Suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình.
Dàn ý: Suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình
- Mở đoạn: Giới thiệu về sự việc việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình trong văn bản "Bố của Xi-mông"
- Thân đoạn:
+ Giới thiệu chung về hoàn cảnh của cậu bé Xi-mông
+ Tâm trạng của cậu bé khi quyết định đề nghị bác Phi-líp làm bố mình
+ Khao khát và niềm vui của cậu bé khi nhận được sự đồng ý
+ Vẻ đẹp của tình người qua chi tiết này
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về chi tiết trong tác phẩm.
Một số đoạn văn mẫu hay: Suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình
Mẫu số 1
Sự việc Xi – mông đột ngột đề nghị bác Phi – líp làm bố của mình là một hành động khiến người đọc vô cùng cảm động. Xi – mông là một đứa trẻ bất hạnh. Em không có được tình cảm của cha, luôn bị bạn bè trêu đùa bắt nạt. Em luôn khao khát mình có một người bố giống như những đứa trẻ khác để được bố che chở. Khi được bác Phi – lip quan tâm em đã mong mỏi biết chừng nào bác trở thành bố của em. Qua những nỗi buồn và niềm vui của Xi – mông ta thấy được vẻ đẹp ấm áp tình người.
Mẫu số 2
Trong truyện Bố của Xi-mông có một chi tiết là Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-lip làm bố của mình: -“Bác có muốn làm bố cháu không?”. Một câu hỏi đột ngột ngây thơ không có chủ định của Xi-mông khiến cho tất cả những người có mặt sững người. Mẹ của Xi-mông mặt đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, bác Phi-lip xúc động đứng đó không biết phải bỏ đi thế nào cho phải. Tận sâu trong lòng Xi-mông chỉ mong muốn có một người bố, thèm khát được có bố, dù chỉ một lần như bao bạn bè cùng trang lứa để không bị chê cười, bị bắt nạt. Câu nói đơn giản của đứa trẻ hồn nhiên vô tư nhưng lại khiến cho người đọc ngậm ngùi chua xót. Cậu bé tội nghiệp của chúng ta, Xi- mông thật đáng thương biết bao, xã hội rất thiếu công bằng thiếu tình thương khi cho Xi-mông một cuộc sốn đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khi được chú Phi-lip đáp trả “Có chứ, chú có muốn”, trong giây phút ấy tâm hồn của cậu bé Xi-mông bất hạnh đã tràn ngập hạnh phúc, em cảm thấy được tình cảm ấm áp của một người cha, sự tự hào của việc có bố. Ngày hôm sau, Xi-mông dẫn tay chú Phi-lip tới trường và em tự hào nói với đám bạn hay chọc ghẹo, đuổi đánh em rằng “Đây là bố tao, bố tao tên là Phi-lip”. Một câu nói chứa đựng sự tự hào hãnh diện của một cậu bé luôn khao khát tình thương của một người cha. Thông qua truyện ngắn cho chúng ta thấy một chân lý có bố là điều vô cùng hạnh phúc. Một gia đình thì nên có đầy đủ cả cha lẫn mẹ có như vậy trẻ con mới được trưởng thành một cách vững chắc, hạnh phúc trọn vẹn.
Mẫu số 3
Tác phẩm Bố của Xi-mông là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Xi-mông vốn không biết bố mình là ai, nói cách khác như cách em tự nhận là không có bố. Chính vì điều này mà Xi-mông bị các bạn trêu chọc, khiên cậu cảm thấy rất buồn và có những ý nghĩ tiêu cực như muốn tự tử. Đăng sau những ý nghĩ tiêu cực đó, là một trái tim đang tổn thương, đang cần được vỗ về, là một trái tim khát khao có được một người bố. Chính bác Phi-líp đã khích lệ Xi-mông. Điều này hẳn đã làm cho Xi-mông cảm nhận được sự ấm áp mà trước nay em hằng ao ước. Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình vì đó là khát vọng thẳm sâu bên trong của cậu bé khi muốn có một người bố và có một người thực sự rất phù hợp để làm bố cậu. Việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình cho thấy khát vọng của một cậu bé ngây thơ, bé bỏng, cũng gợi cho người đọc về lối sống nhân ái, bao dung.
Mẫu số 4
Sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình là một hành động khiến người đọc vô cùng cảm động. Xi-mông bất hạnh đã rất đau khổ khi bị bạn bè trêu chọc vì em không có bố, em như đang tuyệt vọng thì gặp được bác Phi-líp. Câu trả lời của em với bác như một sự khẳng định nỗi tuyệt vọng và bất lực. Câu nói “cháu không có bố” mãi mới thốt ra được nhưng Xi-mông lại nhắc hai lần như tiếng nấc, như tiếng gào thét trước số phận bất hạnh của mình. Khi bác Phi-líp đưa Xi-mông trở về nhà, em không mừng rỡ mà đau đớn, buồn tủi hơn. Nỗi đau ấy bùng lên và vỡ ra cùng cử chỉ ôm lấy cổ mẹ, nhắc lại ý định tự tử của mình. Em khao khát có được tình yêu của bố, em ao ước được giống như những đứa trẻ khác, chúng đều có bố. Lòng khát khao có một người bố yêu thương và che chở đã thúc đẩy Xi-mông đưa ra lời đề nghị với bác Phi-líp. Em hỏi bác: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với Xi-mông có lẽ không gì tuyệt vời hơn là có một người bố. Bố chính là một điểm tựa cho em niềm tin sắt đá để Xi-mông có thể “đưa con mắt thách thức chúng”, và em “sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn bỏ chạy”. Qua nỗi buồn và niềm vui của em, vẻ đẹp ấm áp tình người trong khao khát có một người bố, có một chỗ dựa tinh thần đã được bộc lộ và ngời sáng.
Mẫu số 5
Sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố mình khiến người đọc khôngg khỏi xót xa cho số phận bất hạnh của cậu bé. Có lẽ trên đường về cùng với bác Phi-líp cậu bé cảm thấy phải chăng tình cảm bố con cũng là như vậy, vui vẻ và hòa thuận. Điều đó càng thôi thúc ao ước có một người bố của cậu bé tội nghiệp. Và rồi khi nhìn thấy bác Phi-líp cậu đã nảy sinh ra suy nghĩ bảo bác ấy là bố của mình. Không cần phải là tình cảm bố con thật, cái cậu cần chỉ là một cái danh nghĩa nhưng như vậy đã đủ khiến cậu thỏa mãn. Thật là một đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp.
Mẫu số 6
Khi đọc truyện “Bố của Xi-mông”, người đọc hẳn sẽ rất bất ngờ trước lời đề nghị của Xi-mông dành cho bác thợ rèn Phi-líp. Xi-mông vốn là một cậu bé mồ côi, không có bố. Trong truyện, sau khi bị bạn bè trêu chọc, Xi-mông đã lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Nhưng cậu bé lại tình cờ gặp được bác thợ rèn Phi-líp. Bác đã nghe Xi-mông kể chuyện cậu bị bắt nạt. Bác Phi-líp đã hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa Xi-mông về nhà. Nhân vật bác Phi-líp là một người đàn ông hiền lành, tốt bụng. Sự xuất hiện của bác giống như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông. Và chính lòng khát khao có một người bố yêu thương và che chở đã thúc đẩy Xi-mông đưa ra lời đề nghị với bác Phi-líp. Cậu bé đã hỏi bác rất hồn nhiên: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với Xi-mông có lẽ không gì tuyệt vời hơn là có một người bố. Một lời đề nghị tưởng chừng đơn giản nhưng đã thể hiện được khao khát được yêu thương, có gia đình hạnh phúc của cậu bé Xi-mông.
Mẫu số 7
Trong tác phẩm Bố của Xi-mông tác giả đã khắc họa cho ta thấy được hình ảnh Xi-mông vô cùng đáng thương để lại cho người đọc nhiều thương cảm. Xi-mông là con ngoài dã thú. Mẹ em chỉ vì một lần lầm lỡ mà bây giờ phải đơn thân một mình nuôi em dưới cái nhìn ghẻ lạnh của dân làng. Đến trường em cũng bị các bạn kì thị, đánh đập. Do vậy em đã ra bờ sông định tự tử. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ýnghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi¬lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngâythơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.
Tác giả - tác phẩm Bố của Xi - mông
I. Tác giả
- Đ. Đi- phô ( tên đầy đủ là Daniel Defoe)
- Quê quán: sinh ra ở London, Anh
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh
+ Các sáng tác: Thủ lĩnh Singleton, Moll Flanders…
II. Tác phẩm Bố của Xi - mông
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô(1719). Đoạn trích kể chuyện lúc Rô- bin- xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang 15 năm
2. Bố cục
- Đoạn 1: Mở đầu
- Đoạn 2: Trang phục của Rô- bin- xơn
- Đoạn 3: Trang của Rô- bin- xơn
- Đoạn 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích khắc họa thành công hình tượng Rô- bin- xơn. Tuy cuộc sống gian nan nhưng Rô- bin- xơn không thốt ra lời than phiền đau khổ nào khi khắc họa chân dung mình. Trái lại, qua lời kể của chàng, hiện lên như bức chân dung một vị chúa đảo trị vì đảo quốc của mình
4. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn…là nét đặc sắc trong đoạn trích
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: