Trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
Dàn ý: Trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học
- Mở đoạn: Giới thiệu văn bản nghị luận mà em muốn trình bày suy nghĩ
- Thân đoạn: Suy nghĩ của em về văn bản đó
+ Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.
+ Hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ
+ Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn.
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về văn bản.
Một số đoạn văn mẫu hay: Trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học
Mẫu số 1
Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Bằng hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ , qua đó ta hiểu rõ hơn về những tình cảm của anh chiến sĩ dành cho người bà của mình.
- Vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: là một tác phẩm nghị luận đặc sắc làm nổi bật những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: Bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mạch lạc, sắc nét.
Mẫu số 2
Em rất cảm động với tình cảm bà cháu thiêng liêng trong tác phẩm thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà khốn khó ấy, đã chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Tình cảm thiêng liêng ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.
Mẫu số 3
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm Đất rừng phương Nam đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.
Mẫu số 4
Văn bản nghị luận để lại ấn tượng sâu sắc trong em là bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. Văn bản được chia làm ba phần rõ ràng: phần một tác giả nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, phần hai là những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay và cuối cùng là bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. Mục đích mà tác phẩm hướng đến là giúp cho người đọc hiểu hơn về việc đọc sách quan trọng như thế nào và thúc đẩy việc đọc sách trong giới trẻ.
Mẫu số 5
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
Mẫu số 6
“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Câu mở rộng chủ ngữ: Những lí lẽ và dẫn chứng mà (tác giả/ đưa ra) đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
Câu mở rộng vị ngữ: “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là (một văn bản nghị luận văn học/ rất hay và giàu giá trị).
Mẫu số 7
“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra)//đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
Câu mở rộng vị ngữ: “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”//là (một văn bản nghị luận văn học/ rất hay và giàu giá trị).
Mẫu số 8
“Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” là một văn bản nghị luận văn học rất giá trị. Với văn bản này, tác giả đã làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và con người sống ở vùng đất phương Nam. Những lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng một cách khoa học, chính xác. Bên cạnh đó, nhà văn còn đưa ra đánh giá, nhận định về truyện Đất rừng phương Nam để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm này. Các phần nằm trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.
Câu mở rộng chủ ngữ:(Các phần/nằm trong văn bản)// có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung
Câu mở rộng vị ngữ: “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”//là (một văn bản nghị luận văn học/ rất giá trị).
Mẫu số 9
Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Bằng hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ, qua đó ta hiểu rõ hơn về những tình cảm của anh chiến sĩ dành cho người bà của mình.
- Vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: là một tác phẩm nghị luận đặc sắc làm nổi bật những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: Bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mạch lạc, sắc nét.
Mẫu số 10
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là một trong những truyện ngắn mà tôi yêu thích. Nội dung truyện kể về cô bé Kiều Phương có năng khiếu vẽ. Lúc đầu chưa ai biết đến khả năng này của Kiều Phương. Nhưng sau khi chú Tiến Lê xem các bức vẽ của cô bé thì cả nhà đều biết và quan tâm đến tài năng hội họa này nhiều hơn. Chỉ có người anh là cảm thấy mình bất tài, kém cỏi so với em và bắt đầu cáu kỉnh, có chút ghen ghét với em mình. Bằng tấm lòng yêu thương anh của Kiều Phương, một lần thi vẽ, cô bé đã vẽ hình ảnh anh trai của mình và giành được giải nhất. Ở phòng triển lãm, người anh nhìn thấy bức tranh, ân hận và yêu thương em mình nhiều hơn. Đây là một truyện ngắn khai thác sự phát triển trong tâm lý của người anh, từ việc coi cô em gái là trẻ con đến khi cảm thấy đố kị và cuối cùng là nhận ra lỗi lầm và yêu thương em mình. Truyện ngắn đã cho tôi bài học về cách suy nghĩ và ứng xử với mọi người trong cuộc sống.
Mẫu số 11
Truyện ngắn Điều không tính trước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể về câu chuyện giữa ba cậu bé: nhân vật “tôi”, Nghi và Phước. Chỉ từ một trận bóng đá mà hai bên không ai công nhận bàn thắng của ai đã dẫn tới những ý định đánh nhau, trả đũa. Ở một ngã tư, sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, nhân vật “tôi” và Phước đợi Nghi đi qua để báo thù. Nhưng sự ngây ngô, không để bụng của Nghi, thậm chí là làm hòa trước đã khiến nhân vật “tôi” và Phước bỏ ý định và cùng nhau đi xem phim. Thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Nhật Ánh đã gửi thông điệp về một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp.
Mẫu số 12
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam là một truyện ngắn tôi yêu thích vì đã nói đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Gió lạnh mùa đông đã đến, Sơn cùng chị Lan đi ra ngoài chơi. Đứng ở ngoài trời lạnh giá, bé Hiên chỉ phong phanh có chiếc áo rách. Hai chị em Sơn và Lan đã quyết định cho Hiên cái áo bông cũ. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.
Xem thêm các bài văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: