Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm
Đề bài: Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.
Một số bài văn mẫu hay
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 1)
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông đã đem đến nhiều thay đổi to lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người. Đặc biệt, chúng ta phải kể đến việc ứng xử trên không gian mạng.
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học cùng sự tiến bộ vượt bậc của nhân loại về công nghệ kĩ thuật giúp con người dễ dàng kết nối qua internet. Chúng ta không chỉ giao tiếp, ứng xử trực tiếp mà còn tiếp nhận thêm phương thức liên lạc trên mạng. Vậy, ứng xử trên không gian mạng nghĩa là gì? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết, chúng ta phải hiểu “ứng xử” nghĩa là gì? Ứng xử nghĩa là việc con người trò chuyện, trao đổi, giao tiếp hay tương tác với nhau trong cuộc sống. Ứng xử trên không gian mạng có sự thay đổi môi trường, từ ứng xử trong đời sống hàng ngày chuyển sang không gian mạng internet. Như vậy, ứng xử trên không gian mạng chính là việc chúng ta giao tiếp, tương tác, bày tỏ thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trước những thông tin, sự việc sự kiện được đăng tải trên mạng internet như Facebook, Tiktok, Youtube,…
Có thể nói, cuộc sống càng phát triển, con người càng bộn bề công việc càng dẫn đến việc tiếp xúc ít hơn với những người thật, việc thật. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng dành thời gian quá nhiều trên không gian mạng để cập nhật thông tin. Từ đây, không gian mạng cũng giống như không gian sống thứ hai của con người. Chúng ta cập nhật tin tức từ mạng xã hội, nhắn tin tương tác với bạn bè người thân cũng thông qua mạng xã hội hoặc các ứng dụng nhắn tin. Và đặc biệt, hầu hết mỗi người đều sở hữu một chiếc smartphone tiện lợi, đồng nghĩa với việc dân cư trên không gian mạng chỉ tăng chứ không giảm. Hàng ngày, vô vàn các sự kiện xảy ra ngoài đời thực nhưng được cập nhật liên tục, tạo thành tin tức mới mẻ và “hot” trên mạng internet. Lướt một vòng các trang mạng phổ biến, không khó để thấy được các bài chia sẻ, các bình luận đến từ rất nhiều người dùng dưới những thông tin nóng hổi. Tuy nhiên, không phải sự việc hay sự kiện nào cũng được thảo luận một cách văn minh. Đôi khi, trong một vài trường hợp bất đồng quan điểm, người ta không ngần ngại buông lời chửi rủa, lăng mạ bằng những ngôn từ tục tĩu. Họ lan truyền các tin tức không đúng sự thật, làm ảnh hưởng tới rất nhiều người. Hay họ còn lợi dụng sức hot của vụ việc để lôi kéo người khác công kích cá nhân hay tổ chức nào đó.
Đứng trước sự độc hại của ứng xử trên không gian mạng hiện nay, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để có phương hướng khắc phục kịp thời. Trước hết, nguyên nhân lớn nhất đến từ chính chúng ta – những người sử dụng mạng xã hội và internet. Đôi khi, chúng ta tham gia thảo luận, bàn bạc về một vấn đề nhưng lại cố chấp, bảo thủ với cái tôi của bản thân. Một số khác thì có cách hành xử yếu kém, vô đạo đức khi tỏ ra hống hách, thượng đẳng và thiếu lịch sự. Bên cạnh đó là những người dùng chưa biết trang bị kiến thức cho bản thân, dễ dàng bị người khác lôi kéo và lợi dụng.
Thông qua những nguyên nhân trên đây, chúng ta dễ dàng tìm ra các phương hướng khắc phục để “không gian sống thứ hai” trở nên trong lành và thân thiện, văn minh. Theo tôi, thứ cần thay đổi đầu tiên đến từ bản thân mỗi người dùng mạng. Chúng ta hãy học cách sử dụng internet và mạng xã hội một cách thông minh. Ai cũng nên tự ý thức về lời lẽ phát ngôn và hành xử của bản thân. Khi tham gia thảo luận, chúng ta bày tỏ quan điểm bằng thiện chí và phải tôn trọng các cá nhân khác. Đứng trước vô vàn thông tin, sự kiện trên không gian mạng, chúng ta luôn tỉnh táo để đánh giá thông tin này đúng hay sai, giả hay thật, từ đó không để bản thân kích động mà hành xử sai trái.
Qua đây, ta thấy được không gian mạng đóng một vị trí quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Để không gian mạng mãi là không gian sống thứ hai trong lành, văn minh, chúng ta phải cùng nhau chung tay xây dựng và giữ gìn những giá trị tốt đẹp, loại bỏ các yếu tố “ô nhiễm, bụi bẩn” ảnh hưởng đến cách ứng xử lịch sự.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 2)
Thời gian qua, khởi nghiệp đã trở thành một vấn đề nóng trong xã hội. Người người nói đến khởi nghiệp, nhà nhà nói đến khởi nghiệp, nhưng số người khởi nghiệp thành công lại ít ỏi đến đáng thương. Thông qua câu chuyện khởi nghiệp, nhiều câu chuyện liên quan đến người trẻ cũng khiến chúng ta phải nặng lòng suy nghĩ. Khởi nghiệp, theo định nghĩa là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company). Vấn đề khởi nghiệp hiện nay thường được gắn với những người trẻ, những người mới tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bằng nguồn vốn tự có hoặc qua các nguồn vốn huy động khác, những người trẻ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình. Trên thực tế, số người khởi nghiệp thành công không phải là ít song số người thất bại cũng không hề hiếm. Nếu hỏi các sinh viên về kinh tế nói riêng và sinh viên các trường cao đẳng, đại học nói chung rằng họ có chương trình khởi nghiệp – start up nào của bản thân không thì có lẽ ai cũng trả lời là có. Đây là một điều rất tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cũng không khỏi lo lắng trước một bộ phận không nhỏ người trẻ đang bị ảo tưởng về sức mạnh của bản thân, chạy theo các dự án khởi nghiệp mà chưa biết bản thân mình có thể làm được gì. Để rồi sau đó, không ít dự án khởi nghiệp thất bại, không ít tiền đầu tư “đội nón ra đi” và không ít người trẻ lâm vào cảnh nợ nần.
Khởi nghiệp đã thực sự trở thành một trào lưu thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ. Thông qua câu chuyện về khởi nghiệp, một vấn đề khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm là việc người trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ hành trang để khởi nghiệp. Trong vấn đề khởi nghiệp, không ít người trẻ của ta đang mắc phải căn bệnh: chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Nghĩa là ở đây, họ chưa có đủ kinh nghiệm, kiến thức nhưng vẫn chạy theo những giấc mơ hão huyền, phù phiếm. Có nhiều câu chuyện dở khó dở cười đã diễn ra trên thực tế về khởi nghiệp. Đó là những anh bạn mới chân ướt chân ráo vào nghề nhưng không chịu học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, không chịu làm thuê để biết việc mà cứ khăng khăng tự lập doanh nghiệp để làm chủ. Để rồi sau đó, doanh nghiệp ra đời chưa đến vài tháng đã lâm vào cảnh sống mòn, dần dần sụp đổ. Có những người chưa biết đến đầu đuôi xuôi ngược của lĩnh vực mà mình định đầu tư đến đâu nhưng thấy người khác làm được nên cũng cố vay mượn tiền bạc để “học đòi” làm ông chủ. Chính những sự hời hợt đó đã khiến cho việc khởi nghiệp của rất nhiều người rơi vào bế tắc.
Cũng từ đây, ta có thể thấy một hiện thực đáng buồn là trong quá trình lựa chọn công việc, không ít người cũng mang thói hư tật xấu này ra. Mặc dù chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ va vấp, mới tập tễnh tốt nghiệp ra trường nhưng lại “kén cá chọn canh”, chỉ đòi làm việc ở những công ty lớn, chỉ muốn người vào các vị trí chỉ tay năm ngón lãnh đạo người khác. Có những người chưa kiếm nổi một đồng tiền phục vụ cho bản thân, chưa nuôi sống được chính mình nhưng lại “chém gió định thiên hạ”, chỉ ngồi một chỗ để thêu dệt nên những giấc mộng hão huyền.
Không thể có chuyện mua cái áo cũng là tiền của bố mẹ, ăn bữa cơm cũng phụ thuộc người khác để rồi ngồi một chỗ mơ mơ màng màng. Khi chưa nuôi sống được chính mình thì làm sao có khả năng để tạo công ăn việc làm, là chỗ dựa cho người khác. Mở rộng ra, không chỉ trong khởi nghiệp mà còn cả trong việc tìm việc, muốn làm cao, làm to thì trước hết phải nhìn xuống dưới đất để thấy mình ở đâu; nhìn vào chính bản thân mình để thấy mình có gì, cảm nhận xem mình có đủ khả năng tiếp nhận công việc đó hay không.
Người trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác định tầm quan trọng của người trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo mọi cơ hội, điều kiện cho người trẻ phát triển, khẳng định bản thân.
Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua đã cho ta thấy nhiều căn bệnh nguy hiểm phát sinh trong giới trẻ. Đó là căn bệnh ảo tưởng về sức mạnh của bản thân, đó là căn bệnh chưa nuôi sống được mình đã đòi làm ông chủ của người khác, đó là căn bệnh “kén cá chọn canh” khi đi xin việc, đó là thói lười nhác không chịu hi sinh mà chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân mình. Ôi, rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đang lây lan ngày một nhanh khiến cho sức mạnh của người trẻ bị giảm sút.
Không khó để nhận thấy, nhiều người trẻ đang có lối sống lệ thuộc vào cha mẹ. Họ thiếu khả năng chống chọi với đời sống, thiếu khả năng thích nghi với những biến động trong xã hội. Do được bảo bọc quá chặt chẽ, nhận thức của họ về bản thân cũng tồn tại nhiều điểm sai lệch. Trong đó, nổi lên là việc đề cao bản thân một cách thái quá, luôn nghĩ về xã hội theo một cách giản đơn. Chính điều này đã khiến cho nhiều dự án khởi nghiệp bị sụp đổ khi vừa mới bắt đầu không lâu, làm cho tài nguyên quốc gia bị lãng phí.
Trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng, để đạt được thành công thì chúng ta phải bắt đầu từ những gì nhỏ nhặt nhất. Chỉ khi nào chúng ta biết mình là ai, mình ở đâu trong xã hội thì mới có thể xây dựng cho mình một con đường để phát triển. Mong rằng trong thời gian mới, mỗi người trẻ hãy làm chủ chính mình, nắm chặt cuộc đời của chính mình trước khi vỗ cánh bay xa.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 3)
Đại văn hào người Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá nhất của con người. Chính tình thương đã bù đặp cho những tổn thương, thiếu vắng của những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Cũng chính tình thương đã làm cho con người ta gần nhau hơn. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên rằng, một bộ phận con người trong xã hội hiện nay đang ngày dần mất đi tình thương ấy để sống thờ ơ với mọi thứ xung quanh và ích kỷ cho bản thân mình. Đó chính là thái độ sống vô cảm cần loại trừ và tiêu diệt.
Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề hay nói cách khác, đó chính là một tệ nạn xã hội cần mọi người lưu tâm, và suy nghĩ nhiều hơn. Đó chính là căn bệnh tâm hồn của những người có một trái tim vô cùng giá lạnh, không xúc động hay sống ích kỷ và lạnh lùng. Họ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay họ thờ ơ với những điều xấu, điều không phải, cũng có thể, họ không quan tâm luôn đến những nỗi bất hạnh, không my của tất cả mọi người.
Hiện nay, chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu trong xã hội. Việc đó có thể là sự thờ ơ với sự vui buồn, hay sướng khổ với những số phận của những con người xung quanh chúng ta. Nếu đi đường gặp những người bị tai nạn, có thể gãy tay, gãy chân, nặng hơn là nằm bất tỉnh hoặc tử vong, nhưng những kẻ vô cảm đó vẫn chỉ mảy may, không có phản ứng nào mà chỉ biết đứng nhìn trong sự hờ hững, thiếu trách nhiện.
Bệnh vô cảm có thể được thể hiện bởi thái độ của con người trước những vấn đề lớn, nhỏ của xã hội. Ví dụ như việc hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà hầu hết tất cả tham gia tích cực và hào hứng, thì bên cạnh đó lại có mọt số người vẫn thản nhiên bật nhạc, bật tivi. Đây rõ ràng là một hành vi thể hiện sự vô cảm đối với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những điều nhỏ nhặt nhất nhưng có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Hay việc có những người thờ ơ với các phong trào ủng hộ lũ lụt, tình nguyện, hiến máu, …
Bệnh vô cảm còn được thể hiện với việc họ thờ ơ với những cái xấu hay điều ác trong xã hội. Lên xe, thấy kẻ gian móc túi, những họ vẫn làm ngơ không thèm quan tâm. Trong trường học, nhận thấy hành vi quay cóp, đánh bạn hay hối lộ nhưng họ vẫn may may không mở lời vì họ cho rằng đó không phải là việc của họ, và không ảnh hưởng tới họ.
Trên tất cả, họ có thể thờ ơ với chính cuộc sống và tương lai của mình, thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, với tư tưởng “nước chảy bèo trôi”.
Sự vô cảm đang dần lan nhanh trong xã hội, đòi hỏi người dân cần có sự nhìn nhận lại và khắc phục. Để làm được điều đó, cần phải truy lại nguyên nhân của sự biến chuyển này.
Có thể thấy, bệnh vô cảm có rất nhiều nguyên nhân, và hơn hết, tùy vào một hoàn cảnh lại có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tôi có thể khái quát chung thông qua các nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, do cách sống vị kỷ của mỗi người và sự thơ ơ đối với tất cả mọi thức xung quanh họ.
Hai là, do nhịp sống và sự phát triển quá nhanh của xã hội. Con người bị quay cuồng trong vòng quay của thời gian, họ tất bật với công việc, và học tập, phấn đấu, họ mãi chỉ nghĩa cho bản thân mà quên mất nhiều điều tốt đẹp xung quanh họ. Họ quên mất rằng bên cạnh họ cũng có nhiều số phận bất hạnh, kém may mắn cần họ động viên, khích lệ và phát triển.
Ba là, hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang được gia đình và bố mẹ chiều chuộng. Họ được bố mẹ định sẵn, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời và tương lai của họ. Cho nên, họ quên mất rằng họ cũng cần phải có sự phấn đấu, nỗ lực, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Vì thế, chính họ cũng đang tự thờ ơ đối với tương lai của mình.
Chính vì lẽ đó, bệnh vô cảm đã làm con người trở nên thờ ơ, lạnh lùng, đánh mất đi chính lương tâm, và phẩm chất đạo đức của mình. Chính vì vô cảm, các quan chức nhà nức sẵn sàng giẫm đạp lên vai người khác để thỏa mãn lòng tham về tiền bạc, công danh và sự nghiệp, chẳng còn mấy ai quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Cũng chính vì vô cảm, các thầy cô – những người lái đò có thể đào tạo ra nhiều học sinh – mầm non tương lai của đất nước có những căn bệnh, hành vi vô cảm giống như họ. Rồi những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?
Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước, đang học tập trên ghế nhà trường, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá về bệnh vô cảm ngày nay. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương và sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh sẽ làm cho chúng ta có sự thân thiện và đùm bọc với nhau nhiều hơn. Tham gia các hoạt động và phong trào xã hội thật nhiều để đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống và ngăn ngừa, loại bỏ những tiêu cực trong xã hội. Xã hội ngày nay, cần lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực của bệnh vô cảm, để cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 4)
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?
Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 5)
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam ngày nay, bên cạnh những vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một vấn đề gây nhức nhối làm ô nhiễm môi trường do ý thức con người gây ra, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ ngắm cảnh, do lười ra chỗ thùng rác mà người ta cũng tiện tay vứt rác xuống bờ hồ.
Xả rác bừa bãi là thói quen từ lâu của nhiều người. Hiện tượng này có cả trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì tiện tau mở của sổ vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường khi đang trên xe. Hay một số người ý thức kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Nhiều người đi du lịch các nước phát triển về khoe: Ôi đi Singapore sạch lắm, ôi qua Mỹ sạch lắm, họ đi du lịch không tiếc tiền. Nhưng chính tại nơi mình sống, họ lại tiếc 30 - 50 ngàn đồng tiền đổ rác, đem rác ném lung tung, gây ra một vấn nạn rác ô nhiễm.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, hành vi vứt rác bừa bãi là một hành động xấu, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, thể hiện sự vô văn hóa. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức, mỗi người hãy tiện tay mang rác đến đúng thùng rác và nơi quy định để vứt, giúp giữ cho môi trường sống luôn trong lành, sạch đẹp.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 6)
Bạo lực học đường – vấn đề chưa bao giờ là cũ
Khái niệm về bạo lực học đường
Bạo lực học đường – không đơn thuần chỉ là một cuộc xô xát, đánh nhau giữa các học sinh như nhiều người thường nghĩ. “Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.
Thực tế cho thấy, nhiều người đang có cái hiểu sai lệch và không đầy đủ về bạo lực học đường. Họ cho rằng bạo lực học đường chỉ là sự va chạm và để lại thương tích về mặt thể xác mà không hề biết, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hành vi cô lập bạn học, gây áp lực về mặt tinh thần cũng là bạo lực học đường. Nhiều người còn có suy nghĩ, bạn học đánh chửi, lăng mạ nhau là chuyện “bình thường”, là hành vi “trêu đùa” hoặc nghĩ rằng “không làm gì sao lại bị đánh” và cho rằng đó là việc làm đúng đắn mà không hề nghĩ đến hệ lụy sau này.
Thực trạng bạo lực học đường
Theo số liệu thực tế của UNESCO năm 2017 chỉ rõ, tỉ lệ trẻ em vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường lên đến con số 246 triệu người. Thực tế hiện nay cho thấy, hiện nay con số này đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, không chỉ về số lượng mà còn về mức độ nguy hiểm. Trong môi trường học tập, thành viên nào cũng sẽ đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, không chỉ là học sinh, sinh viên mà còn có các thầy cô giáo.
Thật khó có thể tin được, hiện nay vấn nạn bạo lực học đường đang ở mức báo động đỏ và đang không ngừng gia tăng. Tính chất của mỗi vụ bạo lực học đường lại càng khiến người ta bất ngờ hơn, không thể tin được, tại sao trong môi trường học đường lại có những hành vi bắt nạt bạn học trắng trợn và ghê sợ đến vậy. Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân, các em sẵn sàng chặn đánh bạn, dùng những lời lẽ tục tĩu chửi bới, đe dọa, thậm chí là xâm phạm thân thể bạn học bằng cách cắt tóc, cắt quần áo. Ghê sợ hơn nữa là việc quay lại video clip và tung lên các trang mạng xã hội, lấy đó làm niềm vui, là chiến tích để tự hào.
Hiện nay, đa số bạo lực học đường được thực hiện dựa trên bạo lực về tinh thần. Trẻ em có cách thể hiện bạo lực học đường của trẻ em, người lớn có cách thực hiện của người lớn. Ngay từ những lớp cấp một, các em đã “cô lập” bạn học của mình bằng cách bắt cả lớp ký giấy “không được chơi cùng bạn A” và nói những lời lẽ khó nghe nhằm mục đích chế giễu bạn. Sang đến lớp lớn hơn, bạo lực học đường lại được thể hiện qua những lần xô xát, qua những vết thương trên người nạn nhân, qua những lời nhục mạ chửi bới và qua những clip được tung lên mạng xã hội. Nạn nhân không chỉ bị cô lập mà còn trở thành trò cười cho cả trường. Và có những người, dù không tham gia trực tiếp vào quá trình đánh đập, nhưng lại để lại những lời lẽ khiếm nhã trong phần bình luận về những video clip được tung lên mạng, đã thể hiện hành động gián tiếp trong bạo lực học đường: bạo lực tinh thần.
Đâu là lí do dẫn đến bạo lực học đường?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường, đó có thể là từ phía gia đình, từ nhà trường, xã hội và quan trọng hơn là từ chính sự phát triển trong suy nghĩ của học sinh. Thực tế cho thấy, tình trạng bạo lực học đường hiện nay xuất hiện nhiều nhất là ở độ tuổi từ 12 – 17 tuổi, là giai đoạn phát triển tâm sinh lí, tình cảm của con người. Đặc điểm của độ tuổi này là tâm lý không ổn định, có suy nghĩ bồng bột và có khao khát được chứng tỏ bản thân. Rất nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra, nhưng khi được hỏi về lí do thì nhiều người phải “bật ngửa” vì lí do hết sức đơn giản như: “nó nhìn đểu em”, “mặt nó vênh váo nhìn ghét” hay “nó học giỏi hơn em nhưng không cho em chép bài trong giờ kiểm tra”,.. . Chỉ vì những việc nhỏ nhặt nhưng các em sẵn sàng gây sự, đánh đập, chửi bới nhau và thậm chí là sát hại bạn để “thể hiện” bản thân mình.
