TOP 10 mẫu Thuyết minh về môn bóng đá (2024) SIÊU HAY

1900.edu.vn xin dưới thiệu bài viết Thuyết minh về bóng đá gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn. Mời các em tham khảo:

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về môn bóng đá.

 đồ tư duy

Thuyết minh về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (dàn ý - 8  mẫu)

Dàn ý: Bài văn thuyết minh về môn bóng đá

1. Mở bài: 

Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh.

2. Thân bài:

* Các quy tắc, điều luật trong bóng đá:

- Người chơi: chia làm hai đội, mỗi đội bao gồm 11 cầu thủ trên sân, trong đó có một thủ môn.

- Dụng cụ, trang phục: áo, quần, tất, giày chuyên dụng, bọc ống đồng, găng tay (thủ môn). Không được phép sử dụng các dụng cụ gây nguy hiểm cho bản thân và các cầu thủ khác.

- Thời gian trận đấu: mỗi trận bao gồm hai hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp không quá 15 phút. Thời gian bù giờ phụ thuộc vào tình hình thi đấu trên sân.

- Luật chơi:

+ Không được sử dụng tay để chơi bóng (trừ thủ môn).

+ Mỗi đội được thay thế tối đa ba người.

+ Trước mỗi hiệp đấu, hai đội sẽ tiến hành phát bóng để bắt đầu. Nếu đội A phát bóng trong hiệp 1 thì đội B sẽ phát bóng trong hiệp 2. Quyền phát bóng thường được quyết định dựa trên kết quả tung đồng xu.

+ Không được có những hành động khiếm nhã, lăng mạ, gây nguy hiểm đến sự an toàn của cầu thủ khác.

+ Nghiêm cấm hành vi sử dụng các chất kích thích và doping trước khi thi đấu.

+ Về vị trí đá phạt: tất cả cầu thủ đội bạn phải cách bóng tối thiểu 9,15m và phải đứng ngoài khu vực phạt đền cho tới khi cầu thủ sút phạt.

+ Ném biên: Cầu thủ đội bên đứng cách xa vị trí ném biên ít nhất 2m.

3. Kết thúc: 

Khẳng định lại quy tắc ý nghĩa của quy tắc trong bóng đá.

Bài văn mẫu: Thuyết minh về môn bóng đá

Mẫu số 1

Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, môn thể thao này có sự lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người, mọi lứa tuổi.  

Đầu tiên và cũng quan trọng nhất là trái bóng, trái bóng là linh hồn không thể thiếu của môn bóng đá và cũng là biểu tượng đặc trưng nhất của môn thể thao này. Về đội chơi, mỗi sân bóng sẽ có hai đội tham gia thi đấu. Theo tiêu chuẩn, trên sân sẽ có cùng lúc 22 người cùng thi đấu. Mỗi đội có 10 cầu thủ và một thủ môn. Trong quá trình chơi hoặc thi đấu, họ chỉ được sử dụng chân và đầu để chơi trên sân. Riêng thủ môn thì sẽ sử dụng cả tay để bắt bóng. Nếu cầu thủ nào sử dụng tay (trong vòng cấm địa), hoặc có hành vi bạo lực với đội khác thì sẽ bị phạt. Trọng tài là người có vai trò quan trọng trong trận bóng, có quyền quyết định tuyệt đối.

Các trận đấu diễn ra sẽ gồm hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút, và có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa hai hiệp là 15 phút. Mỗi hiệp hai đội sẽ thi đấu ở một phần sân khác nhau. Sau mỗi hiệp đấu, tùy vào thời gian đã bị gián đoạn do những tình huống xảy ra trên sân cỏ, thì trọng tài sẽ quyết định thêm thời gian đá bù giờ. Bóng đá quyết định thắng thua dựa vào tỉ số bàn thắng được ghi giữa hai đội. Bàn thắng được tính là hợp lệ, khi các cầu thủ đưa được bóng vào lưới của đối phương mà không vi phạm các quy tắc của trận đấu. Đội có nhiều pha sút bóng thành công hơn sẽ dành chiến thắng chung cuộc.

