Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Xác định nghĩa mà số từ, phó từ bổ sung cho danh từ trung tâm trong đoạn văn đó.
Dàn ý: Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về văn bản “Bạch tuộc”
- Thân đoạn: Cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản:
+ Cần phải dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn , thử thách trong cuộc sống
+ Chúng ta hãy luôn đoàn kết, thể hiện tinh thần đội nhóm để vượt qua gian nan.
+ Chúng ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên và không ngừng khám phá những điều mới mẻ mà thiên nhiên mang lại.
- Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về đoạn trích.
Một số đoạn văn hay: Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc
Mẫu số 1
Bạch tuộc là một đoạn trích kể về cuộc chiến đấu giữa con người với một loài vật khổng lồ. Qua văn bản em đã rút ra được những bài học cho mình: thứ nhất, cần phải dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn , thử thách trong cuộc sống. Thứ hai, đó là chúng ta hãy luôn đoàn kết, thể hiện tinh thần đội nhóm để vượt qua gian nan. Thứ ba, đó là chúng ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên và không ngừng khám phá những điều mới mẻ mà thiên nhiên mang lại.
Số từ: một, thứ nhất, thứ hai, thứ ba,..
Phó từ: đã, lại, hãy, ...
Mẫu số 2
Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc là một trong những minh chứng tiêu biểu cho loại truyện này. Khi chưa tiếp xúc với con bạch tuộc ngoài đời thực chúng ta có thể hình dung về con vật này thông qua tưởng tượng của nhà văn Véc- nơ như sau: con bạch tuộc dài chừng tám mét, đôi mắt của nó màu xanh xám nhìn thẳng và không động đậy; bạch tuộc có khoảng tám chín chiếc râu tua rua dài loằng ngoằng gấp đôi thân. Những cái răng bằng sừng của chúng cứ mở ra khép lại. Một con vật kì lạ, thân hình là một khối thịt lớn chừng hai mươi hai lăm tấn và có sự biến đổi màu sắc từ xám sang nâu đỏ. Và một điều đặc biệt ở loài vật này là chúng có khả năng phun ra thứ độc màu đen để phòng thủ khi gặp nguy hiểm. Đó là loài bạch tuộc khổng lồ mà chúng ta bắt gặp khi đến với Véc-nơ.
- Trong đoạn văn trên đã sử dụng các số từ và phó từ là:
+ Số từ: tám mét, tám chín chiếc râu, một con vật…
+ Phó từ: những tác phẩm, con vật này, mở ra, khép lại…
Mẫu số 3
Bạch tuộc là một trích đoạn rất hay mô tả sinh động cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên. Cách thuyền trưởng Nemo và những người trên tàu chiến đấu với con bạch tuộc đã dạy cho em ba bài học lớn. Bài học thứ nhất là hãy dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn thử thách. Bài học thứ hai là bài học về sự đoàn kết, kề vai sát cánh cùng chiến đấu vượt qua gian nan. Bài học thứ ba, cũng là bài học lớn nhất, đó là phải sống hòa hợp và biết ơn môi trường sống, mẹ thiên nhiên, không ngừng khám phá tìm tòi những điều kỳ bí xung quanh.
Chú thích:
- Số từ: in đậm
+ một: bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ trung tâm “trích đoạn”
+ nhất: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”
+ hai: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”
+ ba: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học"
Mẫu số 4
Văn bản Bạch tuộc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất về sự nguy hiểm của tự nhiên và sự dũng cảm của con người. Thứ nhất, đó là thiên nhiên ẩn chứa đầy sự nguy hiểm, rình rập thể hiện qua sự xuất hiện của một con bạch tuộc khổng lồ, tấn công con người. Thứ hai, những người trên tàu đã đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng tiêu diệt con quái vật biển và tiếp tục hành trình. Qua đó, em thấy được sự tưởng tượng của con người là vô hạn, nó không vô nghĩa mà thể hiện cả ý chí, nguyện vọng mà người viết muốn gửi gắm đến người đọc.
- Số từ: thứ nhất, thứ hai → biểu thị thứ tự xuất hiện
Số từ: một → biểu thị số lượng
- Phó từ: nhất → biểu thị mức độ
Phó từ: đã → biểu thị thời gian
Phó từ: cùng → biểu thị sự tương tự
Mẫu số 5
Sau khi học xong văn bản Bạch tuộc, tôi cảm thấy trí tưởng tượng của con người thực là phong phú. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai và chúng ta mới chỉ biết sơ qua về loài bạch tuộc. Thế nhưng Véc-nơ, tác giả của Hai vạn dặm dưới đáy biển đã đưa vào tác phẩm của mình những tưởng tượng phong phú đi trước thời gian. Những tưởng tượng đó đã khiến tôi khâm phục sự sáng tạo của con người.