Lí do dẫn đến hành vi bạo lực học đường cũng xuất phát từ phía gia đình của học sinh. Gia đình là môi trường đầu tiên mỗi đứa trẻ được tiếp xúc, có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành tính cách và định hướng sống. Mỗi gia đình Việt hiện nay đang dạy trẻ theo hai xu hướng chính, đó là đánh mắng và chiều chuộng. Nhưng việc la mắng, đánh đập thô bạo khi con mắc sai lầm sẽ khiến tâm lý trẻ thường xuyên bị đè nén bằng bạo lực và các em sẽ chọn cách giải tỏa ở mối quan hệ học đường bằng việc làm y hệt với bạn học của mình. Hành vi cha mẹ nuông chiều con quá mức cũng không tốt, nó làm xuất hiện tâm lý háo thắng ở trẻ, tính tự phụ và tự kiêu và sẽ có những hành vi quá mức với bạn học khi không được “chiều chuộng” ở môi trường giáo dục.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường cũng một phần do chế độ giáo dục tại các trường học chưa được hiệu quả. Các vụ việc bạo lực học đường chưa được hiểu một cách chính xác, chưa chạm tới được gốc rễ vấn đề từ tâm lý của học sinh và cả giáo viên. Các trường học đã cố gắng đưa ra giải pháp tác động đến tâm lý học sinh từ năm học 2018 – 2019 khi thành lập Ban phụ trách tư vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên trên thực tế, Ban này chỉ hoạt động mang tính hình thức, một phần vì các em học sinh còn ngại ngùng chia sẻ các vấn đề cá nhân, nhưng cũng một phần vì tại các trường THCS, THPT hiện nay rất ít giáo viên có kiến thức chuyên môn đủ sâu về tâm lý học để có thể tư vấn một cách chi tiết, đưa ra các giải pháp hiệu quả cho học sinh.Đồng thời, lối suy nghĩ bạo lực học đường chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau vẫn rất phổ biến, việc xác định học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường từ giáo viên chưa được xem xét một cách nghiêm túc, dẫn đến bỏ sót rất nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra âm thầm trong các trường học. Lối suy nghĩ này hiện diện ngay trong giải pháp giải quyết bạo lực học đường nêu trên, khi Ban phụ trách tư vấn học đường không hướng đến đối tượng là giáo viên, từ đó không giải quyết được triệt để tình trạng bạo lực học đường.
Tác động từ phía xã hội cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Theo thống kê hiện nay, bạo lực học đường đa phần xảy ra tại các vùng nông thôn, tại môi trường có trình độ dân trí thấp, thường xuyên xảy ra nhiều tệ nạn xã hội. Sống và tiếp xúc lâu trong môi trường không tốt, dần dần đã hình thành suy nghĩ và hành động tiêu cực dẫn đến bạo lực học đường.
Không chỉ dừng lại ở đó, việc mạng xã hội phát triển nhanh chóng hiện nay cũng dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Sự xuất hiện ngày một nhiều các phim ảnh, truyện tranh có thiên hướng bạo lực tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, đặc biệt là các phim về đời sống giang hồ, xã hội đen,… cộng hưởng với sự thiếu quan tâm, định hướng, phân tích đúng đắn từ bố mẹ, để con cái tiếp xúc với những nội dung bạo lực với tần suất lớn, không được kiểm soát sẽ gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng và trở thành hành vi bạo lực.
Ngăn chặn bạo lực học đường hiệu quả.
Bạo lực học đường là vấn nạn đã tồn tại rất lâu trong “đời sống” học đường, mặc dù càng ngày nó càng được chú ý và xử lý quyết liệt hơn, nhưng đó mới là các biện pháp ở phần ngọn và chưa triệt để. Để giải quyết bạo lực học đường hiệu quả, cần có biện pháp quyết liệt hơn nữa, sự chung tay từ cả các cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình và xã hội giải quyết gốc rễ vấn đề này.
Cần giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn bé về các hành vi bạo lực học đường là sai trái. Mỗi nhà trường cần sáng tạo hơn trong những đợt tuyên truyền về bạo lực học đường thay vì chỉ hô hào khẩu hiệu hay những cuộc thi tìm hiểu nặng tính hình thức. Cần có các buổi trao đổi về bạo lực học đường kết hợp cùng các Đoàn Luật sư, Công an phường về các trường để mọi người hiểu hơn về hậu quả pháp lý có thể phải chịu khi thực hiện hành vi bạo lực học đường,… Ban phụ trách tư vấn tâm lý học đường cần thật sự hoạt động chứ không chỉ dừng ở hình thức, đặc biệt đối tượng để tư vấn tâm lý phải gồm cả giáo viên. Để làm được điều này, trước mắt cần mời các chuyên gia tâm lý về hoạt động tại trường. Giải pháp lâu dài đặt ra, đó là cần đào tạo về tâm lý học một cách bài bản ngay từ khi các giáo viên tương lai còn ngồi trên ghế trường đại học, và đây sẽ là một trong những kiến thức bắt buộc khi xem xét tuyển dụng giáo viên tại các trường THCS, THPT.
Về phía gia đình, các bậc phụ huynh nên bỏ quan điểm “yêu cho roi cho vọt”, và nuông chiều con quá mức. Cần tâm sự với con thường xuyên để hướng đến việc nắm bắt tâm lý, từ đó trở thành người bạn của con, kịp thời chấn chỉnh các suy nghĩ lệch lạc và giúp con xử lý các vấn đề trong cuộc sống. Cần quan tâm đến đời sống tinh thần của con trẻ, nên kết hợp cùng nhà trường giáo dục nhằm hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con. Hãy để trẻ phát triển trong một môi trường lành mạnh và tốt đẹp, tránh xa “bạo lực” ngay từ khi còn bé.
Hãy kiểm soát tốt hành vi và việc làm của bản thân, đừng tự biến mình trở thành nạn nhân hay thủ phạm của bạo lực học đường. Nếu không đủ khả năng ngăn cản, đừng bao giờ có hành vi “hùa” vào bắt nạt bạn học. Đừng để bạo lực học đường, mãi mãi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 7)
Theo số liệu thực tế của UNESCO năm 2017 chỉ rõ, tỉ lệ trẻ em vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường lên đến con số 246 triệu người. Thực tế hiện nay cho thấy, hiện nay con số này đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, không chỉ về số lượng mà còn về mức độ nguy hiểm. Trong môi trường học tập, thành viên nào cũng sẽ đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, không chỉ là học sinh, sinh viên mà còn có các thầy cô giáo.
Thật khó có thể tin được, hiện nay vấn nạn bạo lực học đường đang ở mức báo động đỏ và đang không ngừng gia tăng. Tính chất của mỗi vụ bạo lực học đường lại càng khiến người ta bất ngờ hơn, không thể tin được, tại sao trong môi trường học đường lại có những hành vi bắt nạt bạn học trắng trợn và ghê sợ đến vậy. Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân, các em sẵn sàng chặn đánh bạn, dùng những lời lẽ tục tĩu chửi bới, đe dọa, thậm chí là xâm phạm thân thể bạn học bằng cách cắt tóc, cắt quần áo. Ghê sợ hơn nữa là việc quay lại video clip và tung lên các trang mạng xã hội, lấy đó làm niềm vui, là chiến tích để tự hào.
Hiện nay, đa số bạo lực học đường được thực hiện dựa trên bạo lực về tinh thần. Trẻ em có cách thể hiện bạo lực học đường của trẻ em, người lớn có cách thực hiện của người lớn. Ngay từ những lớp cấp một, các em đã “cô lập” bạn học của mình bằng cách bắt cả lớp ký giấy “không được chơi cùng bạn A” và nói những lời lẽ khó nghe nhằm mục đích chế giễu bạn. Sang đến lớp lớn hơn, bạo lực học đường lại được thể hiện qua những lần xô xát, qua những vết thương trên người nạn nhân, qua những lời nhục mạ chửi bới và qua những clip được tung lên mạng xã hội. Nạn nhân không chỉ bị cô lập mà còn trở thành trò cười cho cả trường. Và có những người, dù không tham gia trực tiếp vào quá trình đánh đập, nhưng lại để lại những lời lẽ khiếm nhã trong phần bình luận về những video clip được tung lên mạng, đã thể hiện hành động gián tiếp trong bạo lực học đường: bạo lực tinh thần.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường, đó có thể là từ phía gia đình, từ nhà trường, xã hội và quan trọng hơn là từ chính sự phát triển trong suy nghĩ của học sinh. Thực tế cho thấy, tình trạng bạo lực học đường hiện nay xuất hiện nhiều nhất là ở độ tuổi từ 12 – 17 tuổi, là giai đoạn phát triển tâm sinh lí, tình cảm của con người. Đặc điểm của độ tuổi này là tâm lý không ổn định, có suy nghĩ bồng bột và có khao khát được chứng tỏ bản thân. Rất nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra, nhưng khi được hỏi về lí do thì nhiều người phải “bật ngửa” vì lí do hết sức đơn giản như: “nó nhìn đểu em”, “mặt nó vênh váo nhìn ghét” hay “nó học giỏi hơn em nhưng không cho em chép bài trong giờ kiểm tra”,.. . Chỉ vì những việc nhỏ nhặt nhưng các em sẵn sàng gây sự, đánh đập, chửi bới nhau và thậm chí là sát hại bạn để “thể hiện” bản thân mình.
Lí do dẫn đến hành vi bạo lực học đường cũng xuất phát từ phía gia đình của học sinh. Gia đình là môi trường đầu tiên mỗi đứa trẻ được tiếp xúc, có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành tính cách và định hướng sống. Mỗi gia đình Việt hiện nay đang dạy trẻ theo hai xu hướng chính, đó là đánh mắng và chiều chuộng. Nhưng việc la mắng, đánh đập thô bạo khi con mắc sai lầm sẽ khiến tâm lý trẻ thường xuyên bị đè nén bằng bạo lực và các em sẽ chọn cách giải tỏa ở mối quan hệ học đường bằng việc làm y hệt với bạn học của mình. Hành vi cha mẹ nuông chiều con quá mức cũng không tốt, nó làm xuất hiện tâm lý háo thắng ở trẻ, tính tự phụ và tự kiêu và sẽ có những hành vi quá mức với bạn học khi không được “chiều chuộng” ở môi trường giáo dục.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường cũng một phần do chế độ giáo dục tại các trường học chưa được hiệu quả. Các vụ việc bạo lực học đường chưa được hiểu một cách chính xác, chưa chạm tới được gốc rễ vấn đề từ tâm lý của học sinh và cả giáo viên. Các trường học đã cố gắng đưa ra giải pháp tác động đến tâm lý học sinh từ năm học 2018 – 2019 khi thành lập Ban phụ trách tư vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên trên thực tế, Ban này chỉ hoạt động mang tính hình thức, một phần vì các em học sinh còn ngại ngùng chia sẻ các vấn đề cá nhân, nhưng cũng một phần vì tại các trường THCS, THPT hiện nay rất ít giáo viên có kiến thức chuyên môn đủ sâu về tâm lý học để có thể tư vấn một cách chi tiết, đưa ra các giải pháp hiệu quả cho học sinh.Đồng thời, lối suy nghĩ bạo lực học đường chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau vẫn rất phổ biến, việc xác định học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường từ giáo viên chưa được xem xét một cách nghiêm túc, dẫn đến bỏ sót rất nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra âm thầm trong các trường học. Lối suy nghĩ này hiện diện ngay trong giải pháp giải quyết bạo lực học đường nêu trên, khi Ban phụ trách tư vấn học đường không hướng đến đối tượng là giáo viên, từ đó không giải quyết được triệt để tình trạng bạo lực học đường.
Tác động từ phía xã hội cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Theo thống kê hiện nay, bạo lực học đường đa phần xảy ra tại các vùng nông thôn, tại môi trường có trình độ dân trí thấp, thường xuyên xảy ra nhiều tệ nạn xã hội. Sống và tiếp xúc lâu trong môi trường không tốt, dần dần đã hình thành suy nghĩ và hành động tiêu cực dẫn đến bạo lực học đường.
Không chỉ dừng lại ở đó, việc mạng xã hội phát triển nhanh chóng hiện nay cũng dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Sự xuất hiện ngày một nhiều các phim ảnh, truyện tranh có thiên hướng bạo lực tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, đặc biệt là các phim về đời sống giang hồ, xã hội đen,… cộng hưởng với sự thiếu quan tâm, định hướng, phân tích đúng đắn từ bố mẹ, để con cái tiếp xúc với những nội dung bạo lực với tần suất lớn, không được kiểm soát sẽ gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng và trở thành hành vi bạo lực.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 8)
Việc bảo vệ môi trường sống đang là một trong số những vấn đề đang được cả thế giới quan tâ. Môi trường sống của con người hiện đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng. Vì vậy mà mỗi chúng ta cần có hành động để bảo vệ môi trường..
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ra môi trường không khí đã gây ra một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Trong giai đoạn hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền của đất nước ta hiện đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch cũng chiếm tỉ lệ không lớn.
Các nguồn nước như ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… đa số đều bị ô nhiễm. Bên cạnh đó thì đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, các loại rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện ngày càng nhiều.
Chúng ta nhận thấy rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm nước gây ra khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng bị nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
Chất lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất khi đã bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khí CO2 được sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn góp phần quan trọng làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có cũng sẽ dần bị phá hủy và nhiều hậu quả to lớn khác.
Chúng ta thấy được rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đó là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng con người chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ cũng bị giảm nghiêm trọng. Bởi vì nguồn lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các doanh nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí và nhiều loại chất thải độc hại khác ra môi trường.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên chúng ta cũng sẽ cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân mỗi một con người đều sẽ cần phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh được ban hành nhằm mục đích để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường cũng cần có trách nhiệm phải phối hợp với các ban ngành thường xuyên thực hiện việc nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh.
Mỗi chúng ta đều sẽ có trách nhiệm cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để nhằm mục đích có thể khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, từ đó góp phần tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Nói chung lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng và mỗi chúng ta đều cần có trách nhiệm lên án và loại bỏ nó. Việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống của mọi người, cũng bởi vì vậy mà mỗi người chúng ta đều sẽ cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường trong sạch
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 9)
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ việc coi thường người có hoàn cảnh khó khăn
Những người có hoàn cảnh khó khăn là người phải chịu nhiều nỗi đau khổ và bất hạnh trong cuộc sống. Thay vì giúp đỡ họ, một bộ phận người lại tỏ ra kì thị, coi thường. Lâu dần, thái độ, suy nghĩ ấy phát triển thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của không ít người trong xã hội hiện nay.
Coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là thái độ thiếu tôn trọng, khinh mạt người có điều kiện và mức sống thấp hơn mình. Những người này thường đặt mình ở vị trí tối cao, thượng đẳng trong xã hội để nhìn cuộc đời bằng con mắt khinh bỉ, thiếu tôn trọng người khác.
