Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bài ca dao số 1.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
Một số đoạn văn mẫu hay:
Đoạn văn mẫu số 1
Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất tự hào khi nhắc tới mảnh đất nghìn năm văn hiến này:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
Kinh thành Thăng Long trong bài ca dao được gợi lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Các tên phố phường đều gắn với sản vật riêng của nơi đó: Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm,… những cái tên vừa dễ nhớ vừa gợi lên các sản vật khiến du khách khó có thể quên khi một lần đặt chân đến thăm. Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt được tác giả so sánh “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, tác giả đã ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất rồng thiêng của chúng ta.
Đoạn văn mẫu số 2
Hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.
Đoạn văn mẫu số 3
Thăng Long - Hà Nội là một mảnh đất nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, mỗi người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến mảnh đất này:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Có lẽ sẽ chẳng một người dân nào sống ở đây là không biết đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Các tên phố phường cũng thật độc đáo, gắn với những mặt hàng buôn bán hay sản xuất ở đó như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai… Cách gọi thật dễ nhớ, lại chẳng thể nhẫm lần được. Cảnh vật và con người hiện lên thật tấp nập, nhộn nhịp với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện lòng tự hào về sự nhộn nhịp của phố phường Hà Nội. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất thủ đô.
Đoạn văn mẫu số 4
Một trong những bài ca dao để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất là:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…”
Nội dung bài ca dao giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Ba mươi sáu phố phường với những tên gọi độc đáo gắn với những sản vật được buôn bán hay sản xuất:
“Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Cờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Dầu,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,”
Một cách gọi tên thật dễ nhớ mà hết sức riêng biệt chẳng nơi nào có được. Nét kiến trúc đặc trưng của những con phố cổ cũng được nhắc đến - “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Và vẻ đẹp phồn hoa của mảnh đất Thăng Long khiến cho con người cảm thấy nhớ nhung, lưu luyến. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất thủ đô.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Suy nghĩ truyện Non-bu và Heng-bu
Cảm nhận về bài ca dao số 2: Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Cảm nhận về bài ca dao số 3: Bình Định có núi vọng phu