TOP 10 Đề thi Giữa Học kì 2 Công nghệ 11 (Kết nối tri thức năm 2024) có đáp án - Công nghệ chăn nuôi

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu tới bạn đọc Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Công nghệ 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Công nghệ 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án - Công nghệ chăn nuôi

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP 11

(Công nghệ chăn nuôi)

Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Khung ma trận

Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II

- Thời gian làm bài: 45 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

 

1

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

4

3

2

3

 

 

 

 

6

 

6

15

Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

4

3

2

3

 

 

 

 

6

 

6

15

Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

2

1,5

2

3

1

10

 

 

4

1

14,5

30

Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

2

1,5

2

3

 

 

1

5

4

1

9,5

20

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

2

1,5

2

3

 

 

 

 

4

 

4,5

10

2

Công nghệ chăn nuôi

Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi

2

1,5

2

3

 

 

 

 

4

 

4,5

10

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

 

Tỉ lệ (%)

40 %

30 %

20 %

10 %

 

 

 

100%

Tỉ lệ chung (%)

70 %

30 %

 

 

 

 

 

2. Bản mô tả

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

Nhận biết

- Biết được khái niệm về bệnh của vật nuôi.

- Biết nguyên nhân gây bệnh của vật nuôi.

- Nắm được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

Thông hiểu

- Biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong chăn nuôi nông hộ.

- Biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong chăn nuôi trang trại.

4

2

 

 

Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

Nhận biết

- Kể tên một số loại bệnh phổ biến ở lợn.

- Đặc điểm một số loại bệnh ở lợn.

- Nguyên nhân gây bệnh ở lợn.

Thông hiểu

Đưa ra được biện pháp phòng bệnh ở lợn.

- Đề xuất cách trị bệnh hiệu quả khi có dịch xảy ra.

4

2

 

 

Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

Nhận biết

- Kể tên một số loại bệnh phổ biến ở gia cầm.

- Đặc điểm một số loại bệnh ở gia cầm.

- Nguyên nhân gây bệnh ở gia cầm.

Thông hiểu

Đưa ra được biện pháp phòng bệnh ở gia cầm.

- Đề xuất cách trị bệnh hiệu quả khi có dịch xảy ra.

Vận dụng

Liên hệ cách phòng, trị bệnh ở địa phương

2

2

1

 

Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

Nhận biết

- Kể tên một số loại bệnh phổ biến ở trâu, bò.

- Đặc điểm một số loại bệnh ở trâu, bò.

- Nguyên nhân gây bệnh ở trâu, bò.

Thông hiểu

Đưa ra được biện pháp phòng bệnh ở trâu, bò.

- Đề xuất cách trị bệnh hiệu quả khi có dịch xảy ra.

Vận dụng

Liên hệ cách phòng, trị bệnh ở địa phương

2

2

 

1

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Nhận biết

- Nêu tên các ứng dụng công nghệ sinh học.

- Chỉ ra được ưu điểm của các ứng dụng.

Thông hiểu

- Xác định được quy trình ứng dụng công nghệ.

- Mô tả được ứng dụng công nghệ.

2

2

 

 

2

Công nghệ chăn nuôi

Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi

Nhận biết

- Yêu cầu chung về chuồng nuôi.

- Kể tên các kiểu chuồng nuôi.

Thông hiểu

Xác định ưu điểm, nhược điểm các kiểu chuồng nuôi.

- Biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.

- Biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

2

2

 

 

 

Đề số 1

Sở GD - ĐT …

TRƯỜNG THPT …

 

Mã đề thi:

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ….

Môn: Công nghệ 11

(Công nghệ chăn nuôi)

Bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống

Thời gian làm bài: 45 phút;

(28 câu trắc nghiệm – 2 câu tự luận)

(Học sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên học sinh:.....................................................................

Lớp: .............................

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Biểu hiện của vật nuôi bị bệnh là

A. Chán ăn.

B. Chảy nước mắt.

C. Ho.

D. Chán ăn, chảy nước mắt, ho.

Câu 2. Nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi là

A. Nguyên nhân bên trong.

B. Nguyên nhân bên ngoài.

C. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

D. Đáp án khác.

Câu 3. Đâu là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài?

A. Di truyền.

B. Vi sinh vật gây bệnh.

C. Tác động bất lợi của điều kiện sống.

D. Tác động bất lợi của điều kiện sống, vi sinh vật gây bệnh.

Câu 4. Vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong việc bảo vệ vật nuôi là

A. Tiêu diệt mầm bệnh.

B. Tăng sức đề kháng.

C. Giúp vật nuôi khỏe mạnh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5. Yêu cầu về con giống trong chăn nuôi nông hộ là

A. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vật nuôi.

B. Không mang mầm bệnh.

C. Được kiểm dịch.

D. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vật nuôi, không mang mầm bệnh, được kiểm dịch.

