TOP 10 Đoạn văn Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu bài văn Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu lớp 10 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Dàn ý nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề rác thải nhựa

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm: rác thải nhựa

  • Là sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng và bị bỏ đi
  • Một số loại rác thải nhựa: Túi nilon, chai nhựa, ống hút, ca, cốc nhựa,
  • Đặc điểm rác thải nhựa: khó phân hủy (vài trăm đến vài nghìn năm), phát tán vi nhựa ra ngoài môi trường

b. Hiện trạng rác thải nhựa

- Lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa rất lớn dẫn đến rác thải nhựa ngày càng gia tăng không kiểm soát

  • Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được sử dụng
  • Ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng.

- Rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi và không được phân loại rõ ràng

  • Người dân không có thói quen phân loại rác
  • 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm

- Lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển công nghệ tái chế chậm tiến bộ

  • Chủ yếu là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường
  • Công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn

c. Hậu quả của rác thải nhựa

  • Ảnh hưởng hệ sinh thái, môi trường sống và các loài sinh vật: ảnh hưởng môi trường đất, nước và sự phát triển của cây trồng...
  • Ảnh hưởng sức khỏe con người: môi trường đất, nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững: rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa

d. Giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa

  • Thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa
  • Phân loại và tái chế rác thải nhựa
  • Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách.
  • Tìm kiếm vật liệu thay thế: nhựa sinh học thay thế cho nhựa plastic

3. Kết bài

  • Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề rác thải nhựa, liên hệ thực tế và rút ra bài học nhận thức.

Một số đoạn văn mẫu hay

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 1)

Đã có những nghiên cứu về tác hại của nhựa, những con số thống kê về thực trạng rác thải nhựa trên toàn cầu, cũng đã có những giải pháp thiết thực được đưa ra để làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu như từ chối sử dụng đồ nhựa, túi nilong, thiết kế các sản phẩm thân thiện với môi trường, nghiên cứu cách tái sử dụng các sản phẩm nhựa, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền. Việc thực hiện các giải pháp trên tuy đã có những con số đáng ghi nhân, song thành công vẫn còn rất xa vời, do chưa có được sự chung tay cùng hành động của một dân tộc và xa hơn là của toàn thế giới. Hầu như chúng ta mới có ý thức về tác hại của rác thải nhựa, song chưa có ý thức về trách nhiệm của cá nhân mình trong công cuộc chống lại rác thải nhựa cũng nhưa chưa bắt tay vào những hành động thực tế.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 2)

Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,... Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.

Suy nghĩ lại về nhựa - Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 3)

Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng". Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 4)

Việc nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa đang là vấn đề cấp thiết toàn cầu hiện nay. Chỉ một chiếc túi nylon phải mất từ 400 đến 1000 năm mới có thể phân hủy. Để giảm rác thải nhựa, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hạn ché các sản phẩm từ nhựa. Thay vì sử dụng túi nylon khi đi chợ, ta có thể thay nó bằng những chiếc làn, giỏ,... để hạn chế tối đa các đồ nhựa chỉ sử dụng một lần,... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 5)

Rác thải nhựa đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Vậy “rác thải nhựa” là gì? Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Nó gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đến môi trường, đặc biệt là biển cả. Vì vậy, việc giảm thải rác thải nhựa trên toàn cầu đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Một số biện pháp được đưa ra như: Tái sử dụng các loại chai lọ; Sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ; Hạn chế sử dụng túi nilong nếu không cần thiết; Sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa; Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải; Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần. Hãy ngừng tạo ra rác thải nhựa vì cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 6)

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 7)

Rác thải đang được gọi là vấn đề đáng lo ngại của nước ta hiện nay bởi đi đâu ta cũng bắt gặp được những túi rác bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Và vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các bạn nghĩ gì về hiện tượng này. Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không có ý thức khi vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay đó mà thùng rác cách họ không xa. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành những đống rác vứt tràn lan. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này. Hay ở công viên nơi vui chơi giải trí của mọi người với những đồ ăn nhanh, đồ uống, kem nhưng ăn xong thì họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng. Những hành động đó xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sống nhưng lại không biết bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của mình. Mọi người chỉ biết học đòi thấy người khác vứt rác là mình cũng vứt rác. Chúng ta ngày nay thật ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, coi trọng tài sản của mình hơn sự sạch sẽ của nơi mình ở. Có thể nói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là hành vi không đẹp mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Đây là nành động sai cần lên án và phê phán để hạn chế chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 8)

Tiến sỹ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều này lại ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ. Theo thống kê, mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa không thể tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Hiện nay nhiều quốc gia đang áp dụng việc thu gom tái chế rác thải nhựa cũng như sử dụng biện pháp đốt chất thải lộ thiên, tuy nhiên, việc đốt chất thải trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen ở các thành phố lớn. Cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Để giải quyết triệt để vấn đề về rác thải nhựa cần có sự nỗ lực toàn cầu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Biển Đông để chung tay cùng giải quyết vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 9)

Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

Suy nghĩ về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu (mẫu 10)

Hiện nay con người đang cần nỗ lực để giảm thiểu rác thải nhựa. Một túi nylon phải mất từ 400 đến 1000 năm mới có thể phân hủy. Để giảm rác thải nhựa, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hạn ché các sản phẩm từ nhựa. Thay vì sử dụng túi nylon khi đi chợ, ta có thể thay nó bằng những chiếc làn, giỏ. Chúng ta cũng có thể hạn chế các đồ nhựa chỉ sử dụng một lần,... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.

Xem thêm một số bài văn 10 Kết nối tri thức hay khác:

Làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình

Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình

Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu

Phân tích hình ảnh hàng rào trong Một chuyện đùa nho nhỏ

Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!