Lịch thi đấu môn bóng đá nam sinh viên trường Đại học Khoa học 2016 - Khoa  Công nghệ Thông tin

Mẫu số 2

Chơi thể thao là biện pháp vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có tính giải trí cao. Trong các môn thể thao bổ ích, em thích nhất là môn bóng đá, một bộ môn giữ vị trí "vua" trong các môn thể thao.

Bóng đá là niềm đam mê, là sự phấn khích của rất nhiều người cả nam và nữ. Nhắc đến bóng đá, mọi người cảm thấy hào hứng, sôi nổi hẳn lên. Bóng đá có nhiều điều lí thú, lôi cuốn mọi người. Đây là môn thể thao dạy ta nhiều bài học về rèn luyện thân thể lẫn rèn luyện nhân cách đạo đức. Về mặt thể lực thì bóng đá giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Khi chạy, đó là sự hoạt động không chỉ của đôi chân mà là của toàn bộ cơ thể, khiến cho những bắp thịt trở nên cứng cáp, dẻo dai, mà các cơ quan khác trong người cũng hoạt động nhiều hơn, tim khỏe ra vì vận chuyển nhiều máu, phối lớn thêm vì hít thở nhiều không khí, các cơ quan bài tiết, tiêu hóa, hệ thần kinh cũng nhờ đó mà hoạt đông.

Những người chơi môn thể thao bóng đá không chỉ cần có thể lực tốt mà phải có trí tuệ hơn người. Mỗi một quả bóng được đá đi là kết quả của một suy tính hết sức linh hoạt đến mức đã thành phản xạ. Mỗi một bàn thắng trong trận đấu, đó là thắng lợi tổng hợp của chiến lược, chiến thuật, kĩ thuật, thủ thuật… hết sức khôn khéo tinh vi. Với một cầu thủ, khi quả bóng đến chân là lúc đòi hỏi sự phán đoán thông minh, kịp thời về đồng đội, về đối thủ, về không gian và cả mọi điều kiện của sân bãi, của trận đấu. Bóng đá là môn thể thao đang đi bỗng chạy, đang chạy bỗng đột ngột đứng lại, mắt nhìn bên phải nhưng tung chân bên trái, lách phía trước, luồn phía sau, chọc khe và đánh đầu… mỗi động tác đều diễn ra chỉ trong một nháy mắt. Bóng đã là sự phối hợp của sức khỏe, sự nhanh nhẹn, sức bền bỉ, lòng dũng cảm, trí thông minh, óc linh hoạt.

Để trận bóng đá diễn ra tốt, những người chơi phải có tinh thần đồng đội gắn kết chặt chẽ. Không cầu thủ nào tài giỏi có thể một mình mang quả bóng từ sân nhà đưa vào lưới của đối phương. Trong trận đấu bóng, muốn thắng đối phương trước hết là phải đoàn kết, không một cầu thủ nào vì muốn được nổi tiếng mà giữ bóng mãi trong chân, không tạo điều kiện cho đồng đội mình tung bóng. Ai cũng hiểu rằng một đường bóng làm bàn hết sức đẹp là kết quả cuối cùng của bao nhiêu đường bóng phối hợp. Mỗi cầu thủ đều hiểu rằng chỉ có sự phối hợp ăn ý, thông minh giữa đồng đội với mình mới có thể tạo nên bàn thắng cho trận đấu.

Trong bóng đá người chơi cần phải bình tĩnh, vừng vàng, dũng cảm, bóng đá quả là một môn thể thao đầy thú vị. Bóng đá có thể thu hút được số đông người hâm mộ. Xem những trận đấu bóng quốc tế, những cuộc tranh giải ở các nước với nhau, ta thấy không phải chỉ có cầu thủ trên sân cỏ mới quyết đấu mà cả dân tộc cùng ra sân đấu, lớp lớp cổ động viên hò hét- cùng vui, cùng khóc với chiến thắng hay thất bại cùng đội bóng yêu thích của mình.

Em rất ham mê bóng đá, những trận đấu trong các cuộc tranh cúp lớn em có thể thức trắng đêm để xem. Hầu như em không bỏ sót trận đấu quan trọng nào. Xem hoài không chán, càng xem càng thú vị và bản thân em cũng rút ra được nhiều điều bổ ích. Trong lớp học em cũng là cầu thủ của đội bóng, tuy không phải là người đá giỏi nhưng cũng có lần ghi được bàn thắng và nhiều lần kiến tạo bàn thắng cho đồng đội mình. Quả thật không có giây phút nào sung sướng bằng lúc sút bóng vào khung thành đối phương được bạn bè hoan nghênh nhiệt liệt.

Để trận bóng đá diễn ra tốt, những người chơi phải có tinh thần đồng đội gắn kết chặt chẽ. Không cầu thủ nào tài giỏi có thể một mình mang quả bóng từ sân nhà đưa vào lưới của đối phương. Trong trận đấu bóng, muốn thắng đối phương trước hết là phải đoàn kết, không một cầu thủ nào vì muốn được nổi tiếng mà giữ bóng mãi trong chân, không tạo điều kiện cho đồng đội mình tung bóng. Ai cũng hiểu rằng một đường bóng làm bàn hết sức đẹp là kết quả cuối cùng của bao nhiêu đường bóng phối hợp. Mỗi cầu thủ đều hiểu rằng chỉ có sự phối hợp ăn ý, thông minh giữa đồng đội với mình mới có thể tạo nên bàn thắng cho trận đấu.

Trong bóng đá người chơi cần phải bình tĩnh, vừng vàng, dũng cảm, bóng đá quả là một môn thể thao đầy thú vị. Bóng đá có thể thu hút được số đông người hâm mộ. Xem những trận đấu bóng quốc tế, những cuộc tranh giải ở các nước với nhau, ta thấy không phải chỉ có cầu thủ trên sân cỏ mới quyết đấu mà cả dân tộc cùng ra sân đấu, lớp lớp cổ động viên hò hét- cùng vui, cùng khóc với chiến thắng hay thất bại cùng đội bóng yêu thích của mình.

Em rất ham mê bóng đá, những trận đấu trong các cuộc tranh cúp lớn em có thể thức trắng đêm để xem. Hầu như em không bỏ sót trận đấu quan trọng nào. Xem hoài không chán, càng xem càng thú vị và bản thân em cũng rút ra được nhiều điều bổ ích. Trong lớp học em cũng là cầu thủ của đội bóng, tuy không phải là người đá giỏi nhưng cũng có lần ghi được bàn thắng và nhiều lần kiến tạo bàn thắng cho đồng đội mình. Quả thật không có giây phút nào sung sướng bằng lúc sút bóng vào khung thành đối phương được bạn bè hoan nghênh nhiệt liệt.

Mẫu số 3

Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.

Sau những giờ phút căng thẳng vì làm việc, học tập, nghiên cứu, ai cũng thích lao vào chơi một môn thể thao nào đó. Đó có thể là bóng bàn, bóng rổ, bơi lội... nhưng có lẽ không môn thể thao nào hào hứng, làm say mê cuồng nhiệt hàng triệu con người trên thế giới như bóng đá. Đây cũng là một môn thể thao có lợi ích nhất.

Cũng khó mà kể hết những lợi ích của môn thể thao đặc biệt này. Bài viết này chỉ xin nói qua vài nét.

Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.

Nói đến bóng đá không thể không nói đến tinh thần đồng đội, trên sân cỏ không bao giờ có một “siêu sao” nào có thể tự một mình làm bàn thắng mà không có sự ăn ý trong sự phối hợp với đồng đội. Bởi vậy, khi khán giả vỗ tay khen ngợi một cầu thủ tiền đạo vừa làm nên bàn thắng thì ai cũng hiểu rằng thành tích ấy có cả công lao của bao người trong đó có cả công lao của đồng đội.

Đa phần tuổi trẻ chúng ta chơi hoặc xem bóng đá là để giải trí sau những giờ phút học tập hay lao động trí óc căng thẳng. Ớ sân cỏ, bạn sẽ tự do vui chơi la hét, cổ vũ, sung sướng, hả hê. Đúng là bóng đá mang lại cho khán giả những liều thuốc dinh dưỡng tinh thần quý báu. Trước sân cỏ hầu như mọi người đều chìm đắm trong nỗi say mê hồi hộp, dường như đã quên hết mọi bận bịu lo toan của sinh hoạt đời thường. Phút ấy, trong tâm hồn chỉ còn lại hứng khởi và sảng khoái với bao niềm vui sôi nổi hả hê.

