Thông điệp gửi gắm trong Cô gió mất tên
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về thông điệp được gửi gắm trong văn bản “Cô gió mất tên”.
I. Dàn ý:
Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
- Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
- Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
+ Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...
Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi xuất bản năm 2014.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.
5. Tóm tắt: Người ta gọi cô là Gió, tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng đi đến đâu ai cũng biết. Đợt ấy, bố mẹ Đào đều đi công tắc, ở nhà chỉ có hai bà cháu chăm nhau. Mà bà Đào đang ốm nặng, trời nóng khiến mồ hôi bà rơi đẫm trán và sau lưng. Đào thương bà vội quạt cho bà mà quên mất mình cũng đẫm mồ hôi vì nóng. Thấy vậy, cô Gió liền đến thổi từ từ mang hơi mát cho hai bà cháu cho đến khi bà khỏi hẳn. Sau đó, cô Gió lại giúp chú Ong nhỏ về nhà. Cô vô tình lạc vào chiếc hũ và không thể ra vì tối quá. Qua cuộc trò chuyện với chị Hũ, cô Gió phát hiện ra vô tình để quên tên mình ở đâu đó. Khi cô Gió ra khỏi hũ, cô bay đến mặt biển và những tiếng nói xôn xao tên cô. Cô vui mừng, nhận ra bản thân mình hạnh phúc vì được giúp đỡ mọi người.
6. Bố cục (3 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...cô đã đi xa rồi): Cô Gió giúp đỡ mọi người và Đào.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...theo phía ánh sáng mà đi ra): Cô quên mất tên của mình.
- Phần 3 (Còn lại): Cô Gió tìm lại bản thân.
7. Giá trị nội dung: Câu chuyện ngắn mang đến bài học quý giá rằng hãy cứ giúp đỡ mọi người hết mình trong khả năng của bản thân. Miễn sao sự giúp đỡ đó mang lại hạnh phúc, niềm vui cho mọi người thì ắt hẳn bản thân chúng ta cũng vui lây.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.
- Nghệ thuật miêu tả loài vật, hiện tượng sinh động, đặc sắc.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình với các biện pháp tu từ.
Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Cô Gió giúp đỡ mọi người
a. Giới thiệu bản thân
- Tên: Gió.
- Không có hình dáng, màu sắc những ai cũng biết.
- Công việc:
+ Đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm.
+ Giúp đỡ vạn vật (thuyền, hoa, mưa,…)
→ Mọi người yêu quý cô Gió.
b. Cô Gió giúp bạn Đào
- Hoàn cảnh của Đào:
+ Bố mẹ đều đi công tác.
+ Bà ốm, không ăn được gì.
+ Trời nóng oi bức, Đào quạt cho bà mà không để ý đến lưng áo đẫm mồ hôi của mình.
- Cô Gió đến cửa sổ, từ từ thôi hơi mát:
+ Bà tỉnh cả người, khỏe ra.
+ Đào nghỉ tay, đi nấu cháo cho bà ăn.
- Cô Gió không màng đến lời cảm ơn "Đào chưa kịp chào và cảm ơn cô thì cô đã đi xa rồi.".
c. Cô Gió đưa chú Ong nhỏ về nhà
- Hoàn cảnh: Gặp ở trên đường, chú ong lạc đàn, cứ bay vơ vẩn mà khóc mãi.
- Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà và bị kẹt. Đến khi cô thoát được ra thì chú Ong đã không còn ở đó nữa.
→ Chưa hoàn thành được việc giúp đỡ Ong.
2. Cô Gió quên mất tên của mình
- Cô vào nhà nhưng nhà đóng kín cửa vì trời rét, mọi người không biết cô vào.
→ Tâm trạng cô hơi buồn vì không có dáng hình cụ thể.
- Cô phát hiện những điều mới lạ: Đài truyền hình, nhiều dây dợ và núi bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, hát vẫn tự nhiên vang lên không cần cô truyền đi. → Biểu hiện của cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin.
→ Cô mất đi công việc của mình.
- Cô chui vào hũ và chị Hũ không biết đến sự xuất hiện và cái tên của cô Gió.
→ Chị Hũ khuyên cô quay về những nơi mà cô có ích để tìm lại tên của mình.
- Chị Hũ đẩy cái núi cho rộng ra để cô Gió theo ánh sáng đi ra.
- Quyết định đi tìm tên: "Bây giờ không biết cái tên mình nó ở nơi nào.".
→ Thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.
➩ Rơi vào trạng thái vô định, không có ý nghĩa gì cho cuộc đời.
3. Cô Gió tìm lại bản thân
- Hoàn cảnh: Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi.
→ Khát vọng muốn tìm lại tên của mình, muốn giúp đỡ mọi người.
- Cô tìm lại được công việc của mình:
+ Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.
+ Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.
+ Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.
+ Đưa tiếng gọi ra xa đồng ruộng, đến tai em bé.
