TOP 12 Bài văn Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) lớp 10 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản)

Đề bài: Viết bài văn phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản).

Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản hay nhất - Văn 10Dàn ý phân tích chùm thơ Hai-cư

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát về bài thơ.

2. Thân bài

* Nội dung:

- Tâm trạng của con người trong cảnh chiều thu:

+ Hình ảnh trung tâm: "con quạ" gợi ra sự tang tóc, buồn bã.

+ Không gian: cành cây khô.

+ Thời gian: chiều thu.

=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, thiếu sức sống.

* Nghệ thuật:

+ Dung lượng ngắn.

+ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.

+ Ngôn từ cô đọng, hàm súc.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

Một số bài văn mẫu hay

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 1)

Ta đã nghe đâu câu nói: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại”. Thật vậy, nghệ thuật thơ ca sinh ra từ cái nôi đời sống nhưng lại phát triển trong tâm hồn của con người. Cùng với sự phát triển ấy, thơ nuôi dưỡng và giáo dục con người ta theo đúng cái nghĩa nhân văn của nghệ thuật. Thơ mang vẻ đẹp tinh xảo của nghệ thuật ngôn từ, tuy nhiên thơ không chỉ là vậy! Con chữ không thể là cái xác khô nằm “yên nghỉ” trên trang giấy; mà thơ phải sống trong lòng độc giả, gieo vào đó hạt giống của những điều tốt đẹp. Chứ thơ không thể “chết” trên trang giấy và để lại nơi tâm hồn con người ta sự đen tối, độc hại và điêu tàn. Tất cả những điều ấy như thể đang nói về thơ Haiku-giai điệu đã ngân vang hàng thế kỉ qua ở xứ sở hoa anh đào.

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm từ đời sống con người, “thi” và “nhân” ở giữa vòng liên đới không thể nào tách rời khỏi nhau, nó giống như một mối quan hệ cho dù người ta có cố gắng giằng xé đến đâu thì thơ với đời sống vẫn quấn quýt không rời. Trong cuộc “hôn phối” kéo dài cả thiên thu ấy thơ đã “chăm sóc” con người ta bằng sự nhận thức đối với cuộc sống, khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng, tưởng tượng phong phú và bằng cả sự rung động của ngôn từ giàu tính nghệ thuật. Đi vào trong kho tàng văn hoá Á Đông vĩ đại, giàu sang và trở thành một tài sản vô giá của nền văn hóa Nhật Bản theo một cách rất riêng, thơ Haiku là kết tinh nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII và thịnh hành vào thời kỳ Edo những năm 1603-1867 thơ Haiku mang hơi thở của Thiền tông, in đậm dấu ấn của thế giới u huyền, thoát tục, đồng thời chứa đựng trong mình bức tranh thiên nhiên rộng lớn với những âm thanh màu sắc đặc trưng cho bốn mùa, được thể hiện dưới một hình thức ngắn gọn, cô đọng.

Linh hồn của văn học Nhật Bản không phô trương, hoa mỹ về mặt hình thức bởi mỗi bài thơ chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết. Tuy vậy, sức chứa về mặt tư tưởng, triết lí nhân sinh của thơ Haiku lại vô cùng sâu và rộng. Nhà thơ Tago từng nhận xét về thơ Haiku: “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”. Chẳng cần phải nói nhiều bởi tâm hồn con người ta là phong phú, hãy để bạn đọc tự vẽ ra thế giới mà họ mong muốn. Thơ thiên về gợi hơn là miêu tả và diễn giải. Sức sống và sự hấp dẫn của Thơ Hai -cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn khơi gợi nhiều cảm xúc suy nghĩ. Tưởng chừng như cô đọng làm thơ Haiku thêm nặng nề, nhưng không! Thơ Haiku lại nhẹ nhàng, bay bổng đến kì lạ. Sự nhẹ nhàng ấy đến từ tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn hoà hợp với đất trời được thể hiện qua “quý từ” chỉ mùa mà bài thơ Haiku nào cũng có.

Đến với đất nước Nhật Bản là đến với xứ sở huyền bí của Thần đạo với vô số các tập tục và nghi lễ; với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào nở rộ nên còn gọi là “Xứ sở hoa anh đào”; với những “Thiếu nữ duyên dáng trong tà áo Kimono”. Đây còn là xứ sở dũng mãnh của “Truyền thống võ sĩ đạo” và “Kiếm đạo”, của những môn phái võ thuật nổi tiếng như: Sumo, aikido, karate, judo. Trên sân khấu kịch Nô là những gương “Mặt nạ” người trầm lặng không nói và bất động. Chúng ta sẽ bị chìm đắm trong những trang tiểu thuyết dài hàng nghìn trang nhưng lại ấn tượng với những vần thơ hai-cư cực ngắn gắn liền với tên tuổi của Basho, Chiyô, Issa…với những nét thơ riêng nhưng chung quy lại đều là sự tinh tế của tâm hồn người Nhật.

Thơ Haiku có rất nhiều đặc tính nhưng điều làm Bashô – nhà thơ có công lớn trong việc hoàn thiện thơ Haiku để tâm hơn cả đó chính là cảm thức về sự tịch mịch, sâu xa vô hạn của sự vật, nhìn thấy sự vật tự bộc lộ một cách kì diệu, cảm thức ấy được gọi với cái tên Sabi-niềm cô đơn huy hoàng được Bashô thể hiện sâu thẳm nhất trong bài thơ:

“Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều thu”

Thoạt nghe ta thấy bài thơ như một bức tranh thuỷ mặc với gam màu trầm tối, lạnh lẽo. “Cành cây khô” và “chim quạ đậu” dường như đã mang hết thảy những đặc điểm của một “chiều thu” u buồn. Thu về lá cây như trút hết khỏi cành chỉ để lại sự gầy guộc, khẳng khiu vô cùng. Nó như chừa lại chỗ đứng cho chim quạ với cái màu đen tuyền và con mắt sắc lẹm. Nếu như thơ Nguyễn Khuyến khiến chúng ta liên tưởng đến một mùa thu với sự lạnh lẽo, trong trong trẻo như trong câu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

(Thu điếu-Nguyễn Khuyến)

Thì ở đây Ba-sô cũng gợi ra cho ta những hình ảnh như vậy nhưng với một cảm giác khác hoàn toàn. Một chiều thu sầu não, vắng lặng đến cô tịch khiến lòng ta phải cảm thấy u hoài. Nhưng thật kì lạ, bày ra trước mắt là cái vẻ cô liêu nhưng tâm hồn ta lại chẳng hề thấy chán chường hay bi luỵ, oán đời. Khác với Xuân Diệu trong “Đây mùa thu tới”:

“Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li”

Đây chính là cảm thức Sabi, một cảm thức hùng vĩ chứ không phải nỗi cô đơn, bi luỵ cá nhân. Đọc bài thơ ta mới hiểu thế nào là chất Sa-bi đơn sơ, tao nhã, cô liêu đến tiêu điều nhưng lại chẳng đem cho ta cái cảm giác đau khổ.

Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến xứ sở hoa anh đào, mặt trời mọc, áo kimono, nhắc đến một dân tộc thấm đẫm chất thiền, mà thơ Haiku như là một biểu trưng. Ví như Đường luật của Trung Hoa hay Lục bát của Việt Nam mỗi nền văn hoá đều có những tư tưởng, đặc trưng riêng. Nhưng chúng ta biết rằng văn hóa không có cao hay thấp mà chỉ có sự khác biệt. Cũng vậy, hoa triêu nhan từ địa vị ăn nhờ ở đậu trong mắt người Việt, thì sang văn hóa Nhật Bản đã vươn lên ngôi nữ hoàng kiêu hãnh. Điều đó được chứng minh qua hàng loạt bài thơ Haiku. Hãy khoan nhắc đến những kiệt tác của thi sĩ Basho, bài thơ đặc sắc nhất gắn liền với hoa triêu nhan trong thơ Haiku có lẽ phải là bài thơ của nữ sĩ Chiyo:

“Ôi hoa triêu nhan
Dây gầu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên.”

Trong tinh thần của Thiền tông, không chỉ loài người hữu tình mà ngay cả loài cây cỏ cũng có khả năng giác ngộ, tức là có Phật tính. Bài thơ trên có thể được xem như một tuyên ngôn hùng hồn của lòng từ bi Phật giáo và phảng phất triết lý của Thiền Tông. Hoa triêu nhan vốn là một loại dây leo, đã quấn vào dây gàu để nở. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương nên bà chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp được hiện hữu. Một người lỗ mãng sẽ dễ dàng bứt nhánh triêu nhan để thuận lợi cho công việc múc nước của mình.

Bài thơ không giải thích nhưng tự thân sự kiện đã nói nhiều hơn ba câu thơ ngắn ngủi. Đây chính là tinh thần ý tại ngôn ngoại, lại cũng chính là sự vô ngôn của Thiền và là tính nhân văn của Phật giáo. Cần phải có một nội tâm tĩnh lặng, một tính cách dịu dàng và hơn cả là một tình thương lớn, một tấm lòng trắc ẩn lớn mới có cách hành xử như vậy. Một đóa triêu nhan mỏng manh làm tỏa sáng một tình thương mênh mông và cảm động. Sức sống mãnh liệt của đóa triêu nhan cũng chính là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhà thơ Lưu Đức Trung với bài thơ Haiku:

“Bìm bìm
Leo trên bờ ao
Tay ai vớt bèo”

Tạm chia tay với đóa triêu nhan xinh đẹp của nữ sĩ Chiyo, đào sâu vào kho tàng thơ Haiku phong phú và đồ sộ ta bắt gặp một con ốc miệt mài leo núi Phú Sĩ trong bài thơ của Issa-một trong bốn nhà thơ Haiku vĩ đại nhất của Nhật Bản:

“Chậm rì chậm rì
Kìa con ốc nhỏ
Trèo núi Fuji”

Nhà phê bình văn học nổi tiếng Belinxki từng tâm đắc: “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng”. Như một minh chứng rõ ràng, chỉ với 1 bài thơ Haiku ngắn gọn kết hợp với việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ của con vật nhà thơ Issa đã truyền tải thông điệp sâu sắc, triết lý, đầy nhân văn.

“Chậm rì, chậm rì” lời miêu tả chân thật, chính xác của nhà thơ dành cho chú ốc. Nhưng trong cái “chậm” ấy ta thấy được sự kiên nhẫn. Bản thân chỉ là một con ốc nhỏ di chuyển vô cùng chậm chạp, tuy chậm nhưng lại không dừng lại mà cứ đi mãi. Cùng với sự chậm chạp ấy là sự xuất hiện nhỏ bé, bình dị của chú ốc nhỏ. Trong thơ Haiku, việc sử dụng nghệ thuật tương phản cũng là một nét đặc trưng rất độc đáo. Đó là sự đối lập tương phản giữa cái vô hạn – hữu hạn, giữa không – có, giữa cái lớn – bé, xa – gần, con người – vũ trụ… Trong bài thơ “Ao cũ”, Ba-sô viết:

“Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xa”

Nhà thơ Issa cũng không nằm ngoài vòng đặc trưng ấy, trước cái nhỏ bé bình dị của chú ốc nhỏ là cả núi Phú Sĩ tuyết trắng hùng vĩ. Sự đối lập giữa lớn-nhỏ đã khiến cho chúng ta có nhiều suy tưởng. Trên thực tế cuộc sống, mỗi người đều là chú ốc nhỏ bé bình dị nhưng đều ấp ủ một giấc mơ cháy bỏng của riêng cuộc đời mình. Sức mạnh nội tại của chính bản thân chúng ta là nguồn sức mạnh động lực để thúc đẩy đưa chúng ta lên đến đỉnh cao của cuộc đời mình. Nếu mục tiêu của chú ốc nhỏ là chinh phục được núi Phú Sĩ thì ắt hẳn trong mỗi chúng ta đều có một đỉnh cao mà bản thân muốn chinh phục.

Bài thơ tuy ngắn gọn, hàm súc. Tứ thơ tối giản, chật chội về mặt từ ngữ nhưng ý vị của thơ Haiku không bao giờ là chật. Các sự việc được phản ánh trong thơ haiku có khi tưởng như rời rạc, không liên kết với nhau, nhưng thực ra giữa chúng có mối liên kết chặt chẽ từ bên trong. Từ “sự tinh giản của tâm hồn” (A.Tagor), thơ haiku đã tạo nên sức mạnh nghệ thuật to lớn. Chính vì thế, nhà nghiên cứu phê bình Roland Barther (Pháp) nhận xét: “Sự ngắn gọn của haiku không phải là vấn đề hình thức. Haiku không phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn mà là sự tin vắn tắt tìm ra được hình thức vừa vặn cho mình”. Hơn hết chính sự giản kiệm này là sự tôn trọng độc giả của các nhà thơ Haiku. Trên đường thơ, họ nhường lối cho người đọc, không lấn chiếm không làm nghẽn đường. Người đọc đi cùng nhà thơ và vẫn còn đi tiếp khi nhà thơ dừng lại. Tagor còn giải thích thêm rằng:

“Lý do khiến nhà thơ rút lui nhanh chóng thế vì người đọc Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng tượng rất lớn”.

Lời nhận xét của thi hào người Ấn có thể sẽ khiến những độc giả không phải người Nhật thấy chạnh lòng, nhưng khả năng đọc và thấu hiểu thơ Haiku không phải là đặc quyền của riêng người Nhật. Bất cứ ai cũng có thể thấu hiểu và yêu mến thơ Haiku, nhưng muốn thế, người đọc không có quyền thụ động. Nhà thơ không nói hộ ta tất cả. Cuộc nói chuyện hết lời cạn ý nào mà chẳng chán. Trò chuyện với thơ lại càng không thể để cho niềm chán ngán ấy nổi dậy.

Cũng như bao thể thơ khác, thơ Haiku đến với văn hoá của người Nhật như một mối cơ duyên trùng phùng vậy. Thơ bắt nguồn từ đời sống, đi qua những chặng đường dài để đến với độc giả và sau cùng lại trở về với đời sống với một vai trò là một “người mẹ” chứ không phải là một “đứa con” như thuở trước. Thơ trở về “đất mẹ” với trọng trách cao cả là giáo dục và tái tạo lại con người và xã hội. Cho nên trong quá trình “mở đường” cho thơ quay trở lại độc giả cần “mở lòng” đón nhận thơ bằng tất cả những gì mình có. Khoan đổ lỗi cho nhà thơ sáng tác tệ, khoan đổ lỗi cho bài thơ không hay, hãy tự xem rằng bản thân đã nâng tâm hồn lên gần với thi sĩ hay chưa? Đã góp công vào quá trình đồng sáng tạo nghệ thuật hay chưa? Khi đã ý thức được điều ấy, hãy để thi ca, nghệ thuật trở về với cuộc đời.

Người Nhật thực sự đã mở ra một con đường trải đầy những cánh anh đào cho thơ Haiku xuất hiện vào bốn thế kỉ trước quay trở lại với đời sống của người dân Nhật Bản, hơn thế con đường ấy đưa thơ Haiku đi vào ngôi đền của những điều vô giá.

Cho đến ngày nay, thơ Haiku Nhật Bản vẫn lôi cuốn người đọc nhiều nước trên thế giới bởi nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó. Đồng thời thể thơ này vẫn được nhiều người bắt chước sáng tác, nhưng không ai có thể vượt qua được thơ haiku Nhật Bản với những thi hào nổi tiếng. Thơ haiku là sản phẩm tinh thần riêng của người Nhật là niềm tự hào của đất nước Phù Tang, của xứ sở hoa anh đào.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 2)

Ba - sô là một danh sĩ lỗi lạc thời kỳ Edo của Nhật Bản. Những tác phẩm của ông để lại nhiều giá trị, phổ biến không những trong nước mà còn nổi tiếng khắp thế giới. Thơ ông là sự dung hợp và hài hoà giữa thiên nhiên và tấm lòng của người thi sĩ, nhẹ nhàng, bình dị mà trong sáng, gần gũi. Những bài thơ Hai cư tiêu biểu cho hồn thơ ấy của ông.

" Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương."

Sau hơn mười năm ròng xa cách quê nhà, sống ở vùng đất Edo bận rộn với cuộc sống thường ngày, ông trở về quê hương trong niềm vui của người con bao năm xa quê nhưng vẫn đong đầy tình cảm với vùng đất thương mến - nơi đã cùng ông gắn bó suốt một khoảng thời gian. Với Ba sô giờ đây, Edo như quê hương thứ hai của mình vậy, vẫn khôn nguôi nỗi nhớ da diết về cõi "cố hương". Phải chăng, nhà thơ đang muốn nhắn nhủ mỗi người nên trân trọng những gì gần gũi gắn bó quanh ta, những nơi ta đi và ta đến đều để lại những dấu ấn và kỉ niệm khó phai nên được trân trọng như một điều đẹp đẽ nhất. Bài thơ tuy ngắn gọn mà đong đầy những cảm xúc chân thành, bình dị, xinh xắn mà quá đỗi đáng quý, đáng yêu.

Qua bài thơ thứ hai, tình cảm lớn lao dành cho quê hương đất nước càng được tác giả thể hiện rõ với những dòng cảm xúc thấm đẫm:

"Chim đỗ quyên hót ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô."

Sau bao năm bôn ba, phiêu bạt nơi xứ người, đứng trên mảnh đất kinh đô nơi quê nhà, tác giả nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà dâng lên nỗi nhớ. Tiếng đỗ quyên hót giữa không gian rộng lớn kinh đô gợi nên vẻ vắng lặng, u tịch, không gian tĩnh lặng đượm buồn khiến lòng người thổn thức. Đứng trên đất kinh đô mà hồn lại nhớ kinh đô, thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ nhớ về những tháng ngày kinh đô tươi đẹp, nhân dân được phồn vinh, ấm no, thịnh vượng. Kinh đô giờ đây hoang tàn chẳng còn vẻ huy hoàng xưa cũ. Niềm tiếc nuối quá khứ cho thấy được tình yêu quê hương thiết tha của nhà thơ trước thực tại nhiều đau thương.

Tiếp đến, tình mẫu tử được cất lên thật nghẹn ngào quá tiếng thơ:

"Lệ trào nóng hổi tan trên tay tóc mẹ làn sương thu."

Tình cảm mẹ con luôn thiêng liêng và cao quý nhất. Trở về khi mẹ đã mất chỉ còn lại nắm tóc bạc trên bàn tay mà lòng đớn đau, uất nghẹn, niềm tiếc hận khôn nguôi. Dòng lệ nóng hổi buông trên làn tóc mẹ là tiếng lòng thổn thức tâm can nơi đáy hồn con. Làn sương thu mỏng manh cũng mang màu buồn của nỗi tuyệt vọng khôn nguôi khi đứa con mất đi mẹ mãi mãi.

"Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?
gió mùa thu tái tê."

Qua bài thơ thứ 5, ta thấy được ở nhà thơ một tấm lòng nhân ái. Tiếng vượn hú trong rừng xa não nề, thê lương khiến người thi sĩ liên tưởng đến niềm đau của những đứa trẻ thơ. Chúng bị bỏ rơi giữa cuộc đời, thiếu đi tình thương của người thân, thiếu đi trái tim nhân ái của nhân loại, chúng trở nên cô độc giữa cuộc đời chính mình. Gió thu về khiến nỗi đau ấy càng tê tái, càng buồn, càng xót xa hơn. Ta như cảm nhận được hình ảnh đầy thương cảm của những đứa trẻ mồ côi trong tiếng khóc đau thương giữa dòng đời nghiệt ngã. Những kiếp người bất hạnh ấy, sao không thể không thương tâm, động lòng cho được?

"Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi."

Những vần thơ chứa chan niềm yêu thiên nhiên, vạn vật. Xót xa trước cảnh chú khỉ con run lạnh giữa cái lạnh, cái ướt của cơn mưa mùa đông, nhà thơ đã viết nên vần thơ bày tỏ cảm xúc ấy. Đó phải chăng còn là hình ảnh ẩn dụ cho những kiếp người lao động nghèo khổ trong xã hội xưa kia. Họ làm lụng vất vả, sống cũng chẳng hề dư dả, cái nghèo cái đói vẫn cứ đeo bám lấy họ. Lời thơ chính là tiếng nói thương cảm và gửi gắm niềm ước mơ nhỏ nhoi về cuộc sống hạnh phúc, vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống của con người.

"Từ bốn phương trời xa cánh hoa đào lả tả gợn sóng hồ Bi-oa."

Khung cảnh mùa xuân nơi hồ Bi-oa thật ấn tượng và xinh đẹp. Giữa khoảng không bốn bề cánh hoa đào hồng phai rơi lả tả. Mỗi đợt gió nhẹ thổi qua, cành đào rơi theo chiều gió, chạm vào dòng nước, sóng gợn lăn tăn, khung cảnh thật nhẹ nhàng, bình yên. Vạn vật dường như có sự tương giao, hoà hợp tạo nên bức tranh sinh động, thanh thoát lạ thường.

"Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm."

Vẻ tĩnh mịch vắng lặng của không gian được gợi lên qua vẻ u trầm của đá, có tiếng ve ngân - thứ âm thanh thân thuộc của mùa hè nhưng tiếng ve ấy không đủ để giúp bức tranh trở nên sống động hơn. Tiếng ve thấm sâu vào đá, âm thanh giao hoà với vạn vật tạo nên ý vị sâu sắc. Qua cái nhìn tinh tế cùng cách cảm nhận độc đáo, bài thơ tựa như nốt nhạc độc đáo của mùa hè dành riêng cho đời sống. Giữa tâm hồn nhà thơ có sự giao cảm với thiên nhiên để cảm nhận, chiêm nghiệm và tâm tình, đó chính là trong cảnh có hồn, trong tâm có cảnh.

Những bài thơ Hai cư tùy ngắn với số lượng âm tiết ít nhưng luôn mang lại cho người đọc những cảm xúc và ấn tượng vô cùng lớn. Đặc biệt là đối với thi sĩ Ba sô người cầm bút tài năng đã viết nên những tuyệt phẩm vô cùng giá trị, để lại cho thế hệ mai sau những vần thơ ý vị, giàu có về tư tưởng. Đọc thơ Hai cư, ta như được đắm mình vào trong thế giới thiên nhiên, trong trường liên tưởng với những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Cùng với tác giả, người đọc trở thành những người đồng sáng tạo lý thú và hữu ích.

Basho và cõi thơ Haiku ở Nhật Bản - TƯ LIỆU NGỮ VĂN

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 3)

Trong văn học Nhật Bản, thơ hai-cư chiếm một vị trí khá quan trọng. Thể thơ này ra đời và phát triển rộng rãi trong thời kì Phục hưng văn học thế kỷ XVII - XVIII và song hành với đời sống văn hóa Nhật. Lúc đầu thơ hai-cư bắt nguồn từ các thể thơ ca truyền thống như trường ca, hòa ca, đoản ca... Sau đó một phần của bài thơ trong các thể thơ này tách ra độc lập và tồn tại một thời gian dài không có tên gọi chính thức, đến khi nhà thơ Shiki (1867-1902) gọi đó là thơ hai-cư vào những năm cuối thế kỷ XIX rồi nó tồn tại cho đến ngày nay.

Đặc điểm nổi bật nhất của thơ hai-cư là ở cấu trúc ngắn gọn với 17 âm tiết (nguyên bản tiếng Nhật, khi phiên âm la tinh hay dịch sang tiếng Việt thì số âm tiết này có thể thay đổi), được sắp xếp theo thứ tự 5-7-5. Bởi quy định về cấu tứ ngắn gọn nên người làm thơ phải chọn lựa, chắt lọc những từ ngữ cô đọng tinh túy để diễn tả tâm trạng của mình khi viết về thiên nhiên, con người, tôn giáo hay các triết lí của tự nhiên...

Trong vườn thơ Nhật Bản, thơ hai-cư gắn liền với các tên tuổi tiêu biểu như: Buson, Chora, Chigô, Kikaku, Ba-sô.... Lần đầu tiên thơ hai-cư được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 ở nhà trường phổ thông nước ta với một số bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Ba-sô. Mặc dù nằm ở phần đọc thêm nhưng sách giáo khoa và sách giáo viên đã có một hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài khá rõ ràng. Tuy nhiên, người viết bài này qua bước đầu tìm hiểu cũng có một cách hiểu, một vài điều muốn trao đổi cùng quý đồng nghiệp gần xa. Cũng cần nói thêm, người viết không có tham vọng trình bày như một bài soạn giảng mà chỉ chú trọng đến một số đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm như một nét chấm phá đơn sơ, mong rằng sẽ nhận được nhiều góp ý đáng kể. Ngoài những ý chính về nghệ thuật được các soạn giả trình bày trong sách giáo viên như: thủ pháp tượng trưng, chất triết lí, cảm thức thẩm mỹ, ngôn ngữ; thơ hai-cư còn có những đặc điểm nghệ thuật nổi bậc sau.

Ở hầu hết 8 bài thơ in trong sách giáo khoa, bước đầu tìm hiểu sơ bộ ta thấy lộ lên một số điểm chung, mà tiêu biểu là nghệ thuật sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập giữa các cặp phạm trù: vũ trụ - con người, vô hạn - hữu hạn, không gian - thời gian, hữu hình - vô hình, có - không, đen - trắng, tĩnh - động, tối - sáng, nhất thời - vĩnh hằng... Chính sự tương phản đối lập đó nhà thơ đã làm nổi bậc một cách cụ thể những vấn đề được nói đến trong thơ, và đây cũng chính là một cách giải mã khám phá bài thơ theo một hướng thi pháp riêng.

Từ một cuộc hành trình trở về quê hương sau mười năm xa cách, cảm nhận chính nỗi lòng mình với quê hương, về những điều được mất trong cuộc đời, nhà thơ Ba-sô viết:

Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Ê-đô là cố hương.

Bằng trải nghiệm cũng như cảm nhận trong cuộc đời ở khoảng thời gian mười năm xa quê, nhà thơ khắc họa trước mắt chúng ta hai vùng đất khác nhau, hai khoảng không gian, thời gian xa vời; đất khách và quê hương, xưa và nay. Trước cái vô hạn của không gian thời gian ta bắt gặp cái hữu hạn trong cuộc sống con người khi tuổi mỗi ngày một qua đi, sự gắn bó với quê hương mỗi ngày một ngắn lại, từ đó nhà thơ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn và "ngộ" ra một điều đâu cũng là quê hương. Ê-đô là cố hương. Như vậy trước cái hữu hình rộng lớn, nhà thơ biến thành cái vô hình nhỏ bé trong lòng tự mình biết để cảm nhận và diễn tả trải dài tình cảm nỗi niềm của mình đối với quê hương và đất nước. Bài thơ ngắn gọn còn là một triết lí sâu sắc trong quy luật tình cảm của con người với bất cứ nơi đâu khi bước chân mình đã qua, dù ngắn hay dài thì chuỗi thời gian ấy khó vơi trong mỗi chúng ta, một lúc nào đó chợt nhớ mình lại cảm thấy day dứt xót xa như còn mang một món nợ lớn trong đời.

Một lần ngang qua cánh rừng, nghe tiếng vượn hú não nề, nhà thơ nghĩ đến tiếng khóc của những em bé bị bỏ rơi trong khu rừng, ông viết:

Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc

gió mùa thu tái tê.

Bài thơ được cảm nhận bắt đầu từ giác quan thính giác. Tai nghe tiếng vượn hú rồi nhà thơ liên tưởng đến một điều có tính chất bức thiết trong cuộc sống con người( hay tiếng trẻ bị bỏ rơi). Đây không phải là sự chuyển đổi giữa nghe và nghĩ mà là một sự chuyển động giữa động và tĩnh: âm thanh bên ngoài, tiếng lòng sâu lắng của nhà thơ. Hai chi tiết tiếng vượn hú và tiếng trẻ bị bỏ rơi giữa cơn gió mùa thu tạo cho người đọc cảm nhận được một bức tranh trong bài thơ vừa thật vừa ảo. Cái ảo là khoảng âm thanh không rõ ràng trong nhất thời, cái thực là chính là tiếng lòng của con người với thời cuộc nhân sinh tồn tại vĩnh hằng trong cuộc đời vốn có nhiều điều chưa nói hết. Bài thơ giản dị trong sáng nhưng ý nghĩa tư tưởng lại vượt ra ngoài lớp vỏ ngôn từ chật hẹp gò bó khô khan.

Một lần khi mùa xuân đến, cảm nhận cánh hoa đào rơi lả tả bên hồ Bi-oa, nhà thơ viết.