Nói cụ thể hơn, trong bóng đá phải có tinh thần thể thao, không chơi xấu đá bóng thành đá người. Khi đó, sân cỏ dễ trở thành nơi xô xát ẩu đả. Đó là người chơi. Còn người xem không nên mượn bóng đá làm cuộc đỏ đen sát phạt nhau cháy túi.

Nguồn gốc và xuất xứ của bóng đá bắt đầu từ đâu?

Mẫu số 4

Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, bởi sức nóng và sự hấp dẫn mà nó mang lại. Môn thể thao này có sự lan tỏa mạnh mẽ, đến mọi lứa tuổi. Vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp những trận bóng đá ở mọi nơi, với nhiều quy mô và các lứa tuổi khác nhau tham dự. Để chơi môn thể thao này, chúng ta cần nắm được những quy tắc cơ bản như sau.

Đầu tiên và cũng quan trọng nhất là trái bóng. Mỗi trận đấu sẽ không thể diễn ra nếu thiếu đi sự hiện diện của trái bóng tròn. Đây là linh hồn không thể thiếu của môn bóng đá và cũng là biểu tượng đặc trưng nhất của môn thể thao này.

Thứ hai là người chơi. Trên mỗi sân bóng sẽ có hai đội tham gia thi đấu. Theo tiêu chuẩn, thì trên sân sẽ có cùng lúc 22 người cùng thi đấu. Mỗi đội có 10 cầu thủ và một thủ môn. Nếu như số cầu thủ của đội nào bị giảm còn về 7, do các yếu tố khác như chấn thương, nhận thẻ phạt thì trận đấu sẽ ngừng lại. Các cầu thủ trên sân sẽ thi đấu với tinh thần thể thao cháy bỏng. Họ chỉ được sử dụng chân và đầu để chơi trên sân. Riêng thủ môn thì sẽ sử dụng cả tay (đã đeo găng) để bắt bóng. Nếu cầu thủ nào sử dụng tay (trong vòng cấm địa), hoặc có hành vi bạo lực với đội khác thì sẽ bị phạt.

Thứ ba, chính là về trọng tài. Trọng tài là người có vai trò hết sức quan trọng trong một trận bóng. Gồm trọng tài chính có quyền quyết định tuyệt đối và hai trợ lý trọng tài. Trọng tài có vai trò quyết định trong những tình huống có lỗi phạt và tranh chấp trên sân bóng. Trọng tài sẽ có quyền rút ra thẻ vàng hoặc thẻ đỏ với các cầu thủ mắc lỗi trên sân cỏ. Và đưa ra quyết định về những lần đá phạt, phạt Penalty, ném biên, phạt góc…

Một trợ thủ đắc lực của trọng tài trên sân cỏ là Video assistant referee - VAR (Video hỗ trợ trọng tài). Công nghệ này đã được áp dụng thử nghiệm ở một số trận bóng lớn, và chính thức được viết vào Luật bóng đá bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế vào năm 2018. VAR với công nghệ tiên tiến đã tái hiện lại cận cảnh, đẩy đủ ở những góc khuất cũng như các khoảnh khắc diễn ra chớp nhoáng mà trọng tài đôi khi không nắm bắt kịp. Chính các video ấy sẽ giúp cho quyết định của trọng tài chính xác hơn.

Thứ tư là về thời gian của mỗi trận đấu. Các trận đấu đều sẽ diễn ra gồm hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút, và có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa hai hiệp là 15 phút. Mỗi hiệp hai đội sẽ thi đấu ở một phần sân khác nhau. Sau mỗi hiệp đấu, tùy vào thời gian đã bị gián đoạn do những tình huống xảy ra trên sân cỏ, thì trọng tài sẽ quyết định thêm thời gian đá bù giờ.

Cuối cùng, quy tắc vô cùng quan trọng, đó là cách quyết định thắng bại của mỗi trận bóng. Bóng đá quyết định thắng thua dựa vào tỉ số bàn thắng được ghi giữa hai đội. Bàn thắng được tính là hợp lệ, khi các cầu thủ đưa được bóng vào lưới của đối phương mà không vi phạm các quy tắc đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu qua thời gian thi đấu chính thức và cả bù giờ, mà tỉ số vẫn hòa nhau, và cần có một đội chiến thắng duy nhất, thì hai đội bóng sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ. Nếu kết thúc hiệp phụ mà tỉ số vẫn cân bằng, thì chiến thắng sẽ được quyết định bởi loạt sút luân lưu từ chấm phạt đền 11m. Mỗi đội sẽ có 5 lượt sút bóng với 5 cầu thủ khác nhau, đối đầu với duy nhất thủ môn của đội bạn. Đội có nhiều pha sút bóng thành công hơn sẽ dành chiến thắng chung cuộc.

Trên đây là những quy tắc chung nhất về môn thể thao vua mà chúng ta cần biết. Chúng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn và tự tin hơn khi bắt đầu chơi môn thể thao này trên sân cỏ.

Mẫu số 5

Bóng đá là một trong những môn thể thao hấp dẫn, được đông đảo mọi người yêu thích. Mặc dù là bộ môn phổ biến trên thế giới nhưng không phải ai cũng biết và hiểu hết được các quy tắc, luật lệ trong bóng đá. Qua bài viết này, tôi sẽ cung cấp, giới thiệu cho các bạn một số quy định cần thiết của một trận bóng.

Trong trận đấu, có tất cả 22 cầu thủ trên sân, chia đều cho hai đội (không tính cầu thủ dự bị), trong đó mỗi đội có một thủ môn. Dựa vào chiến lược của huấn luyện viên mà các cầu thủ sẽ được sắp xếp ở những vị trí khác nhau.

Mỗi cầu thủ trong những giải đấu chuyên nghiệp đều phải tuân thủ quy chuẩn về trang phục bao gồm: áo, quần, tất, giày và bọc ống đồng chuyên dụng. Đồng thời, không được phép sử dụng dụng cụ gây nguy hiểm cho bản thân và các cầu thủ khác.

Theo quy định, mỗi trận bóng được chia làm hai hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp không quá 15 phút. Tùy vào diễn biến từng hiệp mà thời gian bù giờ sẽ được quyết định khác nhau. Trước mỗi hiệp đấu, hai đội sẽ tiến hành phát bóng để bắt đầu. Nếu đội A phát bóng trong hiệp 1 thì đội B sẽ phát bóng trong hiệp 2. Quyền phát bóng thường được quyết định dựa trên kết quả tung đồng xu.

Trong suốt trận đấu, mỗi đội có ba lần thay thế người. Việc thay thế người phụ thuộc vào chiến lược của trọng tài và tình hình sức khỏe của các cầu thủ trên sân.

Luật bóng đá nghiêm cấm các hành vi sử dụng tay để chơi bóng. Người duy nhất được phép dùng tay bắt bóng là thủ môn. Ngoài ra, các hành động khiếm nhã, lăng mạ, xúc phạm, gây nguy hiểm đến sự an toàn của các cầu thủ khác đều bị xử lí nghiêm minh. Đặc biệt, hành vi sử dụng các chất kích thích và doping trước trận đấu hoàn toàn không được cho phép. Cầu thủ có thể phải đối mặt với các mức phạt khác nhau tùy theo mức độ vi phạm. Thậm chí là bị phế truất quyền thi đấu.

Đối với một số quả đá phạt thì vị trí đá được quy định rất rõ ràng. Cho đến khi cầu thủ sút phạt, các cầu thủ đội bên phải đứng xa bóng một khoảng 9,15m và nằm ngoài khu vực phạt đền. Khi bóng vượt ra khỏi sân, cầu thủ đội bên được yêu cầu phải đứng cách xa vị trí ném biên ít nhất là 2m. Hiện tại, FIFA có tất cả 17 điều luật trong "Luật bóng đá chính thức". Các quy định này được phép thay đổi để phù hợp với giải bóng chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Bài viết tiếng Anh về sở thích chơi bóng đá ngắn gọn (7 Mẫu)

Mẫu số 6

Bóng đá, còn gọi là túc cầu, là môn thể thao đồng đội chơi giữa hai đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Trò chơi dùng quả bóng chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoài thủ môn, các cầu thủ không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu.