Câu 6. Đặc điểm của bệnh dịch tả lợn cổ điển là

A. Cơ chế lây lan nhanh.

B. Lây lan bằng một con đường duy nhất.

C. Được xếp vào loại bệnh không nguy hiểm.

D. Cơ chế lây lan chậm và bằng một con đường duy nhất.

Câu 7. Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển ra ngoài qua:

A. Phân.

B. Nước tiểu.

C. Nước bọt.

D. Phân, nước tiểu và nước bọt.

Câu 8. Triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả lợn cổ điển là

A. Sốt nhẹ.

B. Táo bón.

C. Da có nhiều điểm xuất huyết.

D. Sốt nhẹ, táo bón.

Câu 9. Thời gian tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh ở lợn hậu bị là

A. 2 – 6 tuần tuổi.

B. 18 tuần tuổi.

C. Trước 18 tuần tuổi.

D. Sau 18 tuần tuổi.

Câu 10. Bệnh tai xanh do loại vi khuẩn nào gây ra?

A. Pasteurella multocida.

B. Arterivirus.

C. Flaviviridae.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11. Bệnh cúm gia cầm:

A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà.

B. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã.

C. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm.

D. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, không xảy ra ở gà.

Câu 12. Đặc điểm của bệnh Newcastle là:

A. Lây lan chậm.

B. Xảy ra ở mọi lứa tuổi.

C. Chỉ xảy ra ở lứa tuổi gà con.

D. Chỉ xảy ra ở lứa tuổi gà sinh sản.

Câu 13. Gà bị liệt chân sau khi mắc bệnh gà rù bao lâu?

A. 2 ngày.

B. 5 đến 6 ngày.

C. 3 ngày.

D. 10 ngày.

Câu 14. Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng gia cầm là gì?

A. Khát nước.

B. Chảy nhiều nước mũi.

C. Liệt chân.

D. Khát nước, chảy nước mũi nhiều, liệt chân.

Câu 15. Virus gây bệnh gà rù loại chủng có độc lực cao gây:

A. Tỉ lệ chết cao.

B. Tỉ lệ chết thấp.

C. Gây bệnh nhẹ.

D. Đáp án khác.

Câu 16. Đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng gia cầm là

A. Chậm chết.

B. Tỉ lệ chết thấp.

C. Chết nhanh.

D. Chậm chết, tỉ lệ chết thấp.

Câu 17. Đặc điểm của bệnh lở mồm, long móng là gì?

A. Không phải bệnh truyền nhiễm.

B. Lây lan chậm.

C. Lây lan mạnh.

D. Lây lan chậm, mạnh.

Câu 18. Triệu chứng bệnh lở mồm, long móng là

A. Lở loét ở vú.

B. Niêm mạc miệng đỏ.

C. Mụn mọc ở bên trong má.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19. Biện pháp phòng, trị bệnh lở mồm, long móng là

A. Chôn trâu bò chết do dịch xa khu dân cư.

B. Chôn trâu bò chết do dịch dưới 1 lớp vôi.

C. Chôn trâu bò chết do dịch trên bãi chăn thả động vật.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 20. Nguyên nhân gây bệnh lở mồm, long móng là

A. Vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.

B. Virus lở mồm, long móng gây ra.

C. Do thời tiết gây ra.

D. Do chế độ ăn gây ra.

Câu 21. Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp là

A. Ít tốn kém.

B. Đáp ứng sự xuất hiện của virus mới.

C. Quy trình tạo vaccine nhanh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 22. Đặc điển của vaccine DNA là

A. Khó khăn trong quy trình.

B. Quy trình tốn kém.

C. Quy trình đơn giản.

D. Quy trình đơn giản nhưng tốn kém.

Câu 23. Bước 1 của quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi là

A. Mẫu bệnh phẩm.

B. Tách chiết RNA tổng số.

C. Tổng hợp cDNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược.

D. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.

Câu 24. “Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR” thuộc bước mấy của quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 25. Yêu cầu về vị trí của chuồng nuôi là

A. Xây dựng nơi yên tĩnh.

B. Xây dựng gần khu dân cư.

C. Xây dựng gần đường giao thông.

D. Xây dựng gần khu dân cư, đường giao thông.

Câu 26. Có mấy kiểu chuồng nuôi phổ biến?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 27. Kiểu chuồng kín là

A. Thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng phụ thuộc môi trường bên ngoài.

B. Xây kín như “một đường hầm”, hệ thống thiết bị trong chuồng chủ động tạo ra các yếu tố tiểu khí hậu theo nhu cầu vật nuôi.

C. Chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 28. Đặc điểm kiểu chuồng hở là

A. Khó làm.

B. Chi phí đầu tư thấp.

C. Không phù hợp với giống vật nuôi địa phương.

D. Khó làm, chi phí đầu tư cao.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh Newscatle trên gia cầm phù hợp với thực tiễn của địa phương em?

Câu 2 (1 điểm). Theo em, để phòng, trị bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò hiệu quả thì biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

 

…………………HẾT………………

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

D

C

D

D

D

A

D

C

B

B

B

B

B

D

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

A

C

C

D

A

B

D

C

A

C

A

C

B

B

 

II. Phần tự luận

Câu 1.

Một số việc nên làm để phòng bệnh Newscatle trên gia cầm phù hợp với thực tiễn của địa phương em:

- Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi.

- Sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

- Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

Câu 2.

- Để phòng, trị bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò hiệu quả thì biện pháp tiêm vaccine là quan trọng nhất.

- Giải thích: vì tiêm vaccine sẽ giúp trâu, bò có hệ miễn dịch tốt.

............................................

............................................

............................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!