+ Thổi bay phấp phới hai dải mũ thủy thủ. Thổi lá cờ bay phần phật. Gió giúp thuyền ra khơi.
+ Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé.
- Cô Gió đã tìm lại tên của mình:
+ Tiếng xôn xao truyền đi "A, gió về rồi!", "Hôm nay có gió rồi!", "Nhổ neo đi, các bạn ơi, có gió rồi!".
+ Em bé reo lên "Gió! Gió! Gió mát quá!".
+ Cô Gió thầm nghĩ "A, tên mình đây rồi!", "Mình đã tìm thấy tên rồi!".
+ Cô hát "Tôi là ngọn gió... Không bao giờ nghỉ..." → Điệp → Bài thơ như một cách xưng danh, định nghĩa cô Gió.
→ Niềm vui, hứng khởi khi tìm lại được tên của bản thân.
➩ Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.
II. Một số đoạn văn mẫu hay:
Đoạn văn mẫu số 1
Trong văn bản “Cô Gió mất tên”, tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng hình ảnh nhân vật cô gió không có tên và đi gieo rắc rất nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về sự cho đi trong cuộc đời. Có ai đó đã từng nói rằng "Cho đi...là còn mãi". Câu chuyện về cô gió cho chúng ta một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ trong xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Như cô Gió trong câu chuyện đã nói rằng “hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác”. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận đươc những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi, giống như cô gió, người đời dễ nhận ran gay và cất tiếng gọi cô: Gió! Chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua văn bản “Cô gió mất tên”, tác giả đã gửi đến độc giả thông điệp sâu sắc về sự cho đi: hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi!
Đoạn văn mẫu số 2
Dù Gió không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra cô vì cô luôn giúp đỡ người khác, mang lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người. Chúng ta cũng như vậy, những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.
Đoạn văn mẫu số 3
Bên cạnh sáng tác thơ ca, Xuân Quỳnh cũng viết truyện cho thiếu nhi. Và người đọc chắc hẳn sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với truyện “Cô Gió mất tên”.
Đây là một tác phẩm có cốt truyện khá đơn giản. Nhưng thông điệp được gửi gắm qua đó lại giúp người đọc có thêm bài học cho bản thân. Nhân vật chính trong truyện là cô Gió - vốn là một hiện tượng tự nhiên. Nhưng nhân vật này lại mang những đặc điểm của con người. Mọi công việc cô làm đều có ích cho cuộc sống. Cô đưa những con thuyền ra khơi xa hay đem mây và mưa về trên những mảnh đất khô cạn. Cô giúp Đào quạt mát cho bà yên giấc ngủ say. Cô trò chuyện say sưa với họ hàng nhà lau. Cô còn giúp đỡ đưa chú ong nhỏ về nhà.
Câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc hơn khi một tình huống bất ngờ xảy ra. Khi giúp chú ong nhỏ bị lạc, cô vô tình đi vào một ngôi nhà. Chẳng có ai biết đến sự có mặt của cô. Điều đó khiến cô thầm nghĩ: “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không”. Sau cuộc trò chuyện với chị Hũ, cô cảm thấy mình đã đánh mất tên gọi. Cô rời khỏi ngôi nhà, quyết định đi tìm tên của mình. Cô đến với mặt biển, dòng sông, đồng cỏ… - nơi cô đã làm việc giúp ích cho đời. Cô nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ những người xung quanh. Và cô chợt nhận ra tên gọi của mình có được chính nhờ những việc ý nghĩa đó. Tác giả đã xây dựng chi tiết đi tìm lại tên gọi để gửi gắm cho người đọc bài học về cuộc sống. Chúng ta cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Quả là một bài học đơn giản mà ý nghĩa với mỗi người.
Khi đọc “Cô Gió mất tên”, mỗi người đều có những cảm nhận riêng. Nhưng chúng ta đều nhận ra được thông điệp quý giá mà nhà văn muốn gửi gắm.
Đoạn văn mẫu số 4
Văn bản “Cô Gió mất tên” của nhà văn Xuân Quỳnh đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Nhân vật chính trong truyện là cô Gió - không có màu sắc, hình dáng. Nhưng cô đi đến khắp mọi nơi để giúp đỡ mọi người xung quanh. Bởi vậy mà dù không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra và yêu quý cô vì sự tốt bụng, nhiệt tình của cô. Khi đưa chú ong nhỏ bị lạc đường, cô vô tình lạc vào một ngôi nhà. Sau cuộc nói chuyện với chị Hũ, cô nhận đã bỏ quên mất tên gọi của mình. Rời khỏi ngôi nhà, cô quyết định đi tìm lại tên gọi. Cô tìm đến những nơi mà mình đã từng đi qua rồi nhận ra tên gọi của mình hiện hữu trong mỗi việc tốt mà cô đã làm. Cô cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ đây, truyện gửi gắm một thông điệp ý nghĩa. Trong cuộc sống, chúng ta cần biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh. Giống như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”.
Đoạn văn mẫu số 5
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: