TOP 12 Đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu đoạn văn Tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế gồm 12 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem

Viết một đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.

Dàn ý: Viết một đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế

- Mở đoạn: Giới thiệu về ca Huế.       

- Thân đoạn:

+ Ca Huế là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.

+ Thường hạn hẹp cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn, gồm 5 – 6 nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ.

+ Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản về âm nhạc ở Việt Nam

Một số bài văn mẫu hay: Viết một đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế 

Mẫu số 1

Ca Huế là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn hẹp cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn. Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 -6 nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ. Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về nên văn hóa âm nhạc. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản về âm nhạc ở Việt Nam.

TOP 10 mẫu Viết một đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế hay nhất (ảnh 1)

Mẫu số 2

Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống ở Huế. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy.

Mẫu số 3

Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế.

TOP 10 mẫu Viết một đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế hay nhất (ảnh 1)

Mẫu số 4

Ca Huế độc đáo và phong phú nên cách thưởng thức ca Huế cũng vô cùng thú vị. Người nghe được ngồi trên thuyền Rồng đi dọc bờ sông Hương. Dưới ánh trăng dìu dịu và cơn gió mơn man, những nghệ nhân biểu diễn những làn điệu dân ca cho mọi người thưởng thức. Ca Huế thật thanh nhã, giản dị nhưng cũng thật sâu lắng. Cứ thế, vang xa ra mặt nước để lại trong lòng người nghe những cảm xúc khó quên. Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" thật sự làm em hiểu được nét đẹp mộc mạc, riêng bệt và độc đáo của loại hình nghệ thuật này. 

Mẫu số 5

Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

Mẫu số 6

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015. Như vậy, ca Huế là sự kết hợp giữa nhạc cung đình trang trọng, uy nghi và nhạc dân gian sôi nổi, vui tươi. Hai dòng nhạc tưởng chừng như đối lập nhau nhưng nó lại được kết hợp hài hòa. Bởi vậy, ca Huế vừa có chất bác học trau truốt, hoàn mĩ vừa có chất dân gian mộc mạc.

Mẫu số 7

Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp, không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời. Số lượng người trình diễn hạn chế khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó nhạc công từ 5 đến 6 người. Các loại nhạc cụ rất phong phú với nhiều loại đàn và đều là các nhạc cụ dân tộc. Trình diễn ca Huế là cuộc tạo ngộ giữa những người sành về sáng tác và thưởng thức văn chương, nghệ thuật, có hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Những cách biểu diễn đa dạng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Những bản ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, hệ thống bài bản, phong phú, giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao. Kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện của người hát cùng với tiếng nhạc đệm hoàn hỏa của các nhạc công khiến bài hát trở nên tuyệt hảo. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Như vậy, ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, có tính dân tộc cao. Là di sản văn hóa hết sức đa dạng phong phú, độc đáo từ làn điệu cho đến thời gian, không gian, địa điểm biểu diễn, đến các ca công, nhạc công, nhạc cụ… Tất cả đều làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với Huế, nghe ca Huế.

Mẫu số 8

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của Ca Huế thường ở trong một không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự. Số lượng người trình diễn cho một buổi Ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hoà đàn và hát các bài bản trong các nhạc mục của Ca Huế. Có thể nói Ca Huế một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Mẫu số 9

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, được hình thành từ sự kết hợp dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình. Ca Huế thể hiện theo hai dòng là điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Ca Huế bao gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hệ thống bài bản phong phú. Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu. Các ca công là nữ với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền.

Ca Huế mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế do đó gần gũi với Hò Huế, Lý Huế đồng thời là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Mẫu số 10

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

Mẫu số 11

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Mẫu số 12

Nguồn gốc của ca Huế bắt đầu từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Có thể khẳng định rằng, ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong số các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Xem thêm các bài văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!