Từ bốn phương trời xa

cánh hoa đào lả tả

gợn sóng hồ Bi-oa.

Bút pháp trong bài thơ thể hiện trước hết là ở sự tương phản đối lập giữa không gian vũ trụ bao la (bốn phương trời xa) với những cái gì nhỏ bé hạn hữu trong đời sống thường ngày (cánh hoa rơi, mặt hồ gợn sóng). Nghệ thuật bài thơ còn thể hiện ở bút pháp động và tĩnh, giữa sáng tối, không gian và thời gian, thiên nhiên và con người... Người đọc cảm nhận một bức tranh non nước thiên nhiên hữu tình tinh tế có pha chút thiền tông phật giáo. Bài thơ còn thể hiện một triết lí tương giao giữa sự vật hiện tượng với vũ trụ làm cho hồn thơ nhẹ nhàng bay bổng lay tận chiều sâu trái tim người đọc.

Có thể dẫn một bài thơ hai-cư khác của Ba-sô cũng tương tự.

Trên cành khô

cánh quạ đậu

đêm thu.

Cả ba sự vật: con quạ, cành cây khô, đêm thu đã có sự đối lập tạo nên một khung cảnh thật ảm đạm. Con quạ đậu trên cành cây khô trụi lá vào đêm thu đã cuốn hút con người vào cõi mông lung tàn tạ. Mặt khác bài thơ không chỉ là nỗi buồn mà còn là sự tương phản giữa màu đen con quạ nhỏ xíu và màn đêm bao la hiu quạnh, con người cảm thấy nhỏ bé trước không gian rộng lớn bao la...

Thơ hai-cư chỉ là những nét chấm phá đơn giản, mạch logic của bài thơ có nhiều khoảng trống tạo sự liên tưởng cảm nhận ở người đọc. Chất liệu và đối tượng được đề cập trong thơ cũng không có gì cao xa lạ lẫm mà chỉ bình thường như : thiên nhiên con người, trăng tuyết hoa chim vượn khỉ, còn có cả bùn đất cỏ cây...Khi nghe tiếng chim đỗ quyên nhà thơ giật mình

Chim đỗ quyên hót

ở kinh đô

mà nhớ kinh đô.

Tiếng chim là tín hiệu gợi nhớ của lòng người trong thơ ca từ xưa đến nay. Cũng thế, Ba-sô một lần nghe tiếng chim để rồi khoảng trống trong lòng lại ùa về như một kí ức day dứt khó quên. Điều dễ nói cũng là điều khó nói, thế mà nhà thơ đã thốt thành lời. Ở đây ý thơ chưa diễn đạt hết mọi cung bậc đến tận chiều sâu tâm hồn nhưng khoảng lặng đã làm cho lòng ta tự hỏi tiếng chim hay tiếng lòng của nhà thơ? Chủ thể trữ tình bị xóa nhòa, ranh giới giữa quê hương và con người được bắt cầu bằng tiếng chim đỗ quyên trong mùa hè, dưới chiếc cầu đó là dòng sông lòng cuồn cuộn chở bao nhiêu phù sa bồi đắp cho quê hương.

Từ chất liệu đơn giản, ý thơ bộc phát, sự liên tưởng của nhà thơ có tính chất nhân văn hướng về đồng loại cộng đồng dân tộc hay những vấn đề lớn lao trong tư tưởng tình cảm của con người.

Mưa đông giăng đầy trời

chú khỉ con thầm ước

có một chiếc áo tơi.

Rõ ràng ước muốn của chú khỉ trong bài thơ hoàn toàn do chủ quan nhà thơ nghĩ giúp. Đó là sự tưởng tượng khi đang nhìn thấy chú khỉ ngồi ướt nhem bên vệ rừng khi nhà thơ đi qua. Chú khỉ đơn độc cũng là hình ảnh của người nông dân, những trẻ em Nhật trong cơn mưa đông lạnh lẽo. Nốt lặng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh đơn sơ mộc mạc, là tấm lòng của con người với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp và đó cũng chính là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ.

Nhà thơ Chiyô viết

A! Hoa Asagaô

dây gàu vương hoa bên giếng

đành xin nước nhà bên.

Ta thấy chất liệu cấu tứ hình ảnh bài thơ vô cùng đơn giản. Ẩn đằng sau từng âm tiết là sự ý thức nhạy cảm, là tấm lòng của nhà thơ trước sự lung linh kỳ diệu của những cánh hoa trong một buổi sớm tinh mơ. Nhà thơ không muốn làm tan biến cái đẹp (Đành xin nước nhà bên) âu cũng là điều dễ hiểu, bởi thiên nhiên đẹp, con người nâng niu và trân trọng cái đẹp trong cuộc sống vốn là một điều không lạ trong thơ ca truyền thống Á Đông. Bài thơ còn là một thông điệp gửi đến mọi người, mong mọi người hãy nâng niu cái đẹp ngay chính bên cạnh mình.

Trong thơ hai-cư ngoài một số bài có những cụm từ quý ngữ (từ chỉ mùa) cụ thể như hoa đào - mùa xuân, tiếng ve - mùa hè... còn có nhiều bài không có. Những bài này chỉ có một số từ ngữ gợi mùa như: mù sương trong bài số 1 gợi mùa thu, chim đỗ quyên trong bài số 2 gợi nhớ mùa hè, cánh đồng hoang vu bài 8 gợi nhớ mùa đông... Nhận xét về thơ hai-cư Nhật Bản, nhà thơ Tagor (Ấn Độ) cho rằng, trong thơ hai-cư "nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài rồi bước nhanh sang một bên". Như vậy những từ này có khi được coi là đề tài, là điểm sáng, "là con mắt" để khám phá nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Chỉ vài nét chấm phá thời gian, người đọc có thể nắm bắt đề tài, tạo sự liên tưởng một cách dễ dàng.

Vắng lặng u trầm

thấm sâu vào đá

tiếng ve ngâm.

Tiếng ve ngâm là mùa hè, tiếng ve ngâm lại thường diễn ra vào buổi chiều nên ta dễ dàng nhận ra nội dung của bài thơ là tiếng ve im ắng cất lên trước cảnh đá vật nơi cửa thiền trong một buổi chiều chưa tắt nắng gợi cho con người một nỗi lòng u tịch mênh mông, lúc đó con người có thể ngộ ra một điều gì trong cuộc sống cho riêng mình. Nghệ thuật của bài thơ là sức gợi, là tính liên tưởng, là phương pháp suy luận. Nghệ thuật bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi lòng, là tâm tư tình cảm con người gửi gắm với công chúng yêu thơ hôm nay và mai sau...

Giải mã và tìm hiểu thơ hai-cư, một thể thơ nổi tiếng trong thơ ca Nhật Bản và thế giới là một điều vốn rất khó. Trên đây chỉ là những nét chấm phá có tính chất chủ quan của người viết đối với những bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Đây cũng chỉ mới là bước tìm hiểu ban đầu, có lẽ còn nhiều điều chưa thỏa đáng, mong rằng quý thầy cô, quý đồng nghiệp sẽ có tiếng nói sâu hơn, góp phần đưa thể thơ này đến với người đọc một cách thật gần gũi.

Đã nhiều thế kỉ trôi qua nhưng tôi tin chắc rằng thơ hai-cư Nhật Bản mãi mãi sẽ là một viên ngọc quý ở xứ sở "mặt trời mọc" với công chúng yêu thơ.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 4)

Năm 20 tuổi, Ba-sô rời quê hương lên Ki-ô-tô, kinh đô Nhật Bản thời ấy, để học văn học cổ điển, thơ hai-cư và Thiền tông. Sau đó ông chuyển đến Ê-đô. Những năm cuối đời, để nuôi dưỡng cảm hứng thơ ca, nhà thơ đã đi chu du khắp đất nước và sáng tác. Với tấm lòng luôn tha thiết với cuộc sống và tâm hồn nhạy cảm, sống ở đâu nhà thơ cũng có những tình cảm gắn bó với mảnh đất ấy. Và như nhà thơ Chế Lan Viên đã tổng kết :

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn

...

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

(Tiếng hát con tàu)

Nhà thơ Ba-sô sau hơn mười năm sống, học tập và lao động ở Ê-đô đã trở lại thăm quê. Và giây phút tạm biệt kinh đô Ê-đô để về thăm quê nhà thơ đã có những xúc động rất chân thành. Giây phút ấy được ghi lại ở hai bài hai-cư xinh xắn, đầy trăn trở và suy tư:

Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Ê-đô là cố hương.

Vẫn là tứ thơ của bài Độ Tang Càn của Giả Đảo nhưng bài thơ của Ba-sô hàm súc hơn. Hai dòng đầu đề cập đến hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên rất rõ : bước đi và ngoảnh lại. Về thăm quê sau nhiều năm xa cách, ai cũng đầy tâm trạng. Nhưng thông thường, người ta chỉ hướng đến nơi sẽ đến, nhất là nơi ấy lại là quê hương sau bao ngày xa cách.

Nhân vật trữ tình ở đây cũng vậy. Niềm mong ước được trở về quê hương đã thể hiện ở dòng thơ đầu tiên. Khi cất bước thăm quê, Ê-đô vẫn là đất khách. Trên đất khách nên nhớ và khao khát về thăm quê. Nhưng khi đã cất bước ra đi thì lại "ngoảnh lại". Và "đất khách" thành "cố hương". Ê-đô lại trở thành quê hương, lại gắn bó máu thịt với người ra đi.

Bài thơ đã thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước của nhà thơ. Đồng thời nó cũng đã ghi lại được phút giây rất đỗi thiêng liêng trong mỗi con người. Người ta chỉ có thể nhận ra sự quý giá của một cái gì đó khi đã sắp mất đi. Con người chỉ thấy mình gắn bó với mảnh đất ấy khi mình phải cất bước ra đi, phải rời xa nó. Với thể loại hai-cư, Ba-sô đã thể hiện thành công và chính xác một trong rất nhiều những trạng thái tình cảm của con người. Từ "đất khách" mở đầu, từ "cố hương" kết thúc, vẫn chỉ một đối tượng, đã diễn tả và ghi lại được phút giây bừng ngộ chân lí của nhân vật trữ tình.

Tình cảm với quê hương đất nước, với những mảnh đất đã từng gắn bó còn được thể hiện ở bài thơ thứ hai:

Chim đỗ quyên hót

ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô.

Bài thơ được viết khi tác giả trở lại Ki-ô-tô sau nhiều năm phiêu bạt. Đây là cuộc gặp gỡ của những cố nhân. Một cuộc gặp gỡ đầy tâm trạng. "Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư, nhất là hai-cư của Ba-sô có những nét rất riêng, rất cao và tinh tế… Hai-cư chỉ gợi chứ không tả". Tứ thơ đơn giản nhưng sâu sắc. Âm thanh của tiếng chim đỗ quyên hót đã gợi tả sự tĩnh lặng của không gian. Hai-cư vốn đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, hiu hắt, u huyền… bởi đó là không khí dễ gợi và dễ cảm nhận tâm trạng nhất. Dùng âm thanh để gợi tả sự tĩnh lặng là bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thi ca cổ điển phương Đông. Kinh đô vốn là chốn phồn hoa đô hội, vậy mà lại nghe được âm thanh của tiếng đỗ quyên hót.

Không viết nhiều, chỉ một thứ âm thanh gợi một nỗi nhớ nhưng gợi mở bao nhiêu ý nghĩa. Đứng giữa kinh đô mà nhớ kinh đô. Đây là kinh đô ở hai thời điểm khác nhau. Một kinh đô đồng hiện : kinh đô của quá khứ và kinh đô của hiện tại. Nỗi nhớ ở đây là "niềm tiếc nuối" của nhà thơ. Gặp lại kinh đô hoang tàn của hiện tại, nhớ kinh đô xưa tươi đẹp. Cũng có thể hiểu rằng, bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với đất nước mà hiện thân của đất nước là kinh đô. Tình cảm tha thiết ấy trào dâng trong lòng khi con người ngược thời gian trở về với miền mong nhớ.

Tình cảm giữa con người đối với con người là dòng chảy bất tận của thi ca - trong đó tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, chân thành và bản năng nhất. Tình cảm thật của nhân vật trữ tình - tác giả đối với mẹ thật sâu nặng và được thể hiện thật xúc động. Một hình ảnh choán ngợp cả bài thơ - hình ảnh người con khóc mẹ. Đây là hoàn cảnh thật của chính nhà thơ, trở về nhà khi mẹ đã qua đời và hình ảnh của mẹ chỉ còn lại là một nắm tóc bạc. Mang trong lòng nỗi đau mất mẹ, cầm trên tay di vật của mẹ, đây là hình ảnh người con:

Lệ trào nóng hổi

tan trên tay tóc mẹ

làn sương thu.

Nước mắt đớn đau chảy vào hoài niệm. Không ghi nhiều, chỉ một nét gợi mơ hồ và mờ ảo, bài thơ đã truyền tải được tình cảm yêu thương vô bờ của người con đối với mẹ.

Tình yêu tha thiết của nhà thơ với con người, với vạn vật là một trong những mạch nguồn cảm hứng dồi dào của Ba-sô. Bài thơ này thể hiện tấm lòng nhân ái sâu sắc của ông:

Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?

gió mùa thu tái tê.

Tiếng hú của con vượn như xoáy vào nỗi niềm trắc ẩn. Nghe tiếng vượn hú, Ba-sô lại liên tưởng đến tiếng trẻ con. Ba câu thơ, hai cảnh ngộ (hồi ức và hiện tại) đan quyện và cộng hưởng. Dường như tiếng vượn kêu não nề trong gió cũng khiến lòng người tái tê. Thơ hai-cư là loại thơ kiệm lời, vì thế nhà thơ phải biết lựa chọn những hình ảnh và âm thanh gợi cảm nhất, hàm súc nhất. Bài thơ ngắn nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc, chứa đầy giá trị nhân sinh.

Bài thơ viết về cảnh ngộ thật thương tâm, cảnh ngộ của những đứa trẻ mồ côi bị cha mẹ bỏ rơi giữa dòng đời. Và nhà thơ đã lựa chọn một thứ âm thanh thật đặc biệt, thứ âm thanh não nề và thương tâm. Ý thơ lạ và độc đáo.

Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?

Âm thanh thứ nhất gợi không khí hoang vu, nặng nề. Âm thanh thứ hai gợi bao điều trắc ẩn. Tiếng trẻ tha thiết rên rỉ trong cô đơn, trong cảnh ngộ không nơi nương tựa. Bài thơ khắc hoạ một hình ảnh vô cùng xúc động, làm đau đớn trái tim người đọc. Âm thanh của tiếng vượn hú đã thê lương nhưng "tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc" còn thê lương, thảm thiết hơn nhiều. Nó khiến người đọc rơi nước mắt.

Bao trùm cả bài thơ là âm thanh và không khí u trầm, buồn đau. Khí trời mùa thu tái tê càng làm cho bài thơ thêm phần ảm đạm. Bài thơ thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người bất hạnh. Liệu ai có thể cầm lòng trước tiếng than khóc như thế ? Bài thơ đã phần nào tái hiện một mảng hiện thực nước Nhật thời Ba-sô. Không nói nhiều mà gợi rất sâu, gợi những tình cảm sâu thẳm nhất nơi đáy sâu tâm hồn con người là đặc điểm của thơ hai-cư. Và đây là bài thơ tiêu biểu.

Bài thơ này Ba-sô sáng tác khi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng thấy chú khỉ đang thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.

Mưa đông giăng đầy trời

chú khỉ con thầm ước

có một chiếc áo tơi.

Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang rét co ro. Bài thơ thể hiện tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ. Chú khỉ đã được nhân hoá để nói về suy nghĩ và ước mơ của con người về một cuộc sống hạnh phúc. Chỉ dùng một chi tiết thật nhỏ nhưng nhà thơ đã nói được một vấn đề thật lớn, đó là khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài thơ đã khái quát hoá một vấn đề rất lớn và rất phổ biến của nhân sinh, đó là khao khát, là ước mơ. Con người luôn khao khát và ước mơ về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn. Những ước mơ rất đỗi giản dị, như chú khỉ ước có được chiếc áo tơi trong cơn mưa đông. Chỉ một hình ảnh, một biện pháp tu từ nhân hoá mà nhà thơ đã nói lên điều mà bao nhiêu người đều muốn nói, đó là ước muốn có một cuộc sống bình ổn, hạnh phúc. Giữa những phút giây bề bộn của cuộc sống, con người luôn hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Và điều đó khiến cho xã hội loài người ngày càng phát triển.

Bài thơ này miêu tả cảnh mùa xuân. Quanh hồ Bi-oa có trồng rất nhiều hoa anh đào. Mỗi khi gió thổi, cánh hoa anh đào lại rụng lả tả như mây. Cánh hoa hồng nhạt, mong manh rụng xuống mặt hồ làm cho mặt hồ gợn sóng. Cảnh tượng ấy thể hiện sự tương giao của các vật trong vũ trụ. Triết lí sâu xa nhưng lại được thể hiện bằng những hình tượng giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là cảm thức thẩm mĩ của bài thơ.

Từ bốn phương trời xa

cánh hoa đào lả tả

gợn sóng hồ Bi-oa.

Chỉ với ba dòng thơ ngắn nhưng bài thơ đã tạo nên một bức hoạ thật sinh động. Vạn vật giao hoà, cánh hoa và sóng nước được kết hợp với nhau thật nhẹ nhàng và tinh tế. Hoa đẹp, hồ nên thơ. Những cánh hoa mỏng manh hoà hợp với những con sóng gợn nhẹ trên mặt hồ. Một bức tranh thật thanh thoát. Triết lí nhân sinh của bài thơ nằm trong sự hoà hợp ấy. Mọi sự vật trong thế giới này đều có một mối tương giao với nhau. Với ngôn từ giàu hình ảnh, nhà thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc sự hoà hợp rất triết học của tự nhiên.

Bài thơ ra đời trong một lần Ba-sô leo lên núi đá để thăm chính điện chùa Riu-sa-ku-ji. Tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, như thấm vào đá. Liên hệ đó độc đáo, kì lạ mà không hề khoa trương. Ngôn từ của bài thơ đậm đà chất hai-cư. Ngay dòng thơ mở đầu đã là cái không khí rất thâm trầm, rất phương Đông:

Vắng lặng u trầm

thấm sâu vào đá

tiếng ve ngâm.

Chỉ một câu với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, nhà thơ đã nói lên được sự tương giao màu nhiệm giữa thiên thiên với thiên nhiên. Và trên hết, để có được điều đó phải có sự tương giao màu nhiệm giữa tâm hồn nhà thơ và vũ trụ nhân sinh. "Vắng lặng u trầm" là nhóm tính từ chỉ trạng thái của "tiếng ve ngâm thấm sâu vào đá". Đảo trật tự cú pháp của câu thơ là một biện pháp nghệ thuật quan trọng của bài thơ. Thơ hai-cư đề cao tính chất hàm súc của ngôn từ. Vì thế các nhà thơ thường chú ý tạo nên những hình ảnh có sức gợi lớn.

