TOP 10 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo năm 2024) có đáp án

Mua tài liệu
Bộ đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ 60k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lí (Chân trời sáng tạo) 

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng

1.1. Năng lượng và công

1

1

1

 

3

 

1.2. Công suất – Hiệu suất

1

 

1

 

2

 

1.3. Động năng và thế năng

1

1

1

 

3

 

1.4. Định luật bảo toàn cơ năng

1

 

1

1

2

1

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

 

1

 

2

 

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

 

1

1

2

1

2.3. Các loại va chạm

 

 

1

1

1

1

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn

1

1

1

 

3

 

3.2 Động lực học của chuyển động tròn

1

1

 

 

2

 

3.2. Lực hướng tâm

1

1

1

 

3

 

4

Biến dạng của vật rắn

4.1. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

1

1

 

 

2

 

4.2. Định luật Hooke

1

1

1

 

3

 

Tổng số câu

 

 

 

 

 

28

3

Tỉ lệ điểm

 

 

 

 

 

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

A. Cơ năng.

B. Hóa năng .        

C. Nhiệt năng.       

D. Nhiệt lượng.

Câu 2: Trong hệ SI, công được đo bằng:

A. cal.                   

B. W.                    

C. J.                      

D. W/s.

Câu 3: Khi kéo một vật trượt lên trên mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là

A. Trọng lực.

B. Phản lực.

C. Lực ma sát.

D. Lực kéo.

Câu 4Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 4 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là

A. 0,2 m.                       

B. 1 m.                          

C. 0,5 m.                       

D. 0,32 m.

Câu 5: 1W bằng:

A. 1 J.s                 

B. 1 J/s                  

C. 10 J.s                

D. 10 J/s

Câu 6: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là

A. 1 s

B. 10 s

C. 100 s

D. 1000 s

Câu 7: Động năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương.                             

B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng 0.

C. vecto, luôn dương.                         

D. vecto, luôn dương hoặc bằng 0.

Câu 8: Năng lượng của vật có được khi vật nằm yên tại một độ cao nhất định so với mặt đất là:

A. Động năng.      

B. Cơ năng.          

C. Thế năng.                   

D. Hóa năng.

Câu 9: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 20 m/s thì động năng của nó bằng

A. 7200 J.

B. 200 J.

C. 200 kJ.

D. 72 kJ.

Câu 10: Cơ năng của một vật bằng

A. 12mv+mgh.                                  

B 12mv2+mgh.

C. 12mv+mg.                                    

D. 12mv+gh.

Câu 11: Khi một quả bóng được ném lên thì

A. động năng chuyển thành thế năng.

B. thế năng chuyển thành động năng.

C. động năng chuyển thành cơ năng.

D. cơ năng chuyển thành động năng.

Câu 12: Hiệu suất là tỉ số giữa:

A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.

B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.

C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.

D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.

Câu 13: Hiệu suất càng cao thì

A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.

B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.

C. năng lượng hao phí càng lớn.

D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.

Câu 14: Động lượng có đơn vị là:

A. N.m/s.              

B. kg.m/s.             

C. N.m.                 

D. N/s.

Câu 15: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 10 m/s. Động lượng của vật bằng

A. 9 kg.m/s.

B. 5 kg.m/s.

C. 10 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 16: Chọn câu đúng nhất: Nội dung của định luật bảo toàn động lượng:

A. Động lượng của hệ kín thay đổi.

B. Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.

C. Động lượng của một vật trong hệ không đổi.

D. Động lượng của mỗi vật trong hệ thay đổi.

Câu 17: Khi nào động lượng của hệ vật được bảo toàn?

A. Hệ kín.

B. Bất cứ khi nào.

C. Hệ vật chịu thêm tác dụng của ngoại lực.

D. Hệ vật vừa có ngoại lực và nội lực tác dụng.

Câu 18: Để xác định vận tốc của xe trước và sau va chạm cần đo những đại lượng nào?

A. Độ dài tấm chắn sáng và thời gian nó chắn cổng quang điện.                             

B. Khối lượng và độ dài tấm chắn sáng.

C. Khối lượng tấm chắn sáng và thời gian nó chắn cổng quang điện.           

D. Diện tích tấm chắn sáng và thời gian.

Câu 19: Để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm cần đo các đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng, độ dài tấm chắn sáng và thời gian vật chắn cổng quang điện.