Nguyên nhân dẫn đến hành động, quan niệm này bắt nguồn từ nhận thức sai lệch và bản chất hẹp hòi, ích kỉ của một bộ phận người. Họ cho rằng bản thân không có nghĩa vụ phải chăm lo, trợ giúp mà công việc ấy thuộc về xã hội, nhà nước và chính phủ sẽ có trách nhiệm trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn. Lối sống thờ ơ, vô cảm đã khiến họ dửng dưng trước sự khổ cực của người khác.
Để từ bỏ quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần hướng tới cái nhìn khách quan, công nhận nỗ lực của người khác. Ai cũng có quyền được sống và khát khao về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.
Chính vì thế, mỗi người hãy nâng cao nhận thức bản thân và san sẻ, trao đi yêu thương thông qua hành động thiết thực. Hàng năm, rất nhiều những chương trình thiện nguyện được tổ chức. Đây là cơ hội để mỗi người đóng góp nguồn lực nhỏ bé của mình để lan tỏa giá trị nhân văn và cải thiện chất lượng sống cho những người nghèo khổ trong xã hội.
Từ những phân tích trên các bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ cộng đồng và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang réo lên một hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường được biết đến chính là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây ra những tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường sẽ xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cuộc sống con người.
Bởi vì công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu nên vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Ô nhiễm môi trường xảy đến cũng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của tất cả các loại động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm cũng từ đó mà đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản chính là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, nó có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay cũng đã được báo đài đưa tin hàng ngày cùng với đó là hình ảnh rác thải tràn ngập và những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động của xã hội. Nhiều ngày không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà cả hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường này là bởi vì ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và những giải pháp được đưa ra nhằm mục đích để có thể bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để. Ô nhiễm môi trường cũng đã trở thành một mối quan tâm lớn được sử dụng nhằm mục đích để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để nhằm mục đích có thể giảm ô nhiễm môi trường. Một trong những số biện pháp được sử dụng đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách. Bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm chính là trách nhiệm của mỗi một cá nhân hay tổ chức.
Cũng chính bởi vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người đều sẽ cần có những nhận thức rõ ràng và đúng đắn về các tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta sẽ cần phải cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa các lượng rác thải, khí thải. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như bảo vệ được sự phát triển của con người và tự nhiên.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 10)
Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.
Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé.
Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.
Dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ.
Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 11)
Bạo lực học đường là vấn nạn đã tồn tại rất lâu trong “đời sống” học đường, mặc dù càng ngày nó càng được chú ý và xử lý quyết liệt hơn, nhưng đó mới là các biện pháp ở phần ngọn và chưa triệt để. Để giải quyết bạo lực học đường hiệu quả, cần có biện pháp quyết liệt hơn nữa, sự chung tay từ cả các cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình và xã hội giải quyết gốc rễ vấn đề này.
Cần giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn bé về các hành vi bạo lực học đường là sai trái. Mỗi nhà trường cần sáng tạo hơn trong những đợt tuyên truyền về bạo lực học đường thay vì chỉ hô hào khẩu hiệu hay những cuộc thi tìm hiểu nặng tính hình thức. Cần có các buổi trao đổi về bạo lực học đường kết hợp cùng các Đoàn Luật sư, Công an phường về các trường để mọi người hiểu hơn về hậu quả pháp lý có thể phải chịu khi thực hiện hành vi bạo lực học đường,… Ban phụ trách tư vấn tâm lý học đường cần thật sự hoạt động chứ không chỉ dừng ở hình thức, đặc biệt đối tượng để tư vấn tâm lý phải gồm cả giáo viên. Để làm được điều này, trước mắt cần mời các chuyên gia tâm lý về hoạt động tại trường. Giải pháp lâu dài đặt ra, đó là cần đào tạo về tâm lý học một cách bài bản ngay từ khi các giáo viên tương lai còn ngồi trên ghế trường đại học, và đây sẽ là một trong những kiến thức bắt buộc khi xem xét tuyển dụng giáo viên tại các trường THCS, THPT.
Về phía gia đình, các bậc phụ huynh nên bỏ quan điểm “yêu cho roi cho vọt”, và nuông chiều con quá mức. Cần tâm sự với con thường xuyên để hướng đến việc nắm bắt tâm lý, từ đó trở thành người bạn của con, kịp thời chấn chỉnh các suy nghĩ lệch lạc và giúp con xử lý các vấn đề trong cuộc sống. Cần quan tâm đến đời sống tinh thần của con trẻ, nên kết hợp cùng nhà trường giáo dục nhằm hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con. Hãy để trẻ phát triển trong một môi trường lành mạnh và tốt đẹp, tránh xa “bạo lực” ngay từ khi còn bé.
Hãy kiểm soát tốt hành vi và việc làm của bản thân, đừng tự biến mình trở thành nạn nhân hay thủ phạm của bạo lực học đường. Nếu không đủ khả năng ngăn cản, đừng bao giờ có hành vi “hùa” vào bắt nạt bạn học. Đừng để bạo lực học đường, mãi mãi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội.
Viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 12)
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kỳ thị với những người khuyết tật.
Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.
Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ.
Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt.
Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình.
Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội.
Kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.
Xem thêm một số bài văn 10 Kết nối tri thức hay khác:
Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Viết bài văn thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
Phân tích tâm trạng nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan