Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Đề bài: Kể lại truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng".
Dàn ý Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.
- Thân bài:
Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí.
Ví dụ:
+ Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống, suy nghĩ và thái độ của ếch).
+ Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu quả).
- Kết bài:
+ Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.
+ Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
Một số bài văn mẫu hay: Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Mẫu số 1
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.
Truyện kể về con ếch sống lâu ngày dưới giếng, chung quanh nó chỉ có những con vật bé nhỏ và sợ chú ếch, chú lấy làm oai vệ và uy phong coi trời bằng vung. Một ngày nọ chú ra khỏi cái giếng, vẫn giữ thói hung hang, ngang tàng như môi trường chật hẹp đó và đã bị trâu giẫm bẹp.
Qua nhân vật ếch, truyện ngụ ngôn đem lại một bài học đắt giá là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.
Mẫu số 2
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, loài ếch thường sống trong những cái giếng cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ nên lão tưởng rằng mình là to nhất, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả.
Một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp.
Mẫu số 3
Ta là một chú ếch đã từng sống trong một cái giếng nhỏ. Sau đây, ta sẽ kể lại cho các ban câu chuyện về cuộc đời của ta.
Tới giờ, ta vẫn nhớ rất kỹ từng chi tiết. Lúc ấy, ta sống trong một cái giếng nhỏ. Nơi đó có những người bạn nhỏ bé như nhái, cua, ốc. Trong số họ, ta là to lớn và khỏe mạnh nhất. Dần dần ta trở nên kiêu ngạo không coi ai ra gì. Ngày ngày ta cất tiếng kêu ồm ộp, khiến cho họ sợ hãi. Ta vẫn nhớ có một sự việc đáng tiếc xảy ra… cũng như mọi ngày ta kêu ồm ộp, cô ốc chịu không nổi liền cất tiếng nhỏ nhẹ nói với ta:
– Anh ếch ơi! Anh có thể kêu nhỏ lại để mọi người còn ngủ không?
Nghe vậy, ta cảm thấy tức giận và quát lớn:
– Cô dám nói như vậy với chúa tể của nơi này sao? Cô có tin ta sẽ khiến cho cả gia đình của cô không còn sống được ở đây nữa không?
Sau khi nghe ta đe dọa, cô ta sợ hãi bỏ đi. Từ đó, không ai dám nói gì ta nữa.
Một năm trời mưa lớn làm cho giếng ngập nước rồi đưa ta ra ngoài. Ta vô cùng ngạc nhiên vì khi ở dưới giếng thì bầu trời nhỏ bé nhưng không ngờ nó lại to lớn đến thế. Quen cái thói cũ, ta lại kêu ồm ộp và nghênh ngang đi khắp nơi. Ta đưa cặp mắt nhâng nháo lên trời, không thèm để ý đến xung quanh. Bỗng có tiếng nói vang lên:
– Anh ếch ơi, tránh đường cho tôi đi!
Ta mặc kệ và thế là ta đã bị con trâu đó giẫm bẹp.
Sau câu chuyện này, mỗi người hãy nhớ loại bỏ cái tính kiêu ngạo ấy. Và hãy nhớ đừng bao giờ xem thường người khác.
Mẫu số 4
Họ hàng nhà ếch chúng tôi đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi câu chuyện đáng xấu hổ về tổ tiên của mình. Theo lời kể của bố mẹ tôi, ngày xưa có một lão ếch sống trong một cái giếng sâu. Cái giếng nhỏ bé nên chỉ đủ chỗ cho những con vật nhỏ bé sinh sống.
Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hàng ngày, khi lão cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh lão nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Những lúc như vậy, lão cảm thấy thích chí lắm. Lão tự cho mình là mạnh mẽ nhất trong đáy giếng này. Lão còn bắt mọi người xung quanh gọi mình là chúa tể. Và mỗi khi ngước nhìn lên cao, lão lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt máy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, rồi dần dần nước trong giếng dềnh lên. Lão ếch theo dòng nước thoát ra khỏi đáy giếng nhỏ bé. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Lão quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, lão cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Khi ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà lão bị một bác trâu đi ngang qua. Nhìn thấy lão, bác bảo:
- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!
Lão ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, lão bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Mẫu số 5
Tôi là một chú ếch sống trong đáy giếng sâu. Xung quanh tôi chỉ có vài người hàng xóm là anh nhái, cô ốc và cậu cua. Mỗi ngày, tôi đều cất tiếng kêu: “Ộp… ộp...” làm vang vọng khắp giếng. Tôi cảm thấy đắc chí vì nghĩ rằng nó khiến mấy bạn hàng xóm của tôi rất hoảng sợ. Tất cả đều phải coi tôi như một vị chúa tể. Nhiều lúc, tôi nhìn lên trên cao, thấy bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung.
Một năm nọ, trời làm mưa suốt mấy ngày. Nước ngập đầy giếng. Tôi theo dòng nước thoát lên trên. Lúc đầu, tôi cảm thấy vô cùng chói mắt bởi ánh sáng ở khắp mọi nơi. Nơi đây hoàn toàn khác xa so với đáy giếng mà tôi sinh sống. Quen thói cũ, tôi vẫn cứ đi lại nghênh ngang khắp nơi.
Bỗng nhiên có tiếng nói vang lên:
- Này, cậu ếch, mau tránh đường cho chúng tôi đi!
Tôi ngước nhìn lên thì thấy một con vật to lớn, đen xì đang đứng trước mặt mình. Chẳng hề cảm thấy sợ hãi, tôi không thèm trả lời mà vẫn cứ bước về phía trước. Bỗng nhiên, có một vật gì đó rất nặng đè lên người tôi. Mắt tôi tối sầm lại, rồi không còn thấy gì nữa. Thì ra, tôi đã bị một con trâu giãm phải.
Mẫu số 6
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
Mẫu số 7
Một con ếch sống đã lâu trong một cái giếng. Quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như nhái, cua, ốc. Mỗi lần, ếch cất tiếng kêu làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ. Ếch tưởng rằng bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung, còn nó oai phong như vị chúa tể. Năm nọ, trời mưa to làm giếng nước dềnh lên. Nước mưa chảy xuống giếng, tràn lên đưa ếch ra ngoài. Vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời mà chẳng thèm để ý xung quanh. Thế rồi, ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Mẫu số 8
Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.
Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:
- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!
Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.
Mẫu số 9
Trong cái giếng nọ, có một con ếch sống đã lâu. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc… bé nhỏ. Hằng ngày, ếch đều cất tiếng kêu khiến các con vật khác sợ hãi. Thấy vậy, ếch thích thú lắm. Nó thương nhìn lên miệng giếng, tưởng rằng bầu trời chỉ bé nhỏ bằng cái vung. Còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to suốt ngày này qua ngày khác. Chẳng mấy, nước trong giếng dâng cao đến tận miệng. Ếch theo dòng nước ra ngoài. Cảnh vật bên ngoài đều lạ lẫm, khác hẳn với trong giếng. Ếch quen thói cũ, đi lại nghênh ngang mà không thèm để ý xung quanh. Bỗng nhiên, một bác trâu đi ngang qua, nhưng không thấy ếch. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Mẫu số 10
Mẫu số 11
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.
Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc... Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ.
Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.
Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nò được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.
Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp.
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Mẫu số 11
Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà em đặc biệt yêu thích là câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng.
Truyện kể về một chú ếch nọ sống dưới cái giếng từ khi mới sinh. Xung quanh chú chỉ toàn nhái, cua, ốc bé nhỏ hơn chú ta, nên thành ra nó cứ nghĩ mình là to lớn nhất. Mỗi khi ếch ta cất tiếng kêu ồm ộp vang vọng khắp giếng là những con vật bé nhỏ kia hoảng sợ lẩn trốn. Ếch càng phô trương, nghĩ mình là chúa tể thế giới. Mà thế giới trong mắt chú chính là khoảng trời bằng miệng giếng.
Một năm nọ trời mưa to, nước giếng dâng cao, tràn qua miệng giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói nghênh nganh, nó cứ thế đi lại khắp nơi chẳng thèm nhìn ngó. Kết quả nó bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp.
Kết quả của con ếch chính là bài học lớn về thói huênh hoang, tự cao tự đại mà ông cha ta muốn con cháu không nên phạm phải.
Tác giả - tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng
I. Tác giả văn bản Ếch ngồi đáy giếng
- Trang Từ (khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.
- Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác: Nam Hoa kinh) của ông vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, và đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc.
II. Tìm hiểu tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
1. Thể loại:
Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
2. Xuất xứ và vị trí:
Truyện Ếch ngồi đáy giếng được trích trong thiên Thu thuỷ (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Ếch ngồi đáy giếng có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Người kể chuyện:
Văn bản Ếch ngồi đáy giếng được kể theo ngôi thứ ba
5. Tóm tắt văn bản Ếch ngồi đáy giếng:
Một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
6. Bố cục bài Ếch ngồi đáy giếng:
Ếch ngồi đáy giếng có bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “coi cho biết” : Cuộc sống của con ếch bên trong giếng sụp.
+ Phần 2: Còn lại: Con rùa cho ếch biết về cuộc sống của mình ngoài biển đông.
7. Giá trị nội dung:
Câu chuyện thông qua hiểu biết hạn hẹp của con ếch, chỉ sống trong giếng sụp, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết, dễ trở nên nông cạn, chủ quan. Biển đông đại diện cho kho tàng tri thức, những bí ẩn của không gian rộng lớn không dễ chinh phục nó, không dễ vì thời gian, hoàn cảnh mà bị thay đổi.
8. Giá trị nghệ thuật:
– Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
– Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
– Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.
– Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.
– Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: