TOP 10 Đề thi Học kì 2 KTPL 11 (Cánh diều năm 2024) có đáp án

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ đề thi Học kì 2 Kinh tế pháp luật 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Kinh tế pháp luật 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 KTPL 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Kinh tế pháp luật 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

(HÌNH THỨC: 100% TRẮC NGHIỆM – 40 CÂU)

STT

Nội dung học tập

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

1

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

1

1

 

 

2

Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

2

1

1

1

3

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1

1

 

 

4

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

1

1

 

 

5

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

1

1

 

 

6

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

1

1

 

 

7

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

1

1

1

1

8

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

2

1

2

1

9

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

1

1

1

1

10

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

1

1

1

 

11

Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

3

1

1

 

12

Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

1

1

1

 

Tổng số câu hỏi

16

12

8

4

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

ĐỀ SỐ 1

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là

A. san bằng lợi ích cá nhân.

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. chia đều mọi lợi nhuận.

D. được đáp ứng mọi nhu cầu.

Câu 2: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc

A. tạo điều kiện để công dân được sống an toàn, lành mạnh.

B. là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

C. giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.

D. tạo sự công bằng, không bị phân biệt đối xử giữa mọi công dân.

Câu 3: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong

A. tiếp cận các cơ hội việc làm.

B. tham gia quản lý nhà nước.

C. tiến hành hoạt động sản xuất.

D. lựa chọn nghề nghiệp.

Câu 4: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 5: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc

A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Câu 6: Hành vi của Hiệu trưởng trường mần non dân lập B trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Câu 7: Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

A. Anh K.

B. Chị P.

C. Anh C.

D. Ông S.

Câu 8Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật

A. hợp nhất.

B. tôn trọng.

C. phân lập.

D. hoán đổi.

Câu 9: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Thi hành Chỉ thị của Chính quyền thành phố X là trong thời gian có dịch bệnh không tập trung đông người để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, các tổ chức và tín đồ của tất cả các tôn giáo trên địa bàn thành phố X đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo thường xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố.

Câu hỏi: Ở địa phương X, sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

A. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều tuân thủ pháp luật.

B. Các tín đồ chỉ cần tuân theo những giáo lí, giáo luật của tôn giáo mình.

C. Chính quyền thành phố X nghiêm cấm sự hoạt động của các tôn giáo.

D. Chính quyền thành phố X có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

A. Đăng kí hiến máu nhân đạo.

B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự

C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.

D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

Câu 11Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

A. Bạn C.

B. Thầy giáo V.

C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền

A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.

Câu 13: Chủ thể nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?

A. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân không biết chữ.

B. Anh V (21 tuổi) tự ứng cử đại biểu HĐND để ra sức giúp ích cho địa phương.

C. Bà Q vận động mọi người bỏ phiếu bầu cho chồng mình và hứa sẽ tặng quà cảm ơn.

D. Ông P yêu cầu người thân không bỏ phiếu bầu cử cho người có mâu thuẫn với mình.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định điều động công tác đối với mình là thực hiện quyền

A. trình báo.

B. kháng nghị.

C. tố cáo.

D. khiếu nại.

Câu 15: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước.

B. có thể gây tình trạng mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự… của công dân.

D. là nguyên nhân duy nhất làm nảy sinh các tệ nạn, gây mất an toàn xã hội.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

A. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Tham gia dân quân tự vệ.

C. Tham gia bảo vệ biên giới.

D. Tham gia hiến máu nhân đạo.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.

B. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. Là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.

Câu 19: Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

A. Ông Q và anh V.

B. Ông K và anh V.

C. Ông Q và ông K.

D. Ông Q, ông K và anh V.

Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. giám hộ trẻ vị thành niên.

B. tìm kiếm tù nhân trốn trại.

C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.

D. giam, giữ người trái pháp luật.

Câu 21: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tư cách pháp nhân.

B. hoàn cảnh xuất thân.

C. tính mạng, sức khỏe.

D. thân thế, sự nghiệp.

Câu 22: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị

A. bắt giữ khẩn cấp.

B. xét xử lưu động.

C. tước bỏ nhân quyền.

D. xử lí theo pháp luật.

Câu 23: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an phường yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

A. Ông H.

B. Anh K.

C. Ông H và anh K.

D. Công an phường.

Câu 24: Đọc tình huống sau và cho biết: Chủ thể nào đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Thôn X có ông C; vợ chồng anh B, chị P; vợ chồng chị X, anh A và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh A đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh A đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh B phát hiện sự việc nên đã thuê ông C dùng hung khí đe dọa giết anh A buộc anh A phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh B bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh A để gây sức ép yêu cầu anh A phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

A. Anh A và anh B.

B. Anh B và chị P.

C. Chị X, anh A và anh B.

D. Ông C, chị P và anh A.

Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự.

B. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.

C. Ai cũng có quyền bắt người nếu tình nghi người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.

D. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người

A. tôn trọng.

B. kiểm soát.

C. xâm nhập.

D. theo dõi.

Câu 27: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 28: Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H. Bà V và anh H cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Bất khả xâm phạm về tài sản.

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

Câu 29: H và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, H thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo H cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Câu hỏi: Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

C. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

Câu 30: Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảm đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi

A. bảo quản bưu phẩm đường dài.

B. tự tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.

C. chủ động định vị nơi giao nhận.

D. thay đổi phương tiện vận chuyển.

Câu 31: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.

B. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.

C. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.

D. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.

Câu 32: Hành vi nào của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Tình huống. L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

A. Tự ý vào phòng của H mà chưa được sự đồng ý.

B. Tự ý xem nhật kí của H mà chưa được sự đồng ý.

C. Liên hệ với P yêu cầu P chấm dứt tình cảm với H.

D. Chia sẻ chuyện riêng tư của H cho bố mẹ H biết.

Câu 33: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. phát tán mọi quan điểm trái chiều.

B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.

C. tuyên truyền thông tin thất thiệt

D. theo dõi diễn biến dịch bệnh.

Câu 34: Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân cần có trách nhiệm gì?

A. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

B. Làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.

C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

D. Xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 35: Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được

A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.

C. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

D. tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

Câu 36: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.

B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.

C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 37: Trong trường hợp sau, bạn P đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Sắp tới, P dự định sẽ đăng kí tham dự kì thi đánh giá năng lực của Trường Đại học K với mong muốn sẽ trở thành sinh viên của ngôi trường nổi tiếng này. P đã chủ động tìm kiếm tài liệu ôn tập và liên hệ trực tiếp với cán bộ của trường để được cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục liên quan nhằm đảm bảo việc tham gia kì thi sẽ diễn ra thuận lợi, có kết quả tốt.

A. Tiếp cận thông tin.

B. Bảo hộ danh dự.

C. Tự do ngôn luận.

D. Tự do báo chí.

Câu 38: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền

A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.

C. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

D. bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 39: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. có thể gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước.

B. ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân

D. người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 40: Trong tình huống sau, những chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Tình huống. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O là người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Ông T (bố anh H) cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.

A. Anh H và ông T.

B. Người thân của anh H.

C. Anh H và chị O.

D. Ông T, anh H và chị O.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-B

4-B

5-B

6-C

7-D

8-B

9-A

10-D

11-A

12-C

13-B

14-D

15-D

16-C

17-D

18-D

19-A

20-D

21-C

22-D

23-A

24-A

25-D

26-A

27-D

28-A

29-C

30-B

31-D

32-B

33-B

34-A

35-A

36-D

37-A

38-D

39-D

40-C

......................................

......................................

......................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!