Phó từ: đang
Số từ: hai vạn
Nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm: bổ sung ý nghĩa số lượng của chiều sâu dưới đáy biển.
Mẫu số 6
Văn bản “Bạch tuộc” đã cho thấy rằng trí tưởng tượng của con người là vô cùng phong phú. Nhà văn viết tác phẩm ở thời điểm mà tàu ngầm mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, còn bạch tuộc thì mới chỉ một vài người nhìn thấy. Nhưng hình ảnh về chiếc tàu ngầm cũng như con bạch tuộc được miêu tả trong văn bản lại thật chân thực, sống động. Không chỉ vậy, qua văn bản này, tác giả còn gửi gắm một bài học giá trị rằng khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết để vượt qua.
Phó từ: đã, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian.
Số từ: một, bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng.
Mẫu số 7
Đoạn trích Bạch tuộc (trích trong Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ thú vị. Tác giả sáng tác với một trí tưởng tượng phong phú. Lúc bấy giờ, rất ít người nhìn thấy và hiểu rõ về con bạch tuộc, việc sáng tác tàu ngầm chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm. Nhưng những miêu tả chi tiết của nhà văn đã giúp chúng ta có thể hình dung rõ ràng hơn về những sự vật này. Điều đó khiến người đọc thực sự cảm thấy thích thú, say mê khi đọc truyện.
Phó từ: đã, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian.
Số từ: hai, bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng.
Mẫu số 8
Văn bản Bạch Tuộc là một văn bản viễn tưởng khoa học khá đặc sắc và sinh động. Với những từ ngữ phong phú, tác giả như vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên hùng vĩ và sinh động. Cuộc chiến trên con tàu cùng với những thủy thủ, quái vật bạch tuộc khổng lồ là cuộc chiến hết sức căng thẳng và quyết liệt. Kết thúc sau mười lăm phút, khi một thủy thủ trên tàu đã ra đi mãi mãi khiến em cảm thấy rất cảm động và vô cùng tiếc nuối, thương xót. Văn bản “Bạch tuộc” đã cho thấy rằng trí tưởng tượng của con người là vô cùng phong phú.
Mẫu số 9
Văn bản Bạch tuộc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất về sự nguy hiểm của thế giới tự nhiên và sự dũng cảm, đoàn kết của con người. Chúng ta không thể nào biết trước điều gì sẽ xảy ra với chúng ta nên việc có nguy hiểm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, tuy nhiên quan trọng là cách ta đối mặt và vượt qua nó. Việc gặp bạch tuộc trong chuyến đi lần này là điều không thể ngờ những các thủy thủ vẫn vượt qua bởi họ có tinh thần đoàn kết và có lòng dũng cảm. Tuy chỉ là một văn bản ngắn nhưng nó cũng mang lại cho em những bài học quý giá trong cuộc sống về lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết trong một tập thể.
Mẫu số 10
Qua cuộc nói chuyện giữa Nét và giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương. Về ngoại hình, đây thực sự là một con bạch tuộc khổng lồ với độ dài chừng tám mét, thân hình thoi, có màu xanh xám, tám chân từ đầu mọc ra dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong, hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại, lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn… Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất ton lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ.
Mẫu số 11
Qua cuộc nói chuyện giữa Nét và giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương. Về ngoại hình, đây thực sự là một con bạch tuộc khổng lồ với độ dài chừng tám mét, thân hình thoi, có màu xanh xám, tám chân từ đầu mọc ra dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong, hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại, lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn… Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất ton lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ.
Tác giả - tác phẩm Bạch tuộc
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Giuyn Véc-nơ (Jules Gabriel Verne) (1828-1905), sinh tại thành phố Nantes, Pháp
- Gia đình: là anh cả trong một gia đình năm người con
+ Cha là ông Pierre Verne, một luật sư
+ Mẹ là bà Sophie Allote de la Fuye Verne
2. Sự nghiệp
- Với tâm hồn bay bổng cộng với trí tưởng tượng phong phú, ông dành nhiều thời gian để tập tành sáng tác các tác phẩm kịch, thơ văn và dùng ngòi bút của mình để viết lên những chuyến phiêu lưu để thỏa mãn đam mê.
- Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.
- Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển
b. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến "Đèn trên trần bật sáng"): Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ
- Phần 2 (còn lại): Cuộc chiến với bạch tuộc khổng lồ
c. Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai. Đồng thời câu chuyện tiếp thêm dũng khí, bài học về lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần đồng đội khi gặp những tình huống khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chỉ cần kiên trì và đoàn kết cùng chiến đấu, chúng ta sẽ có sức mạnh phi thường để vượt qua hoạn nạn.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện
- Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
- Yếu tố viễn tưởng thú vị, thể hiện sự am hiểu khoa học của tác giả
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: