TOP 10 Đoạn văn kể chuyện cây khế (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 10 Đoạn văn kể chuyện cây khế hay nhất hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các em tham khảo:

Đề bài: Đoạn văn kể chuyện cây khế.

Dàn ý: Đoạn văn kể chuyện cây khế.

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện cổ tích Cây khế.

2. Thân bài

Kể lại diễn biến của truyện Cây khế:

- Ở làng nọ, có hai anh em. Sau khi bố mẹ qua đời, họ chăm chỉ làm lụng thì cũng đủ ăn.

- Từ lúc lấy vợ, người anh trở nên lười biếng. Người anh tìm cách cho vợ chồng người em ra ở riêng, chỉ cho một căn nhà lụp xụp trước cửa có một cây khế.

- Vợ chồng người em chịu khó chăm sóc, nên cây khế ngày càng sai quả.

- Một hôm, một con chim bay tới ăn khế suốt một tháng trời. Người vợ van xin nó đừng ăn khế thì chim nói: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.

- Hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về.

- Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng.

- Thấy người em bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh sang hỏi, biết được chuyện liền âm mưu sang đòi đổi nhà lấy cây khế.

- Đến mùa, cây khế lại sai quả, chim lạ lại đến ăn, người anh cũng cố ý than thở với chim.

- Mấy hôm sau chim đến đón người anh đi đến hòn đảo vàng bạc, vốn bản tính tham lam nên người anh lấy rất nhiều vàng bạc.

- Trên đường về vì vàng bạc quá nhiều, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, mất hết vàng bạc.

3. Kết bài

Ý nghĩa của truyện Cây khế.

Một số bài văn mẫu: Đoạn văn kể chuyện cây khế.

Đoạn văn mẫu số 1

Ở lạng, có hai anh em mồ côi cha mẹ sớm, sống nương tựa vào nhau. Vốn bản tính tham lam, sau khi lấy vợ, người anh đã gọi em đến để chia gia sản nhưng chỉ cho người em một cây khế và một túp lều nhỏ.

Người em hiền lành chăm chỉ, ngày ngày vun xới, tưới nước cho cây. Đến mùa cho trái, những trái khế sai ngon trĩu quả. Nhưng một ngày nọ, có con chim lạ đến ăn khế. Người em khổ sở van nài: “Chim ơi, nhà tôi chỉ có mỗi cây khế là tài sản nuôi sống tôi. Chim ăn hết quả thì tôi sống bằng gì đây. Mong chim thương tôi với.”

Ai ngờ, con chim lạ cũng đáp lời “Ăn một quả khế trả một cục vàng, may túi 3 gang, mang đi mà đựng.”

Ngày hôm sau, chim đến như lời hẹn và chở người em bay ra đảo hoang. Người em tuy thấy nhiều vàng bạc châu báu nhưng cũng chỉ đựng đầy túi 3 gang đem về. Cuộc sống của chàng từ đó thay đổi, ngày một giàu có hơn.

Người anh thấy thế, sang dò hỏi và biết đến câu chuyện về con chim lạ. Hắn bèn xin đổi tất cả tài sản của mình để đổi được cây khế cùng túp lều. Được như ý, ngày ngày chờ mong chim lạ đến. Rồi một ngày chim lạ cũng xuất hiện, hắn cũng giả vờ khóc lóc năn nỉ. Chim cũng bảo người anh may túi ba gang để chim trả ơn.

Nhưng vì lòng tham vô đáy, hắn ta may túi dài tới mười hai gang. Khi sang đến đảo, hắn cố hết sức nhét vàng cho đầy túi. Chim cố gắng bay trở về, nhưng khi đi qua biển lớn, gió quá lớn khiến chim không chịu nổi. Nhắc người anh bỏ bớt vàng nhưng hắn ta không chịu. Vì quá mệt chim chao cánh khiến người anh cùng túi vàng rơi hết xuống biển.