Ở bài thơ này, chỉ cần một âm thanh của tiếng ve ngâm, tác giả đã gợi nên khung cảnh mùa hè. Nhưng đây là mùa hè được cảm nhận bằng những giác quan của một con người thâm trầm. Người ngắm cảnh như nghiêng mình trước buổi chiều yên ắng để lắng nghe, để chiêm nghiệm, để hoà hợp tâm hồn mình cùng những biến thái, những chuyển động rất tinh vi của tự nhiên. Vốn ưa cái thâm trầm, các nhà thơ hai-cư thường tạo nên chất thâm trầm cho thơ của mình. Thâm trầm vốn là bản chất của vũ trụ. Rất nhẹ nhàng nhưng có một sức tác động mạnh mẽ, mọi vật tồn tại trong thế giới này đều lặng lẽ hoà hợp với nhau, tạo nên sự bền vững cho thế giới.

Bài thơ này viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của Ba-sô. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận.

Nằm bệnh giữa cuộc lãng du

mộng hồn còn phiêu bạt

những cánh đồng hoang vu.

Cuộc đời Ba-sô là cuộc đời lang thang phiêu bồng, lãng du. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình. Và ta lại như thấy hồn Ba-sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu. Vẫn tha thiết, ước mong được đi đến mọi miền của quê hương để được ngắm nhìn, được tìm hiểu và chiêm nghiệm cuộc đời. Thế nhưng bệnh tật đã buộc nhà thơ phải ở một chỗ. Thân xác phải ở một nơi nhưng tâm hồn vẫn phiêu bồng với những ước mơ thật lớn. Khát vọng được sống luôn đốt cháy tâm can và tấm lòng yêu đời, tha thiết sống của thi nhân đã được thể hiện trọn vẹn, nồng nàn trong một câu thơ đầy trăn trở, khao khát.

Tình yêu cuộc sống là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và đó là giá trị nhân sinh trong thơ của Ba-sô. Thơ hai-cư của Ba-sô súc tích, giàu hình ảnh nên tạo được những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Chỉ một hình ảnh đơn giản của cuộc sống nhưng chứa đựng những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, thơ hai-cư đòi hỏi người đọc phải đến với nó không chỉ bằng trái tim, khối óc mà bằng cả trí tưởng tượng và cả trực giác của người biết cảm thụ nghệ thuật.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 5)

Thơ hai cư là thể loại thơ truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới chỉ có mười bảy âm tiết. Trong tiếng Nhật, mười bảy âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh, nó mới được ngắt thành ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. Cá biệt có những bài có mười chín âm tiết. Thơ Hai cư thường phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên. Thường dùng từ có tác dụng tượng trưng và gợi cảm giác về các mùa trong năm. Nhờ sự cách tân của Ba sô mà thơ hai cư xưa kia nặng tính trào lộng, hài hước giờ đây đậm chất lãng mạn, trữ tình. Cũng từ đó Ba sô trở thành bậc thầy của thơ hai cư. Sau này nhiều môn đồ của ông tiếp nối, trong đó có: yô-sa Bu sôn, cô-ba-ya-si Ít su.

Tác giả Ma-su-ô Ba-sô xuất thân trong gia đình võ sư đạo samurai thành phố U-ê-nô. Là một người thích ngoạn cảnh, thăm bạn bè, thích thơ văn, hội họa từ nhỏ. Có công lớn trong việc cách tân nội dung, hình thức thơ hai cư. Thơ của ông đơn sơ, tao nhã, cô liêu, trầm lặng và u buồn. Xứng đáng là bậc thầy về hai cư lỗi lạc, nổi tiếng của Nhật Bản. Các bài thơ hai cư của Ba-sô vốn không có nhan đề, người đọc gọi tên bài thơ bằng những hình ảnh ấn tượng trong bài, như bài thơ này quen gọi là con quạ:

"Trên cành khô

Chim quạ đậu

Chiều thu".

Bài thơ được sáng tác vào năm 1679 khi Ba-sô ba mươi năm tuổi. Tác giả sử dụng quý ngữ chỉ chiều thu kết hợp với hình ảnh cành khô gợi sự trơ trụi, không lá vàng và cũng không có chồi non. Hình ảnh "con quạ" gợi sự tang thương và u ám. Cảnh chiều thu thật đơn sơ và sâu lắng, cô tịch đến tàn úa. Hình ảnh "con quạ" gợi ra hình ảnh con quạ nhỏ bé, ngoài ý nghĩa tả thực đã trở thành hình ảnh giàu tính tượng trương. Biểu tượng của sự cô đơn, cô độc giữa đất trời rộng lớn. Bài thơ chỉ qua vài nét phác họa đơn sơ, hình ảnh động. Bài thơ tạo nên sức ám ảnh lạ kì cho độc giả, tác động mạnh mẽ đến người đọc. Tác giả đã sử dụng bút pháp chấm phá gợi hơn là tả, vẽ ra một bức tranh thủy mạc đơn sơ mà sâu thẳm.

Không còn là bức tranh thủy mạc đơn sơ nữa, tất cả những âm thanh của tiếng chuông như kéo người đọc đến một không gian khác:

"Hoa đào

Như áng mây sa

Chuông đề U-ê-nô vang vọng

hay đền A-sa-cư-sa".

Sử dụng quý ngữ hoa anh đào chỉ mùa xuân của Nhật Bản, vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm hồn người Nhật. Hàng năm, hoa anh đào nở, người Nhật thường cầu xuân. Hoa anh đào gợi cảm nhận như một đám mây đang trôi, nó không được nhận ra từng bông mà chỉ có cảm nhận tầng tầng lớp lớp những bông hoa hòa lẫn vào nhau, tôn tạo cho nhau tạo nên một vừng hồng. Trong không gian ấy, văng vẳng một thứ âm thanh quen thuộc cũng là sự gợi nhớ đến địa danh U-ê-nô và A-sa-cư-sa.

Nếu không có tiếng chuông thì phong cảnh ấy trơ nên thật khô cứng, chưa phải là một không gian sống động. Thi nhân cũng không xác định được rõ tiếng chuông đến từ nơi nào gợi ra một cảm xúc mơ hồ, tâm trạng cô đơn và trống vắng thể hiện nỗi niềm thầm kín. Cảnh tượng đó cảm giác được thưởng ngoạn cái đẹp, hòa tan với tâm trạng cô đơn.

"Cây chuối trong gió thu

Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu

Ta nghe tiếng đêm"

Cây chuối là một loại chuối của Nhật Bản, tượng trưng cho sự trong sáng và tính nhạy cảm. Âm thanh: tiếng gió, tiếng mưa gợi không gian yên tĩnh và thanh vắng. Tiếng đêm không chỉ là âm thanh của tự nhiên mà còn là tiếng lòng của thi nhân trong đêm. Tác giả cảm nhận bằng thính giác, tâm hồn nhạy cảm giàu liên tưởng và tưởng tượng.

Tác giả Yô-sa-bu-sôn sống trong một gia đình giàu có nhưng có tính tự lập. Là gương mặt lớn của thơ hai cư, nối tiếp và phát huy tinh hoa của thơ Ba-sô có phong cách riêng, danh họa là người yêu mùa xuân, viết nhiều về mùa xuân và được mệnh danh là "thi sĩ của mùa xuân":

"Gần xa đâu đây

Nghe tiếng thác chảy

Lá non tràn đầy".

"Thác" là biểu tượng cho sức mạnh của mùa xuân, là biểu hiện của sự sống, bởi thác luôn có sự vận động liên tục, biểu hiện cho một thế giới mà các yếu tố thay đổi không ngừng. Tiếng thác chảy có quan hệ với lá non, như đang gọi mùa xuân, thúc giục mùa xuân đâm chồi nảy nở. Tiếng thác chảy thể hiện sức sống. Luôn đặt niềm tin của con người có quan hệ với cây cỏ, thích thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi tắn, sinh động, giàu sức sống. Cảm thức thẩm mĩ của ông thiên về Karumi (trong trẻo, nhẹ nhàng) và mềm mại trữ tình.

"Dưới mưa xuân lất phất

Áo tơi và ô

Cùng đi".

Tác giả sử dụng quý ngữ mưa xuân, thơ Bu-sôn hay viết về mùa xuân, một thứ mưa xuân nhẹ nhàng và tươi tốt. Đây là khoảng thời gian sự vật bung tỏa ra một nguồn sinh khí mới, một phông nền mờ ảo, xa xăm gợi sự thích thú nơi độc giả. Hình ảnh "áo tơi" và "ô" tượng trưng cho sự hiện diện của con người (tả cảnh mùa xuân rất đỗi trữ tình). Con người hòa trong mưa xuân, mùa xuân của tình yêu và tuổi trẻ.

Hai hình ảnh không thật xúc động nhưng gợi mùa xuân vừa thực lại vừa ảo, mùa xuân với cuộc sống của con người. Cảm giác như nhà thơ cũng hòa vào cái vui chung đó, tạo nên mùa xuân thật tươi thắm, sống động và gần gũi với con người. Bài thơ rất ngắn nhưng lại chứa đựng bao nhiêu ý vị riêng: vừa là vẻ đẹp của tự nhiên, hình ảnh con người rộn ràng và cũng là cái nhìn tinh tế của thi nhân.

"Hoa xuân nở tràn

Bên lầu du nữ

mua sắm đai lưng"

Ở Nhật Bản, mùa xuân về thì hoa anh đào nở. Tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh ở câu hai và câu ba là cô gái đi sắm đai lưng để trang điểm cho mình (vì trong áo kimono, chiếc đai lưng là cái quan trọng, tùy theo từng mùa, đai lưng có hình tượng trưng cho mùa). Hình ảnh cô gái đang xuân đi mua sắm tô thêm vẻ đẹp của mùa xuân. Con người và thiên nhiên như tô điểm cho mùa xuân thêm giàu đẹp và tràn đầy sức sống.

Dù là nhà thơ nào nhưng cũng có những đóng góp cho thơ hai cư truyền thống của Nhật Bản, mỗi bài hai cư của Ba sô cũng thấm nhuần cảm xúc sa-bi tức là nỗi cô đơn huyền diệu của thiên nhiên, niềm cô đơn vô ngã và tịch mịch, vắng vẻ của muôn đời. Đó cũng là niềm cô đơn trước vũ trụ. Yêu đời, yêu cái đẹp, Ba sô sẽ còn mãi làm thơ về cuộc đời này ngay cả khi mộng hồn đã rời sang thế giới bên kia. Thật đậm chất thơ, chất thi vị và lãng mạn. Tình yêu cuộc sống là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và đó là giá trị nhân sinh trong thơ của Ba-sô.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 6)

Thi pháp thơ Hai-cư của Ba-sô nổi bật ở quan niệm nghệ thuật về con người. Thơ Hai-cư toát lên những cái nhìn mới, tinh tế, nhạy cảm và sâu sắc về con người bằng các góc tham chiếu từ nhiều phương diện văn hóa, trong đó, nổi bật là từ thiền học, mỹ học, nhân học và tâm lý học. Nhưng để chuyển tải được những quan niệm nghệ thuật mới về con người, thơ Hai-cư cần đến những kiểu kết cấu thẩm mỹ đặc thù. Trong đó, các tình tiết nêu lên nhiều khi dường như chỉ là những mảnh lẻ về hình ảnh cuộc sống con người, xã hội hay của thiên nhiên, nhưng giữa chúng có mối liên hệ bên trong. Và quan trọng nhất là câu kết của mỗi bài thơ, thường phải làm sáng lên được những ý nghĩa mới một cách bất ngờ, thú vị. Từ đó, ánh sáng chung của cả bài thơ với tư cách là một hệ thống nghệ sẽ rọi các tia sáng thẩm mỹ lên từng chi tiết trong bài thơ. Nghĩa là, sức chi phối chung của toàn hệ sẽ tạo nên sự kết nối giữa các chi tiết nghệ thuật và tạo cho từng yếu tố những sắc thái thẩm mỹ cụ thể.

Chính vì thế, vai trò của kết cấu nghệ thuật là vô cùng quan trọng. Với thể thơ chủ yếu là 17 âm tiết, thấm đẫm chất Thiền tông, thơ Hai-cư của Ba-sô là những bức tranh thủy mặc, cốt gợi để tạo suy ngẫm về những triết lý sâu sắc, những giá trị tinh thần tốt đẹp trong cái nhìn nghệ thuật hài phối nhuần nhị và tự nhiên thế giới con người với thiên nhiên và vạn vật theo tinh thần nhất thể hóa.

Thơ Hai-cư đề cao cái u huyền, tĩnh vắng, mềm mại, nhẹ nhàng. Để tạo nên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ đó, cấu trúc bài thơ phải đạt tới độ tinh xảo, gợi và mở. Tiếp cận thơ Hai-cư từ hình thức bề ngoài thì người đọc sẽ thấy đó là tập hợp của hệ thống từ ngữ giản dị, dân dã. Thế nhưng, cái giá trị chúng gợi ra là thẳm sâu vô cùng, trên cơ sở có sự liên kết giữa các yếu tố trong hệ thống để tạo nên những ẩn dụ có giá trị khơi tỏa, khai sáng nhận thức, tư tưởng và tình cảm của người đọc.

Bài thứ nhất:

Đất khách mười mùa sương

Về thăm quê ngoảnh lại

Ê-đô là cố hương.

Như những bài thơ Hai – cư khác, bài thơ này không dùng tính từ miêu tả, chỉ dùng danh từ để gợi. Quê nhà thơ Ba-sô không phải Ê-đô (Tô-ki-ô ngày nay) mà là Mi-ê, còn Ê-đô là nơi tác giả đã sống ở đó mười năm. Thế nhưng, khi về lại quê nhà, xa Ê-đô thì Ê-đô bỗng thành cố hương. Trong kết cấu bài thơ, cái kết bất ngờ mở ra, vụt sáng một chân lý có sức phổ quát lớn trong nhận thức và tình cảm con người: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn (Chế Lan Viên). Cả một chân trời về Ê-đô với những kỉ niệm của tác giả ở nơi đó, nằm trong phần
hàm ẩn tạo nên tính vô biên của xúc cảm. Người đọc tự liên tưởng đến những “Êđô” khác của mình trong nỗi nhớ niềm thương riêng. Trong cấu trúc bài thơ, có sự chuyển hóa nhuần nhị, tự nhiên giữa đất khách thành cố hương – vốn là hai khái niệm trái nghĩa.

Bài thứ hai:

Chim đỗ quyên hót

Ở Kinh đô

Mà nhớ Kinh đô.

Trước khi chuyển đến Ê-đô, thời trai trẻ (1666-1672), Ba-sô sống ở Kinh đô (Ki-ô-tô). Hai mươi năm sau, ông trở lại Ki-ô-tô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này. Trong cấu trúc bài thơ, từ Kinh đô được lặp lại, nhưng với ý nghĩa đã chuyển khác. Từ Kinh đô thứ nhất là Kinh đô của hiện tại, còn từ Kinh đô thứ hai là Kinh đô của ngày xưa. Nhịp cầu nối giữa hai Kinh đô ấy là tiếng chim đỗ quyên hót. Đó là phần nổi của cấu trúc bề mặt; còn phần chìm của cấu trúc là nằm trong trường liên tưởng bằng nỗi nhớ Kinh đô xưa về những gì đằm sâu trong tâm trí, tình cảm nhà thơ mà theo mạch liên tưởng được tiếng chim đỗ quyên gọi về. Phần đó thuộc cái được gợi ra và như một nét đẹp trong quy luật tâm lý và mỹ cảm, tạo nên sự cộng hưởng của người đọc trong nỗi nhớ về những cái ngày xưa riêng của mỗi người. Nét độc đáo là giữa bề nổi và bề chìm, bề mặt và chiều sâu của cái nhìn được thể hiện trong kết cấu của sự nối kết hai không gian: Không gian hiện hữu (Kinh đô hiện tại) và không gian tâm tưởng (Kinh đô xưa). Hai không gian đó được nối bởi nhịp cầu là tiếng hót của chim đỗ quyên.

Như vậy, kết cấu của bài thơ tạo một hiệu ứng mở và bắt nhịp được với tâm trạng của vô số người đọc ở những cảnh ngộ cụ thể khác của họ, nhưng có tính chất đồng dạng với cảnh ngộ của tác giả trong liên tưởng thẩm mỹ. Theo đó, không riêng gì tiếng đỗ quyên mà có thể là tiếng chim cu, tiếng dế, tiếng bìm bịp…, hay mở rộng hơn nữa, là một hình ảnh nào đó của hoa lá, cây cối…, cũng gợi nhớ về những miền xưa cũ ngay tại không gian hiện tại trong tâm tưởng con người.

Bài thứ ba:

Lệ trào nóng hổi

Tan trên tay tóc mẹ

Làn sương thu.

Khi Ba-sô về quê thì mẹ ông đã mất, người anh đưa cho ông di vật của mẹ còn lại là một mớ tóc bạc. Đau xót và buồn thương, Ba-sô viết bài thơ này. Cấu trúc bài thơ được xây dựng từ các hình ảnh: lệ (trào nóng hổi) của chính tác giả khóc thương mẹ, tóc mẹ (tan trên tay tác giả), và làn sương thu. Sự nối kết của các tình tiết trong kết cấu là vừa tả cái thực tại nỗi đau mất mẹ của tác giả, vừa gợi cái chân lý vĩnh hằng về sự vô thường của sự sống, sự ngắn ngủi của đời người đúng như chân lý của Phật giáo, chỉ là làn sương thu, như cách nói Đời người tựa bóngchim qua cửa của người Việt vậy. Cấu trúc đó gợi mở những suy ngẫm về đời người, triết lý sống và ứng xử hợp với qui luật của vũ trụ và nhân sinh, và để con người tỉnh thức, không mê lầm trong cõi vô thường.

Trong kết cấu thơ Hai-cư của Ba-sô, một đặc trưng khác khá tiêu biểu và nổi bật là sự đột biến về dòng chảy của ý thức trong hình tượng thơ, từ đó, mở ra những khám phá mới mẻ, thú vị, bất ngờ. Đặc biệt là những khám phá đó được thể hiện rất rõ qua những hình ảnh cụ thể, nhưng giá trị ý niệm và phổ quát của chân lý lại không chỉ dừng lại ở mức cụ thể của hình ảnh đó, mà vượt ra ngoài ranh giới của trực cảm để chuyển đến độc giả tự nhận thức về những cảnh ngộ sống tương ứng của mình. Trong cả ba bài thơ trên, sự đột biến trong dòng chảy ý thức tạo nhận thức mới diễn ra trong mối quan hệ của câu thơ thứ hai với câu thơ thứ ba.

Nói cách khác, sự đột giáng diễn ra ở câu thứ ba. Trong bài thứ nhất, sự chuyển đổi bất ngờ khi tác giả chuyển hóa đất khách thành cố hương. Ở bài thứ hai là sự đột biến khi thay đổi nội hàm của nghĩa biểu vật trong từ Kinh đô: Ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô. Với bài thứ ba là sự chuyển nghĩa từ một cuộc đời cụ thể, sự vật cụ thể là tóc mẹ thành làn sương thu. Theo đó, nhìn chung thì trong quan niệm và cái nhìn nghệ thuật của Ba-sô, cái nhất thời, cụ thể, trực cảm luôn hàm chứa cái hằng thường, cái ý niệm. Do vậy, từ những hình tượng thơ ở mỗi bài thơ, người đọc soi chiếu vào mình và khám phá những tầng ý nghĩa và xúc cảm mới mẻ, sâu rộng.

Các bình diện thi pháp thơ Hai-cư của Ba-sô nói riêng và thơ Hai-cư nói chung không phức tạp, không cầu kỳ. Người đọc thấy dường như nhà thơ không cố công gắng sức trong việc tạo câu chữ hay chú trọng về kỹ thuật thơ. Các từ ngữ, chi tiết thơ thường giản dị, gợi nhiều hơn là tả. Tuy nhiên, để bài thơ thực sự có giá trị và nhiều tầng bậc ý nghĩa thì quan niệm nghệ thuật và cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ phải mới mẻ, giàu tính khám phá, sáng tạo và phát hiện chân lý mới. Trong đó, việc xây dựng kết cấu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị tư tưởng và thẩm mỹ cho bài thơ.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 7)

Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết. Trong tiếng Nhật 17 âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh nó mới được ngắt thành ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. Cá biệt có những bài có 19 âm tiết.

Ma-su-ô Ba-sô (1644 - 1694), nhà thơ bậc thầy về thơ Hai-cư của Nhật. Ông xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi võ sĩ đạo Sa-mu-rai của xứ I-ga. Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết. Trong tiếng Nhật 17 âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh nó mới được ngắt thành ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. Cá biệt có những bài có 19 âm tiết.

Ba dòng (đoạn) thơ Hai cư có chức năng khác nhau: Dòng thứ nhất dùng để giới thiệu; Dòng thứ hai tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng thứ ba; Dòng thứ ba: Kết lại tứ thơ, nhưng thường không bao giờ rõ ràng và đủ ý mà phải mở ra những suy tư cảm xúc cho người đọc. Trong mỗi bài thơ đều phải có quý ngữ (từ chỉ mùa). Mỗi bài thơ là một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc. Thơ Hai-cư bao giờ cũng có nội dung liên quan đến thiên nhiên và đưa ra những triết lí về thiên nhiên

Bài 1: là nỗi cảm về Ê-đô (Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quên, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê-đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một.

Bài 2: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666 - 1672). Sau đó ông chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Giữ thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm.

Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rưng rưng dòng lệ chảy. Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh "làn sương thu" mơ hồ gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc cũng rưng rưng.

Bài 4: Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế. Bố mẹ đẻ ra con không nuôi được vì nghèo đói mà mang bỏ trong rừng sâu. Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên biết bao nỗi buồn tê tái. Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà "não nề" cả gan ruột, không còn nỗi buồn mà là nỗi đau nhân thế. Tiếng trẻ "than khóc" vì bị bỏ rơi không phải vì cha mẹ nó độc ác mà vì cực chẳng đã, không nuôi nổi. Nỗi buồn ấy gửi vào gió mua thu tái tê. Nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Ba-sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo. Điều đáng nói trong cái buồn ấy có nỗi đau đời, càng đau hơn vì "đau đời có cứu được đời đâu".

Bài 5: Vẻ đẹp về khát vọng trong tâm hồn nhà thơ. Mưa giăng, một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có một chiếc áo tơi để che mưa. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ, rét mướt chẳng hạn). Chú khỉ con ấy là một sinh mạng một con người, một kiếp người và là con người chung trong cuộc đời. Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong mỏi làm thế nào để khỏi đói rét, khỏi khổ. Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.

Bài 6: Chúng ta bắt gặp cánh "hoa đào lả tả" và sóng nước hồ Bi-oa. Hoa đào lả tả hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa. Cái nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan giao hòa, chuyển hóa của vũ trụ. Một cánh hoa đào mỏng tang nhỏ xíu cũng khiến hồ Bi-oa nổi sóng.

Bài 7: Ta bắt gặp "tiếng ve ngân", đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về giao mùa được hòa cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ thật tinh tế. Hình ảnh thơ rất đẹp: Hoa đào, hồ Bi-oa và tiếng ve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian mà còn thấm sâu vào đá, đang vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi. Câu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.

Bài 8: Bản chất Ba-sô rất thích đi lãng du (đi nhiều nơi trên đất nước). Con người đã đến lúc này (bài thơ này tác giả sáng tác trước khi mất) còn có khát vọng gì nữa khi gần đất xa trời rồi. Không! Ba-sô vẫn có khát vọng sống để đi tiếp cuộc du hành. Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình, du hành trên đất nước. Lạc quan biết bao!

Bài thơ không chỉ nói lên tình yêu của nhà thơ với cuộc sống mà còn là sứ mệnh của thi nhân. Yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp, Ba-sô sẽ còn mãi làm thơ về cuộc đời này ngay cả khi mộng hồn đã rời sang thế giới bên kia.

Top 7 Bài văn phân tích tác phẩm

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 8)

Trên thế giới có rất nhiều thể loại văn học nổi tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều trái tim yêu thơ ca, văn học. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến thể thơ Hai-cư của Nhật Bản với điều thú vị nằm ở tính ngắn gọn, hàm súc. Thể thơ Hai-cư chỉ bao gồm 3 dòng với năm đến bay âm tiết tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng cô đọng, hàm súc, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Thể thơ tập trung ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cảnh vật tuy đơn giản nhưng lại dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đến người đọc. Điều thú vị ở thể thơ Hai-cư là nhìn có vẻ dễ làm, chủ đề cũng đơn giản nhưng lúc bắt tay vào làm thơ lại đòi hỏi tài năng của tác giả vô cùng cao. Chỉ những người có ngôn từ cô đọng, khả năng truyền tải tuyệt vời cùng kinh nghiệm văn chương dày dặn mới có thể tạo nên được bài thơ Hai-cư đặc sắc. Thể thơ Hai-cư nói riêng và văn học thế giới nói chung đã góp phần bồi đắp và nuôi dưỡng nên tâm hồn của bao thế hệ con người trên thế giới, làm cho chúng ta càng ngày hoàn thiện và xã hội phát triển văn minh, thịnh vượng hơn.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 9)

Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Một trong những điểm thú vị của thơ Hai-cư chính là ở sự cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Tác giả đã hạn chế tối đa về mặt chữ, mỗi bài thơ chỉ gồm ba câu, mỗi câu từ hai đến năm tiếng. Tuy ngôn ngữ ít ỏi là vậy nhưng bài thơ lại chứa đựng những lớp nghĩa sâu xa, thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời. Để khám phá những khoảng trống trong bài thơ, bạn đọc cần liên kết những hình ảnh vốn dĩ tách rời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng và lý giải nó. Chính vì sự cô đọng nên mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang theo những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo. Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc, suy tưởng.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 10)

Về nội dung haiku có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ giới hạn trong 17 âm tiết nên thơ haiku thường chỉ diễn tả được một sự kiện diễn ra nhãn tiền ngay tức thì. Tuy là một sự việc nhưng haiku lại lồng hai ý tưởng bất ngờ lại với nhau. Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả vì có hình sắc, có âm thanh mà cảm xúc thì không bộc bạch. Dù không nói ra nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên. Trong thơ haiku cổ điển bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Từ này có thể trực tiếp chỉ mùa (mùa Xuân, mùa Thu...) hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, loài hoa, loài cây cỏ động vật, hoạt động, lễ hội... mang đặc trưng của một mùa trong năm. Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả" và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc vào người đọc.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 11)

Bài thơ "Trên cành khô/ cánh quạ đậu/ chiều thu." của Ba-sô là bài thơ hay và tiêu biểu trong thể thơ hai-cư. Tác giả đã bộc lộ tâm trạng buồn bã thông qua bức tranh thiên nhiên mùa thu. "Con quạ" là hình ảnh trung tâm của toàn bài, được đặt trong không gian cành cây khô và thời gian mùa thu. Mỗi khi nhắc đến con quạ, người ta thường nghĩ ngay đến sự đau thương, tang tóc. Trong khi đó, cành khô lại diễn tả sự u ám, lụi tàn. Sự vật được bao trùm bởi không khí se lạnh vào chiều thu càng khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên cô quạnh, thiếu sức sống. Nội dung của bài thơ càng trở nên gần gũi với bạn đọc nhờ những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật. Bài thơ có dung lượng vô cùng ngắn gọn, sử dụng tất cả 8 tiếng và gói gọn trong 3 dòng. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính biểu trưng. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, có nhiều khoảng trống giúp người đọc có thể tự khám phá vẻ đẹp của bài thơ. Có thể nói, bài thơ này không chỉ mang đậm dấu ấn của nhà thơ Ba-sô nói riêng mà còn chứa đựng những nét độc đáo của thể thơ hai-cư nói chung.

Phân tích chùm thơ Hai-cư (Nhật Bản) (mẫu 12)

Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai-cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường hướng về thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân để phản ánh. Trong một bài thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến các hình ảnh đặc trưng của mỗi mùa như hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Mặc dù số lượng âm tiết ít ỏi nhưng vẫn biểu đạt được sự tương quan giữa con người và thiên nhiên. Một bài thơ hai-cư hay phải thể hiện được khoảnh khắc độc sáng của nhà thơ trong việc nắm bắt cuộc đời, quan sát tinh nhạy, biết cảm nghiệm đời sống đầy đủ. Và đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

Xem thêm một số bài văn 10 Kết nối tri thức hay khác:

Phân tích bài thơ Mây và Sóng

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ăn quà vặt trong lớp

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!