B. Khối lượng, thời gian vật chắn cổng quang điện.

C. Khối lượng, độ dài tấm chắn sáng.

D. Độ dài tấm chắn sáng và thời gian vật chắn cổng quang điện.

Câu 20: Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều:

A. f=2π.rv.                   

B. T=2π.rv.                   

C. v = ωr.              

D. ω=2πT.

Câu 21: Trong chuyển động tròn đều, vận tốc có

A. cùng hướng với vecto gia tốc.

B. hướng vào tâm đường tròn.

C. hướng ra xa tâm đường tròn.

D. phương tiếp tuyến với đường tròn.

Câu 22: Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm có

A. cùng hướng với vận tốc.

B. ngược hướng với vận tốc.

C. luôn hướng vào tâm.

D. tiếp tuyến với quỹ đạo.

Câu 23: Gắn vật có khối lượng m vào dây, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Lực nào đã đóng vai trò lực hướng tâm?

A. Lực căng dây.

B. Trọng lực.

C. Hợp của lực căng dây và trọng lực.

D. Phản lực tác dụng lên vật.

Câu 24: Đơn vị của độ cứng là:

A. N.m.                 

B. N/m.                 

C. N.m2.                

D. N/m2.

Câu 25: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.      

B. Luôn là lực kéo.

C. Tỉ lệ với độ biến dạng.          

D. Ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 26: Khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.

C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Câu 27: Áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Áp lực và diện tích mặt bị ép .        

B. Lực kéo và thể tích của vật.

C. Trọng lực và thể tích của vật.         

D. Áp lực và chu vi của vật.

Câu 28: Hai vật làm bằng sứ và sắt có cùng khối lượng được treo vào hai đầu của một thanh nằm ngang và đang thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?

A. Thanh nghiêng về bên vật bằng sắt.

B. Thanh nghiêng về bên vật bằng sứ.

C. Thanh vẫn thăng bằng.

D. Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1: Từ mặt đất người ta phóng viên đạn 2 kg vật với vận tốc 300 m/s, hợp với phương ngang góc 600. Ở vị trí cao nhất, viên đạn nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau, mảnh 1 bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 400 m/s. Tìm tốc độ của mảnh 2?

Bài 2: Gắn vật có khối lượng 500 g vào sợi dây dài 50 cm, quay đều trong mặt phẳng nằm ngang. Sợi dây chỉ chịu lực căng tối đa 10 N. Tính vận tốc lớn nhất vật có thể đạt được để dây không bị đứt?

Bài 3: Treo vật có khối lượng 500 g vào lò xo thì lò xo dãn ra 0,025 m, lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:

A. Động lượng có đơn vị là kg.m/s2.

B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng.

D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. J/s.                           

B. HP.                           

C. kW.h.                       

D. W.

Câu 3: Cho một lò xo đầu trên cố định đầu dưới treo một vật có khối lượng 200 g thì dãn ra một đoạn 2 cm cho g = 10 m/s2. Muốn l= 5 cm thì treo thêm m/ là bao nhiêu?

A. 300 g.                         

B. 400 g.                         

C. 500 g.                         

D. 600 g.

Câu 4: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:

A. 20 s.                         

B. 5 s.                           

C. 15 s.                         

D. 10 s.

Câu 5: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường.

A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.

B. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.

C. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgh.

D. Khi tính thế năng trọng trường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.

Câu 6: Một khẩu súng có khối lượng 4 kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra viên đạn có khối lượng 50 g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) là:

A. 2 m/s.                       

B. 6 m/s.                       

C. 10 m/s.                     

D. 12 m/s.

Câu 7: Chọn câu sai:

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.

B. Lực đàn hồi có hướng ngược với hướng của biến dạng.

C. Độ cứng không phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

D. Giới hạn đàn hồi là độ giãn tối đa mà lò xo chưa bị hỏng.

Câu 8: Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động.

A. Thế năng.                 

B. Động năng.              

C. Cơ năng.                  

D. Động lượng.

Câu 9: Ở độ cao 5 m so với mốc thế năng, ném một vật có m = 0,5 kg với vận tốc 2 m/s, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật sẽ bằng bao nhiêu?

A. 5 J.                           

B. 26 J.                         

C. 45 J.                         

D. 25 J.

Câu 10Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?

A. 1 m.                          

B. 0,6 m.                       

C. 5 m.                          

D. 0,7 m.

Câu 11: Một vật chuyển động tròn đều với bán kính r, tốc độ góc ω. Tốc độ của vật

A. không phụ thuộc vào r.                                                  

B. luôn không đổi khi thay đổi tốc độ góc ω.

C. bằng thương số của bán kính r và tốc độ góc ω. 

D. tỉ lệ với bán kính r.

Câu 12Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:

A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu.         

B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.

C. động năng bằng thế năng.                            

D. động năng bằng nửa thế năng.

Câu 13Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?

A P=At                      

B. P=A.t                    

C. P=tA                      

D. P=At2

Câu 14: Chọn ý sai. Một vật chuyển động đều trên đường tròn có bán kính xác định thì

A. quỹ đạo là đường tròn.                              

B. tốc độ dài là không đổi.

C. tốc độ góc không đổi.                                

D. vectơ gia tốc không đổi.

Câu 15Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:

A. 102 m/s.               

B. 10 m/s.                     

C. 52 m/s .                

D. 5 m/s.

Câu 16: Chọn phát biểu sai.

A. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng là lực hướng tâm.

B. Lực hướng tâm tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ dài của vật.

C. Khi một vật chuyển động tròn đều, hợp lực của các lực tác dụng lên vật là lực hướng tâm.

D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với khối lượng vật chuyển động tròn đều.

Câu 17Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn

A. 0,5mv2.                    

B. mv2.                         

C. 0,5mv.                      

D. mv.

Câu 18Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi

A. thế năng tăng.                                              

B. động năng giảm.

C. cơ năng không đổi.                                      

D. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.

Câu 19Một quả bóng đang bay với động lượng p thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A. 0                               

B. -2p                           

C. 2p                             

D. p

Câu 20: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng

A. 5 J.                           

B. 8 J.                           

C. 4 J.                           

D. 1 J.

Câu 21Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?

A. 1 m.                          

B. 0,6 m.                       

C. 5 m.                          

D. 0,7 m.

Câu 22Chọn câu đúng: Biểu thức p=p12+p22 là biểu thức tính độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp:

A. Hai vectơ vận tốc cùng hướng.                   

B. Hai vectơ vận tốc cùng phương ngược chiều.

C. Hai vectơ vận tốc vuông góc với nhau.       

D. Hai vectơ vận tốc hợp với nhau một góc 600.

Câu 23: Một vật có khối lượng 500 g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8 m thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao h?

A. 1,2 m.                       

B. 1,6 m.                       

C. 0,8 m.                       

D. 2 m.

Câu 24: Một đĩa tròn bán kính r = 10 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết 0,2 s. Tốc độ của một điểm nằm trên mép đĩa là

A. 3,14 m/s.          

B. 6,28 m/s.                     

C. 62,8 m/s.                     

D. 31,4 m/s.

Câu 25: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2 s. Chu kỳ quay của bánh xe là

A. 0,02 s.

B. 0,2 s.

C. 50 s.

D. 2 s.

Câu 26Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Chọn kết luận đúng?

A. Trọng lực sinh công âm.

B. Lực kéo của động cơ sinh công âm.

C. Lực ma sát sinh công dương.

D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công dương.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn?

A. Vật chuyển động trong chất lỏng.               

B. Vật rơi tự do.

C. Vật chuyển động thẳng đều từ dưới lên trên.

D. Vật rơi trong không khí.

Câu 28Một vật có khối lượng m = 1 kg khi có động năng bằng 8 J thì nó đã đạt vận tốc là:

A. 8 m/s.                       

B. 2 m/s.                       

C. 4 m/s.                       

D. 16 m/s.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1. Một bánh đà của công nông là đĩa đồng chất có dạng hình tròn có R = 50 cm đang quay tròn đều quanh trục của nó. Biết thời gian quay hết một vòng là 0,2 s. Tính tốc độ, tốc độ góc của 2 điểm A, B nằm trên cùng 1 đường kính của bánh đà. Biết điểm A nằm trên vành đĩa, điểm B nằm trên trung điểm giữa tâm O của vòng tròn và vành đĩa.

Bài 2. Một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng ở độ cao 20 m đang bay ngang với vận tốc 12,5 m/s thì vỡ thành hai mảnh. Với khối lượng lần lượt là 0,5 kg và 0,3 kg. Mảnh to rơi theo phương thẳng đứng xuống dưới và có vận tốc khi chạm đất là 40 m/s. Khi đó mảnh hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu. Lấy g = 10m/s2.

Bài 3. Để đóng một cái cọc có khối lượng m1 = 10 kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75 kW, sau 5 s búa máy nâng vật nặng khối lượng m2 = 50 kg lên đến độ cao h0 = 7 m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = 1 m. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban đầu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Hãy tính:

a. Động năng vật nặng truyền chơ cọc.

b. Lực cản trung bình của đất.

c. Hiệu suất của động cơ búa máy. Lấy g =10 m/s2.

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!