Chỉ vì quá tham lam mà người anh đã bỏ mạng ở nơi biển cả. Đây là một bài học đắt giá cho mỗi chúng ta, không nên quá tham lam. Vì hậu quả của tham lam có thể khiến mất cả người thân, thậm chí là tính mạng của bản thân mình.

Câu chuyện Cây khế là một câu chuyện cổ tích quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Bài học rút ra từ câu chuyện đó là con người cần phải siêng năng chăm chỉ, sống hiền lành, cuối cùng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Đồng thời, không được sống quá tham lam, đặc biệt là tham lam của cải, bởi kết cục của những kẻ tham lam luôn không tốt đẹp. Hơn nữa, chúng ta cần biết ơn và đền đáp những người đã giúp đỡ chúng ta. Điều này là một truyền thống quý báu cần được gìn giữ và phát huy.

Đoạn văn mẫu số 2

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.

Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.

Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.

Ngày qua ngày, cả hai vợ chồng người anh trông coi cây khế và đợi đại bàng đến. Khi đại bàng đến, người anh giả vờ than vãn về tình cảnh nghèo khó của mình và đại bàng cũng cất tiếng nói như đã nói với người em trước đó. Người anh liền bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở người anh đến một hòn đảo đầy kho báu. Sự tham lam của hắn nổi lên, hắn nhét đầy vàng vào túi, và còn cố gắng nhét vàng vào trong người và đưa túi vàng lên lưng đại bàng. Tuy nhiên, vì quá nặng nề, khi đại bàng bay giữa đại dương thì bị cơn gió mạnh thổi đến, không chịu được sức nặng của túi vàng và người anh nên nghiêng cánh và đẩy cả túi và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của kẻ tham lam đó.

Hình ảnh Trái Khế PNG, Vector, PSD, và biểu tượng để tải về miễn phí |  pngtree

Đoạn văn mẫu số 3

Ở một ngôi làng nọ, có một cặp vợ chồng khá giả sống hạnh phúc cùng hai người con trai. Một ngày kia, khi cha mẹ bệnh nặng rồi qua đời. Người anh trai tham lam chiếm hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế, rồi đuổi em mình ra sống dưới gốc cây khế. Dù rất buồn và đau lòng trước hành động độc ác của anh trai, nhưng với tính cách thật thà của mình, người em trai chấp nhận số phận và dọn tới sống trong một căn nhà tranh. Mỗi ngày, trong khi người anh ta ăn uống no say và hưởng thụ tài sản gia đình để lại, người em phải đi làm thuê để kiếm sống. Ngoài ra, người em không quên chăm sóc cây khế - tài sản duy nhất anh được nhận.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, câu khế cuối cùng cũng ra hoa kết trái. Như để không phụ lòng chăm sóc của người em, năm đó cây ra trái nhiều vô kể, trái nào cũng to, ngon ngọt. Người em vô cùng sung sướng khi nghĩ đến số tiền nhận được sau khi bán khế. Thế nhưng, từ phương xa xuất hiện một con chim lớn, đến ăn khế của anh. Nó ăn rất nhiều, nhìn cây khế chẳng mấy mà hết trái, người em đau khổ than thở với chim. Nào đâu, con chim dõng dạc trả lời anh bằng tiếng người. Dặn anh may túi ba gang để nó chở đi lấy tiền đổi khế. Đến ngày, chim chở người em đến một hòn đảo ngoài khơi xa, toàn là vàng. Người em thấy vậy, cũng chỉ lấy đủ vàng cho chiếc túi nhỏ rồi đi về chứ không lấy quá. Từ đó, người em trải qua cuộc sống hạnh phúc, giàu sang.

Thấy vậy, người anh lân la sang hỏi chuyện. Thật thà, người em giải thích hết mọi chuyện cho anh trai. Nghe xong, người anh xin đổi hết tài sản của mình để lấy cây khế. Lúc đầu, người em không đồng ý, nhưng thấy anh mình thiết tha quá nên đành phải gật đầu. Sau khi có cây khế, người anh làm y hệt những gì em trai đã làm. Tuy nhiên, khi được chim dặn may túi ba gang, thì mặt ngoài hắn gật đầu, nhưng đêm về lén may một chiếc túi mười hai gang. Khi đến đảo vàng, hắn nổi lòng tham, nhét đầy túi mười hai gang chưa đủ, hắn còn cố nhét vàng vào túi trên khắp người mình. Đến lúc này, ông trời không nhìn nổi sự tham lam của người anh nữa, nên nổi bão lớn. Chim không gánh nổi, nghiêng cánh, thế là cả người anh và số vàng rơi xuống biển, mất tăm.

Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn răn dạy mọi người về sự tham lam ích kỉ sẽ phải trả giá, người hiền lành, chăm chỉ sẽ được đền đáp. Truyện cổ tích "Cây khế" là bài học ý nghĩa mà cha ông muốn truyền dạy con cháu từ đời này sang đời khác.

Đoạn văn mẫu số 4

Trong kho tàng cổ tích Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện Cây khế. Vì câu chuyện không chỉ hay mà còn chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc.

Câu chuyện Cây khế, kể về hai người anh em trai nhưng lại có tích cách đối lập hoàn toàn. Người anh thì tham lam lại lười biếng, còn người em đã chăm chỉ lại còn hiền lành, tốt bụng. Sau khi kết hôn hai anh em vẫn chung sống hòa thuận cùng cha. Tuy nhiên năm đó, cha không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Trước khi mất, cha có để lại một khối tài sản lớn cho hai anh em. Tuy nhiên người anh tham lam đã dành hết tất cả tiền bạc, đất đai, chỉ để lại cho người em một túp lều nhỏ và cây khế già ở cạnh đó.

Tuy bị anh đối xử tệ bạc, người em vẫn không hề oán hận, mà cùng vợ dọn ra sống trong túp lều nhỏ. Hằng ngày, hai vợ chồng vất vả đi làm thuê ở khắp nơi mới đủ ăn. Nhưng họ vẫn rất lạc quan, thường xuyên giúp đỡ bà con trong vùng. Mùa hè năm đó, cây khế ngọt cạnh túp lều của người em rất sai trái. Quả nào cũng to và ngọt lịm. Chắc mẩm sẽ có nhiều khế đem ra chợ bán, hai vợ chồng vui lắm. Ngờ đâu khi đến ngày thu hoạch, từ đâu có một con chim rất lớn bay đến. Ngày nào, nó cũng ăn một lượng lớn trái khế, khiến cây vơi đi trông thấy. Nhìn tình cảnh đó, người em tuy lo sợ nhưng vẫn quyết ra trò chuyện cùng chim. Sau khi anh kể khổ, chim bỗng nhiên cất tiếng người, trả lời anh:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.

Theo lời chim, người em dặn vợ may một chiếc túi ba gang, đứng sẵn chờ chim đến. Sau khi cùng chim vượt qua những ngọn núi cao, biển rộng, người em được đưa đến một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc đá quý. Nhưng người em vẫn chỉ nhặt đủ trong chiếc túi con mình mang theo rồi cùng chim về nhà. Nhờ số vàng đó, gia đình người em có cuộc sống sung sướng và hạnh phúc.

Còn phía người anh, thấy em mình bỗng nhiên giàu có liền chạy sang mặt dày hỏi chuyện. Biết được ngọn ngành sự việc, hắn liền xin đổi gia sản lấy cây khế già. Thoạt đầu người em không đồng ý, nhưng do người anh nài nỉ quá nên đành chấp nhận. Mọi chuyện vẫn diễn ra y hệt như những gì xảy ra với người em. Chỉ khác là, trong đêm trước khi cùng chim ra đảo, người anh trai đã dặn vợ may một chiếc túi mười hai gang, lớn hơn hẳn bốn lần chim dặn. Khi đến đảo, người anh tham lam đã nhặt vàng bạc cho đầy vào chiếc túi mười hai gang, rồi còn nhét vào áo quần nữa. Vậy nên ì ạch mãi hắn mới bò lên được lưng chim. Thế nên, khó nhọc vô cùng chim mới cất cánh được. Ngờ đâu, trên đường về lại có một cơn dông lớn quét qua, khiến chim rơi thẳng xuống biển. May sao, chim vùng cánh bay lên lại được, còn người anh tham lam thì vì buộc quá nhiều vàng bạc trên người nặng nề nên đã bị sóng cuốn đi mất. Thật đáng đời cho kẻ như hắn ta.

Qua hai kết cục khác biệt của người anh và người em trong câu chuyện Cây khế. Tác giả dân gian đã răn dạy cho người đọc bài học về cách sống. Rằng không được tham lam, ích kỉ, lười biếng. Mà phải biết sống giàu tình yêu thương, luôn chăm chỉ làm việc.

Đoạn văn mẫu số 5

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.

Với tính cách hiền lành nên người em không phàn nàn mà chấp nhận nhường cho người anh phần lớn tài sản. Khi người anh sống sung sướng thì người em phải làm lụng vất vả.

Đến mùa, cây khế sai quả và cho rất nhiều trái ngon. Người em rất vui khi có thể đổi khế lấy gạo về dùng. Bỗng một ngày người em thấy chim đang ăn khế, người em bằng cất lời:

- Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết tôi sống bằng gì?

Con chim kì lạ này bỗng cất lời:

- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.

Với tính cách hiền lành, chàng vẫn để chim ăn khế và nghĩ rằng đây là con chim kì lạ. Những ngày sau chim vẫn đến ăn và nói lại câu cũ, thấy vậy chàng lấy những mảnh vải vụn, may một chiếc túi ba gang. Chìm sà xuống và khi chàng đã trên lưng chim cất cánh bay lên trời.

Ngồi trên lưng, chàng thấy nhiều cảnh vật thật hùng vĩ mà chưa bao giờ thấy trong đời. Chim đưa chàng đi rất lâu rồi dừng lại tại một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em ngạc nhiên vì thấy rất nhiều của cải quý giá mà chưa bao giờ thấy trong đời. Chàng lấy vàng bỏ vừa đủ túi ba gang chim cất cánh đưa về nhà. Từ khi trở về cuộc sống chàng bỗng thay đổi, từ người nghèo chàng trai bỗng trở nên giàu có và thường giúp đỡ người nghèo.

Thấy người em bỗng nhiên giàu có, người ánh sang hỏi han và biết được câu chuyện chìm ăn khế trả vàng. Lúc này người anh bèn đổi của cải để đổi lấy cây khế. Cuối cùng thì mùa khế cũng đến và chim lại đến ăn khế, người anh khóc lóc nỉ năn chim đừng ăn khế. Cũng như bao lần trước chim nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.

Chỉ đợi có vậy, người anh nói với vợ may túi mười hai gang để đựng thật nhiều châu báu, vàng bạc. Chim đưa người anh đến vùng đất có nhiều của cải, người anh vốn tính tham lam nên vơ vét đầy túi mười hai gang. Chim cố gắng bay nhưng vì vàng bạc quá nặng suýt rơi xuống biển, chim đề nghị người anh bỏ bớt vàng bạc nhưng vì tính tham lam nên nhất quyết không nghe lời. Tức giận chim hất người anh cùng với của cải xuống biển.

Chỉ vì bản tính tham lam của cải mà người anh phải bỏ mạng ở biển cả. Đây là bài học đắt giá cho mỗi chúng ta đó là: “không nên tham lam của cải”.

Đoạn văn mẫu số 6

Ngày xửa ngày xưa, ở gia đình nọ có 2 anh em, cha mẹ mất sớm. Từ ngày người anh lấy vợ, người em phải ra ở riêng.

Người anh tham lam giành hết của cải, chỉ chia cho người em một cây khế. Người em hiền lành, siêng năng chăm chỉ, ngày ngày chăm sóc cho cây. Nhưng đến ngày thu hoạch có một con chim lạ đến ăn gần hết những quả khế ngọt. Người em vô cùng buồn rầu, khóc than cho số phận hẩm hiu của mình. Bỗng dưng có tiếng lạ phát ra từ trên cành khế “Ăn khế trả vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”.

Sáng sớm hôm sau, chim thần đến trước sân chở người em trên lưng, bay qua biển cả đến một hòn đảo không người. Bất ngờ thay, đó là một hòn đảo toàn vàng bạc và châu báu, lóa mắt người xem. Người em lấy vàng bạc đựng đầy túi 3 gang của mình đem về đúng như lời chim nói.

Cuộc sống người em trở nên giàu có, nhưng vẫn lao động chăm chỉ. Người anh thấy em mình giàu có bèn tìm đến hỏi thăm. Vốn tính thật thà người em kể hết đầu đuôi mọi chuyện cho người anh biết. Người anh xin đổi cả gia tài của mình chỉ để lấy cây khế của người em.

Theo đúng như kế hoạch người anh chờ chim thần đến rồi cũng khóc lóc van xin. Chim thần hứa sẽ ăn khế trả vàng cho anh ta. Nhưng vì quá tham lam nên người anh bảo vợ may cho mình một chiếc túi dài đến 12 gang. Khi bay qua đến đảo, người anh cố gắng vơ hết vàng cho đầy vào túi. Nhưng không may thay, dọc đường về, bao vàng quá nặng khiến cánh chim chao đảo. Chim thần bảo người anh bỏ bớt vàng nhưng anh ta không chịu vì quá tiếc của. Kết quả chim không còn đủ sức, chao cánh khiến người anh rơi xuống biển cả.

Người anh phải bỏ mạng ở giữa biển cả bởi tính tham lam của mình. Câu chuyện là sự khuyên răn tới mọi người, sống ở đời phải chăm chỉ làm ăn thì mới được hưởng kết quả tốt. Những kẻ tham lam, không làm mà muốn có ăn đều phải chịu trừng phạt.

Đoạn văn mẫu số 7

Xưa kia, trong một gia đình có hai anh em mồ côi, từ nhỏ họ sống hòa thuận với nhau cho đến khi người anh lấy vợ. Khi có cuộc sống riêng, người anh không muốn sống cùng em nữa và gọi em đến để phân chia tài sản. Vốn tính tham lam, ích kỉ, người anh nhận hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha mẹ để lại và chỉ để cho người em một túp lều nhỏ với cây khế trước sân. Người em vốn hiền lành nên không trách gì, vui vẻ đồng ý với quyết định đó. Hằng ngày, người em chăm chỉ làm việc để lo cho cuộc sống của mình và cũng không quên chăm sóc cho cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vườn bỗng sai quả lạ thường cành nào cành ấy trĩu nặng quả. Người em vui lắm cứ nghĩ cây khế sai như thế này mình sẽ mang đi chợ bán chắc chắn sẽ đổi được nhiều gạo để dự trữ trong nhà. Một hôm, vừa đi làm về người em thấy trên cây khế có một con chim lớn đang ăn khế của chàng. Người em thấy thế, liền xua đuổi chim đi và nói:

- Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì tôi sống bằng gì?

Lạ kì thay con chim bỗng dừng lại không ăn khế của chàng nữa, mà nói với chàng rằng:

- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.

Người em thấy chim biết nói tiếng người, biết đây là loài chim lạ, nên chàng không đuổi nó đi nữa, mà để cho nó ăn. Chàng nghĩ bụng, chim có ăn thêm mấy quả nữa cũng không hết được cả cây huống hồ, con chim này còn biết cất tiếng nói. Mấy hôm sau, con chim lại đến ăn khế và nó vẫn nói như lần trước với người em, chàng thấy lạ lắm bèn vào nhà lấy những mảnh vải vụn, may vừa một chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Chim thấy người em đã chuẩn bị xong bèn sà xuống mặt đất, đỡ người em lên lưng mình, rồi cất cánh bay thẳng lên bầu trời. Ngồi trên lưng chim, người em thấy cả vùng rộng lớn nào sông, nào biển rồi những núi non trùng điệp, mà chàng chưa bao giờ thấy cảnh đẹp hùng vĩ như vậy. Chim đưa chàng đi mãi, rồi dừng lại ở một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em vô cùng sửng sốt, vì chàng không ngờ có nơi chứa đựng cả kho báu lớn đến như vậy, chàng đi xung quanh ngắm nhìn thỏa thích và lấy  vàng bỏ đầy túi ba gang rồi nhờ chim đưa về nhà. Từ đó về sau cuộc sống của người em trở nên khấm khá hơn, không những có của ăn của để mà chàng còn giúp đỡ người nghèo khó, dân làng ai cũng quý mến chàng.

Vợ chồng người anh thấy em mình bỗng dưng giàu có, bèn sang nhà hỏi chuyện, dò la. Sau khi nghe em trai kể câu chuyện về con chim ăn khế trả vàng, vợ chồng người anh nảy sinh lòng tham, bèn ngon ngọt dỗ cậu em, để đổi toàn bộ gia tài của mình lấy mảnh vườn và cây khế nhà. Người em vui vẻ đổi cho anh.Thế là người anh chuyển sang nhà em ở.Vợ chồng người anh chờ mãi, cuối cùng cũng đến lúc khế ra quả.  Và con chim lạ cũng đến ăn khế. Lúc này người anh nhớ lại, câu chuyện em kể. Người anh giả vờ khóc nóc, nài nỉ để chim đừng ăn khế nhà mình. Chim bèn nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.Người anh thấy thế vui lắm, cứ nghĩ mình có được cơ hội đến đảo vàng để mang về được nhiều châu báu rồi đây. Bèn vào nhà nói với vợ tìm trong nhà những mảnh vải tốt nhất may túi 12 gang thật chắc để đi lấy vàng. Lần sau, khi chim đến ăn khế rồi đưa anh đi lấy vàng. Vừa đi đến nơi, người anh đã vội tìm những thỏi vàng to nhất, nặng nhất nhét đầy túi 12 gang, anh cứ mải đi lại giữa đống châu báu đến chiều mới chịu ra về. Trước khi lên lưng chim, anh còn tham lam nhét đầy vàng vào người. Chim cố gắng cất cánh bay, nhưng vì đường xa mà vàng nặng quá nên cánh chim cứ chao đảo, mấy lần suýt rơi xuống biển, thấy thế chim bèn nói với người anh bỏ bớt vàng đi để có thể an toàn trở về nhà. Nhưng vì tính quá tham lam, tiếc của anh không nghe lời cứ giữ khư khư chỗ vàng. Chim thấy thế bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển.

Nếu như không tham lam thì người anh đã có cuộc sống ấm no hạnh phúc bên gia đình, nhưng cũng chỉ vì sự ích kỉ của bản thân mà anh ta phải bỏ mạng nơi biển khơi sâu thẳm.

Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:

TOP 20 Đoạn văn kể 1 câu chuyện truyền thuyết (2024) SIÊU HAY

TOP 20 Đoạn văn kể lại chuyện thánh gióng (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn mẫu dùng lời của bà mẹ trong truyện thánh gióng để kể lại câu chuyện (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về nhân vật hoàng tử bé (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!