TOP 10 Đoạn văn Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu đoạn văn Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi gồm 10 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem

Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi.

Một số đoạn văn mẫu hay

Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi hay nhất (mẫu 1)

Bài thơ Rồi ngày mai con đi là lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của chủ thể trữ tình dành cho người con. Là một người từng trải, chủ thể trữ tình đã lường trước những điều có thể xảy ra như người con có thể bị vấp ngã, lạc lõng giữa ngã bảy, ngã mười hay sẽ ngỡ ngàng khi gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng... Để vượt qua được những khó khăn, những lần vấp ngã, chủ thể trữ tình khuyên người con hãy nhớ về những bài học đã được thầy cô dạy dỗ. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang đi theo con trong suốt cuộc đời, sẽ mang lại cho con cơm ăn, áo mặc. Trên hết, tác giả mong rằng người con miền núi sẽ mang trong mình ý thức về nguồn cội để vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở.

TOP 10 mẫu Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi hay nhất (ảnh 1)

Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi hay nhất (Mẫu 2)

Rồi ngày mai con đi là một bài thơ rất sâu sắc ý nghĩa của Lò Cao Nhum kể về lời căn dặn của sư thầy với đệ tử của mình khi xuống núi hòa nhập cộng đồng. Người thầy dự đoán trước những khó khăn con sẽ gặp phải khi con xuống núi: môi trường mới, thành phố mới nhiều màu sắc, lòng người đỏ đen… Nhưng khi gặp khó khăn con sẽ nhớ đến thầy, nhớ đến những tình yêu thương, bài học thầy đã truyền lửa cho con để cố gắng và bước tiếp. Khi con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là không được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, thầy sẽ là ngọn lửa, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã. Qua đây chúng ta thấy được thầy là người có con mắt nhìn xa trông rộng, thương yêu, lo cho các con của mình.

Xem thêm các bài văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!