Bóng đá được chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp trên thế giới. Hàng triệu người đến sân vận động để xem các trận bóng có đội mà họ yêu thích, và hàng triệu người không thể đến sân vận động thì phải xem qua tivi. Ngoài ra, còn rất nhiều người chơi môn thể thao này ở đẳng cấp nghiệp dư.

Theo một cuộc khảo sát của FIFA, một tổ chức quản lý bóng đá, công bố năm 2001, có hơn 240 triệu người thường chơi bóng đá ở hơn 200 quốc gia trên thế giới. Luật chơi đơn giản và dụng cụ thi đấu ít tốn kém dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của trò chơi này. Ở nhiều nước, bóng đá có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người hâm mộ, trong cộng đồng địa phương hay cả quốc gia; do đó có thể nói đây là môn thể thao phổ biến nhất thế giới.

Bóng đá do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và gọi môn thể thao này là "cuju", vốn là một bài tập luyện của quân đội nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút vào cầu môn làm bằng vải lụa có khoét lỗ. Mãi đến năm 2004, FIFA mới chính thức công nhận Trung Quốc là "cái nôi" của bóng đá.

Nước Anh trong suốt thời gian dài vốn được mệnh danh là "quê hương của bóng đá", trên thực tế đã đóng vai trò mấu chốt trong việc tôn vinh và phát triển môn thể thao này.

Để phục vụ cho các trận cầu, người Trung Quốc cổ đã biết chế quả bóng đá bằng da. Trái bóng được làm đầy bằng lông hoặc tóc.

Bóng hơi lần đầu lại xuất hiện tại Hy Lạp, được thổi căng với lớp bọc bằng da lợn hoặc da hươu.

Năm 1844, nhà khoa học người Mỹ Charles Goodyear mới phát minh ra cách lưu hoá cao su Ấn Độ. Nhờ đó, trái bóng mới bắt đầu được tạo ra với hai lớp vỏ bọc.

Năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi.

Năm 1970 quả bóng đen trắng ngày nay với lớp vỏ sáu góc là một phát minh của Đức.

Mỹ đóng góp hai cải tiến lớn với trái bóng vỏ bọc nhiều lớp và chức năng tự làm căng, bằng cách gắn trực tiếp một cái bơm tự động.

Năm 2003, trái bóng với biệt danh "trái bóng thông minh" có khả năng phát sóng định vị được đăng ký bản quyền phát minh ở Đức.

Năm 1860, chiếc còi đồng được phát minh vào cuối những vốn được sản xuất để phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 được sử dụng lần đầu tiên trong trận đấu của đội bóng Nottingham Forest. Còi đồng sau đó nhanh chóng được cải tiến với âm thanh cao và rung hơn.

Thẻ vàng, thẻ đỏ (xem quy định về thẻ tại đây) được sử dụng lần đầu tiên tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 sau vụ náo động tại trận đấu giữa Argentina và Anh tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1966.

Không có một tài liệu lịch sử nào cho thấy cầu môn đã được phát minh như thế nào và bản quyền thuộc về ai. Cầu môn được sử dụng để giúp trọng tài xác nhận những bàn thắng. Một bàn thắng chỉ được ghi khi trái bóng đã đi qua vạch vôi và nằm ở giữa khoảng không gian được tạo bởi hai cột dọc và xà ngang. Điều thú vị là luật bóng đá thế giới hiện nay không ép buộc cầu môn phải có lưới. Tuy vậy hình ảnh trái bóng làm tung lưới đã trở thành một điều đương nhiên đối với người hâm mộ thế giới.

Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu môn có gắn camera.

Năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi bàn thắng được ghi đã xuất hiện tại Đức.

Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính thức tại các trường học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các học sinh Anh mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những cố gắng phát triển nguyên liệu mới đã giúp giày thi đấu trở nên nhẹ nhàng và thoải mái cho cầu thủ. Bên cạnh đó là sự cải tiến trong xử lý cấu trúc bề mặt giúp chống trơn trượt khi giày tiếp xúc với trái bóng trong điều kiện thời tiết hay mặt sân ẩm ướt. Tại đây xuất hiện một ý tưởng độc đáo từ Đức khi sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là da cá sụn .

