Trắc Nghiệm Hóa Học 11 Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Trong các hợp chất sau, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH4.
B. CH3OH.
C. C2H4.
D. C3H8.
Đáp án đúng là: B
Dẫn xuất hydrocarbon là các hợp chất mà thành phần nguyên tốngoài C còn các nguyên tố khác.
Ví dụ: CH3OH,…
Câu 2: Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết cho - nhận.
D. liên kết hydrogen.
Đáp án đúng là: B
Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
Câu 3: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
Câu 4: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. cần đun nóng và có xúc tác.
B. có hiệu suất cao.
C. xảy ra rất nhanh.
D. tự xảy ra được.
Đáp án đúng là: A
Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường cần đun nóng và có xúc tác.
Câu 5: Hợp chất C2H5OH thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. Dẫn xuất halogen.
B. Ketone.
C. Ester.
D. Alcohol.
Đáp án đúng là: D
Hợp chất C2H5OH thuộc loại hợp chất alcohol vì chứa nhóm chức R – OH.
Câu 6: Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. Aldehyde.
B. Ketone.
C. Ester.
D. Alcohol.
Đáp án đúng là: C
Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại hợp chất ester vì chứa nhóm chức R – COO – R’.
Câu 7: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X chỉ có hấp thụ đặc trưng ở 1715 cm-1. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?
A. CH3COCH3.
B. CH3CH2OH.
C. CH3CH2CHO.
D. C6H5CH2OH.
Câu 8: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có hấp thụ đặc trưng ở 3281 cm-1. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?
A. CH3NHCH3.
B. CH3CHO.
C. CH3CH2COOH.
D. CH3 COCH3.
Đáp án đúng là: A
Vì amine có số sóng từ 3300 – 3000 cm-1.
Câu 9: Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau
X là chất nào sau đây ?
A. CH3CH2CH2OH.
B. CH3CH2CH2CH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH2CHO.
D. CH3CH2CH2COOCH2CH2CH3.
Đáp án đúng là: B
Tín hiệu hấp thụ 1721 cm-1 là của C = O, 2917 cm-1 là của O – H trong –COOH.
Câu 10: Trong thành phần của hợp chất hữu cơ
A. luôn có C và H.
B. luôn có C, thường có H và O.
C. luôn có C, H và O.
D. luôn có C và O, thường có H.
Đáp án đúng là: B
Trong thành phần của hợp chất hữu cơ luôn có C, thường có H và O.
Câu 11: Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?
A. CO2.
B. CH3COONa.
C. Na2CO3.
D. Al4C3.
Đáp án đúng là: B
Hợp chất hữu cơ là CH3COONa.
Đáp án A, C, D sai vì là các hợp chất vô cơ.
Câu 12: Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ?
A. Acetic acid.
B. Urea.
C. Ammonium cyanate.
D. Ethanol.
Đáp án đúng là: C
Hợp chất hữu cơ là acetic acid (CH3COOH), urea (CO(NH2)2), ethanol(C2H5OH),…
Câu 13: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3.
B. CH3Cl, C6H5Br.
C. NaHCO3, NaCN.
D. CO, CaC2.
Đáp án đúng là: B
Hợp chất hữu cơ là CH3Cl, C6H5Br.
Câu 14: Trong các hợp chất sau, chất nào là hydrocarbon?
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. C6H6.
D. C6H5NH2.
Đáp án đúng là: C
Hydrocarbon là những chất được tạo thành chỉ từ hai nguyên tố carbon và hydrogen
Ví dụ: C6H6,…
Câu 15: Dẫn xuất hydrocarbon là các hợp chất mà thành phần nguyên tố
A. chỉ có C và H.
B. gồm có C, H và O.
C. gồm C, H, N.
D. ngoài C còn các nguyên tố khác.
Đáp án đúng là: D
Dẫn xuất hydrocarbon là các hợp chất mà thành phần nguyên tố ngoài C còn các nguyên tố khác.
II. Tóm tắt lý thuyết:
I. Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
1. Khái niệm
Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ (trừ một số hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide....).
Các hợp chất của carbon với các nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn đã tạo nên hàng chục triệu hợp chất hữu cơ. Số lượng các chất hữu cơ mới vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ có đặc điểm chung sau đây:
- Thành phần phân tử nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon, thường có hydrogen, oxygen, nitrogen, halogen, sulfur, phosphorus...
- Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử carbon không những có khả năng liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon.
- Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi) và thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
- Dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị nhiệt phân huỷ.
- Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Để tăng tốc độ phản ứng thường cần đun nóng và có xúc tác.
II. Phân loại hợp chất hữu cơ
Dựa vào thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ có thể phân thành hai loại: hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocrbon.
- Hydrocarbon là những hợp chất được tạo thành chỉ từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.
Ví dụ: CH4; CH2 = CH2; CH ≡ CH; C6H6…
- Khi một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon được thay thế bằng một hay nhiều nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác (thường chứa oxygen, nitrogen, sulfur, halogen, …) thu được dẫn xuất của hydrocarbon.
Dẫn xuất của hydrocarbon được phân thành nhiều loại. Ví dụ:
+ Dẫn xuất halogen: CH3Cl, CHCl3 …
+ Alcohol: CH3OH, C2H5OH …
+ Carboxylic acid: HCOOH, CH3COOH …
III. Nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ
1. Khái niệm
Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ
Ví dụ:
Dimethyl ether (CH3 – O – CH3) và ethanol (C2H5OH) có cùng công thức phân tử C2H6O nhưng có các tính chất khác nhau. Dimethyl ether không phản ứng với sodium, trong khi ethanol phản ứng với sodium giải phóng hydrogen.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Nhóm –OH đã gây ra các phản ứng đặc trưng, phân biệt ethanol với dimethyl ether và với các loại hợp chất khác nên nhóm –OH được gọi là nhóm chức alcohol.
2. Một số loại nhóm chức cơ bản
Một số loại nhóm chức cơ bản được thể hiện trong bảng sau:
3. Phổ hồng ngoại và nhóm chức
Phương pháp phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy, được viết tắt là IR) là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Mỗi liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ hấp thụ một vài bức xạ hồng ngoại đặc trưng cho liên kết đó.
Phổ hồng ngoại của một chất được máy phổ ghi lại tự động khi cho nguồn bức xạ hồng ngoại đi qua chất nghiên cứu. Phổ hồng ngoại thường biểu thị sự phụ thuộc của độ truyền qua (%) của bức xạ hồng ngoại vào số sóng (cm−1). Các cực tiểu truyền qua (hoặc cực đại hấp thụ) ứng với dao động của các liên kết trong phân tử chất nghiên cứu được gọi là các tín hiệu (hoặc peak). Dựa vào các số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ IR có thể dự đoán nhóm chức trong phân tử chất nghiên cứu.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay khác: