TOP 10 Dàn ý Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 10 Dàn ý Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người hay nhất hướng dẫn chi tiết cho học sinh tham khảo, giúp cải thiện khả năng viết văn. Mời các em tham khảo:

Dàn ý Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người

Các dàn ý Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người hay nhất

Dàn ý - Mẫu 1

Tài liệu VietJack

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: cội nguồn của mỗi con người.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cội nguồn: là gốc rễ, là tổ tiên, là những người, là những nơi đã sinh ra ta, rộng hơn chính là thế hệ đi trước của con người.

Con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

b. Phân tích

Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn.

Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương "Uống nước nhớ nguồn" để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: cội nguồn của mỗi con người, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý - Mẫu 2

Tài liệu VietJack

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cội nguồn của mỗi con người (dẫn dắt vào một số câu tục ngữ cùng nội dung: Uống nước nhớ nguồn,…).

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cội nguồn: nơi con người ta sinh ra, chôn rau cắt rốn, lớn lên cùng những kỉ niệm. Cội nguồn hiểu theo nghĩa rộng hơn chính là đất nước, là nơi dân tộc ta sinh sống từ bao đời với những nét văn hóa riêng biệt. → Mỗi con người cần nhớ về cội nguồn, biết ơn những điều tốt đẹp mà thế hệ đi trước để lại, cố gắng vươn lên xây dựng một đất nước vững mạnh.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người nhớ về cội nguồn:

Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất.

Cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau.

Có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của ông cha.

• Ý nghĩa của việc nhớ về cội nguồn:

Khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn.

Giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương về những con người nhớ về và biết ơn cội nguồn để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: cội nguồn của mỗi con người, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý - Mẫu 3

Tài liệu VietJack

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: cội nguồn yêu thương của mỗi con người

2. Thân bài:

a) Giải thích:

  • Cội nguồn: gốc rễ, tổ tiên, những người đã sinh ra, mang đến cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.

b) Biểu hiện của người nhớ về cội nguồn:

  • Biết ơn công lao của thế hệ đi trước.
  • Trân trọng, ghi nhớ ơn nghĩa của cha mẹ.
  • Góp phần xây dựng đất nước, quê hương thêm giàu đẹp hơn.

c) Ý nghĩa của việc nhớ về cội nguồn yêu thương:

  • Đem đến giá trị tinh thần to lớn, góp phần hình thành nhân cách.
  • Tiếp thêm động lực để ta cố gắng trong cuộc sống.

d) Phản đề:

  • Có một số người sống mà không biết trân trọng gia đình.
  • Có người không biết trân trọng những bản sắc văn hóa của quê hương, đất nước.

e) Bài học:

  • Cần ghi nhớ công lao của những người đi trước.
  • Học tập, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước phát triển.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Dàn ý - Mẫu 4

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cội nguồn của mỗi con người.

Mở đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ cội nguồn của bản thân và xây dựng các giá trị văn hóa truyền thống.

Bây giờ, chúng ta đang sống trong thời đại của sự phát triển và đổi mới. Với những thành tựu vượt bậc trong khoa học và công nghệ, các tiến bộ trong y học, giáo dục, và nghệ thuật, chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống với nhiều tiện ích hơn. Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu đó là sự cống hiến và nỗ lực của những thế hệ đi trước. Vì vậy, để hiểu rõ bản thân và phát triển bền vững, chúng ta cần tìm hiểu và ghi nhớ cội nguồn của mình.

2. Thân bài:

Giải thích

Gốc nguồn của chúng ta là sự gắn kết với tổ tiên và nơi sinh ra, mở rộng hơn là sự liên kết với thế hệ trước đây của chúng ta.

Trong thời đại hiện tại, khi ta được tận hưởng sự độc lập và thành tựu, chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn những thế hệ đi trước. Đồng thời, chúng ta cần thực hiện những hành động để báo đáp và tạo dựng một xã hội phát triển hơn, nhằm tạo điều kiện cho thế hệ sau có thể tiếp tục phát triển.

Trong quá trình hiểu rõ cội nguồn của mình, chúng ta không chỉ hiểu rõ bản thân mình hơn, mà còn có thể đánh giá được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Những giá trị đó không chỉ giúp chúng ta sống với tình yêu thương, trách nhiệm và lòng biết ơn, mà còn giúp chúng ta tìm ra cách để phát triển xã hội và tạo ra những giá trị văn hóa mới.

Ngoài ra, để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta cần thực hiện những hành động cụ thể. Ví dụ, chúng ta có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, bảo tồn và phát huy những tài nguyên văn hóa có sẵn, và cố gắng giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu và yêu thương những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” gợi mở lòng biết ơn trong từng cá nhân và lan tỏa tình cảm đó ra toàn cộng đồng. Điều này tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn, giúp mọi người trong đất nước đoàn kết và gắn bó với nhau hơn.

Một đất nước mà con người hiểu và biết ơn những giá trị mà mình được hưởng sẽ trở thành một đất nước phát triển bền vững, xây dựng trên nền tảng của lòng biết ơn và tinh thần đoàn kết.

Chứng minh

Các ví dụ về những thành tựu vượt bậc của người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nỗ lực và cống hiến của những thế hệ đi trước. Ví dụ, những người lính trong quân đội Việt Nam đã hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Những nhà khoa học và nhà giáo đã dành cả đời để nghiên cứu và giảng dạy, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Những nghệ sĩ và nhà văn đã tạo ra những tác phẩm gắn bó với dân tộc, giúp thế giới hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử của Việt Nam.

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy những nỗ lực hiện tại của cộng đồng để giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống. Ví dụ, các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, như Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam, Hội cổ vật học Việt Nam, và các tổ chức phi chính phủ khác, đã đóng góp rất nhiều cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc.

Học sinh tự sử dụng các ví dụ để minh họa cho bài làm văn của mình, lấy tấm gương “Uống nước nhớ nguồn”.

Phản đề

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều người sống thiếu lòng biết ơn, họ theo đuổi lối sống phương Tây mà lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, còn những người coi nhẹ những điều đã có sẵn trong đất nước mình mà không cần đóng góp, bảo vệ… Đây là những quan điểm sai lệch cần được loại bỏ. Chúng ta cần phát triển và giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và làm việc để bảo vệ và phát triển những tài nguyên văn hóa đó.

3. Kết bài:

Để phát triển bền vững và đạt được tầm vóc cao hơn, chúng ta cần hiểu rõ cội nguồn của mình và giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng một đất nước giàu đẹp, phát triển và văn minh.

Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:

TOP 30 Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn Thuyết minh về con mèo (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn Thuyết minh về đồ dùng học tập (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn Nghị luận về lòng dũng cảm (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!