Có tất cả 17 điều luật trong Luật bóng đá chính thức. Luật này được thiết kế để áp dụng cho tất cả đẳng cấp bóng đá, mặc dù nó cho phép các liên đoàn bóng đá quốc gia được phép thay đổi để phù hợp với các giải trẻ, không chuyên nghiệp, nữ... Thông thường, luật chỉ là một khung cho phép thay đổi linh hoạt tùy vào đặc điểm trận đấu. Ngoài 17 điều luật, nhiều quyết định của IFAB và các chỉ dẫn cũng được đóng góp vào luật bóng đá. Luật bóng đá có thể xem tại trang chủ của FIFA.

Mỗi đội bóng đá có 11 cầu thủ (không kể các cầu thủ dự bị), trong đó có một thủ môn. Luật thi đấu bắt buộc phải có ít nhất 7 cầu thủ cho một đội bóng. Có nhiều vị trí trên sân mà các cầu thủ được sắp xếp tùy theo chiến thuật của huấn luyện viên. Các vị trí này không được định nghĩa cũng như không bắt buộc trong các điều luật.

Phải có một cầu thủ trong mỗi đội giữ nhiệm vụ thủ môn. Thủ môn là người duy nhất trong đội được phép chơi bóng bằng tay, nhưng chỉ được chơi trong vùng cấm địa (hay còn gọi là khu vực 16m50) phía trước khung thành của đội.

Dụng cụ cơ bản cho các cầu thủ bao gồm áo, quần, vớ, giày và các dụng cụ bảo vệ cẳng chân. Cầu thủ không được phép mặc, đeo hoặc dùng các dụng cụ có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ đó và các cầu thủ khác (bao gồm đồ trang sức và đồng hồ đeo tay).

Một số cầu thủ được thay bởi các cầu thủ dự bị khi trận đấu đang diễn ra. Số lượng cầu thủ được thay thế tối đa trong các giải quốc tế và quốc gia là 3 người, và có thể thay đổi trong các giải khác. Lý do thay thế cầu thủ thường là do chấn thương, mệt mỏi, chơi không hiệu quả, thay đổi chiến thuật hoặc kéo dài thời gian cuối trận đấu. Trong các trận đấu bình thường của người lớn, cầu thủ đã được thay ra sẽ không được thay trở lại trong trận đấu đó.Trọng tài là người đếm thời gian chính thức của trận đấu, và trọng tài có quyền cộng thêm thời gian bị mất do thay người, cầu thủ bị chấn thương cần săn sóc, nhắc nhở hoặc phạt, thời gian lãn phí... Khi cộng thêm thời gian bị mất, trọng tài thường gọi đó là "thời gian cộng thêm". Lượng thời gian cộng thêm tùy thuộc vào trọng tài, và trọng tài là người ra hiệu kết thúc trận đấu. Không có người đếm thời gian khác, kể cả trọng tài bàn khi đưa đồng hồ báo thời gian cộng thêm, đó chỉ là một ý kiến khác về thời gian cộng thêm. Trong trận đấu có trọng tài bàn, khi gần kết thúc trận đấu, trọng tài bàn sẽ báo hiệu thời gian cộng thêm cho các cầu thủ và những người khác bằng cách giơ bảng thông báo.
Sau khi hai đội kết thúc 90 phút thi đấu chính thức với tỉ số hoà, hai đội sẽ bước vào thi đấu hai hiệp phụ với mỗi hiệp 15 phút. Trong hiệp phụ, sẽ được áp dụng luật bàn thắng vàng hay bàn thắng bạc. Nếu sau hai hiệp phụ, hai đội vẫn bất phân thắng bại thì sẽ đá luân lưu. (Tùy giải quy định mà không có hiệp phụ mà hai đội đá luân lưu sau hai hiệp chính thức) Trong luợt đá luân lưu, từng đội sẽ thay phiên nhau đá từng lượt cho đủ 5 lượt cho đến khi tỉ số nghiêng về 1 đội nào đó. Nếu sau 5 lượt mà vẫn không xác định được thắng thua, hai đội sẽ đá luợt thứ 6. Trong bất cứ lượt nào từ lượt này, đội nào để cho đội kia đá thành công còn đội mình thì không, trận đấu sẽ chính thức chấm dứt.

Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:

TOP 30 mẫu Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (2023) SIÊU HAY

...

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!