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn… Từ cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy yếu,…

=> Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:

+ 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện, triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8/1842) với các điều khoản nặng nề.

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc: Đức xâm chiếm Sơn Đông; Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc và Phúc Kiến,...

+ Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

2. Cách mạng Tân Hợi

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và lực lượng phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.

+ Nguyên nhân trực tiếp: tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng.

=>  Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành Cách mạng Tân Hợi nhằm: lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ Cộng hòa.

- Các sự kiện chính của Cách mạng Tân Hợi:

+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.

+ Ngày 10/12/1911, cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.

+ Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

+ Thiết lập nền cộng hòa, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Cuộc cách mạng này còn có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

- Hạn chế:

+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

II. Nhật Bản

1. Cuộc Duy tân Minh Trị

♦ Nguyên nhân:

- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Giống như nhiều nước châu Á khác, Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

=> Sau khi lên ngôi, tháng 1/1868, Nhật hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

♦ Nội dung cải cách: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực.

- Về chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó tầng lớp võ sĩ đạo (sa-mu-rai) đóng vai trò quan trọng.

+ Ban hành Hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế:

+ Thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường;

+ Cho phép mua bán ruộng đất;

+ Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống....).

- Về xã hội: từng bước thay đổi và xóa bỏ chế độ nông nô, bỏ chế độ thu tô lãnh địa thay bằng chế độ lương bổng.

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh giỏi đi học ở phương Tây,...

- Về quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây;

+ Chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, mời chuyên gia quân sự nước ngoài về huấn luyện,...

- Ý nghĩa:

+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

- Đặc điểm chính: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản

- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản từng bước hình thành, thể hiện rõ nét qua sự xuất hiện của các công ty độc quyền và sự xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành đường sắt và hàng hải phát triển. Sự tập trung sản xuất dẫn đến xuất hiện nhiều công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế và chính trị.

+ Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị để giới cầm quyền Nhật Bản thực thi chính sách xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ. Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh và giành thắng lợi như: chiến tranh xâm lược Đài Loan (1874), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), thôn tính Triều Tiên.... Các tập đoàn tư bản Nhật Bản cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác tài nguyên, nhân lực....

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều hay, có đáp án khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Trắc nghiệm Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Trắc nghiệm Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!