DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
Sơ đồ tư duy
Dàn ý nghị luận
Dàn ý 1
a) Mở bài
- Nêu vấn đề nghị luận:
+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?
+ Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.
+ Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.
* Vì sao học phải đi đôi với hành ?
+ Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.
+ Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.
+ Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.
* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"
+ Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
+ Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
+ Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
+ Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
+ Việc học sẽ không bị nhàm chán.
* Bài học nhận thức và hành động
- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.
- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.
- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.
- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.
* Phản đề
- Phê phán lối học sai lầm:
+ Học chuộng hình thức
+ Học cầu danh lợi
+ Học theo xu hướng
+ Học vì ép buộc.
c) Kết bài
+ Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
+ Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành” ?
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Ví dụ: Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước, mọi thời đại lịch sử mỗi quốc gia. Vì vậy phương pháp học luôn được tìm tòi, khám phá, thay đổi để phù hợp với nhu cầu người học và cũng là để bồi dưỡng những hiền tài cho đất nước. Trong bài tấu " Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung đã bày tỏ quan niệm các học chân chính trong đó có nhắc tới mối quan hệ giữa học và hành : học phải đi đôi với hành.
Dàn ý 2
II. Thân bài:
* Khát quát nội dung tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:
Trong phần cuối của bài, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bàn về phép học( Luận học pháp): "Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm". Rõ ràng từ xưa cha ông ta đã đề cao việc học phải đi đôi với thực hành. Do vậy học phải đi với hành là chân lí đúng đắn.
* Giải thích:
- "Học" là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Học cũng là để tìm kiếm, khám phá bầu trời tri thức làm giàu kho tàng cho mình và cả người khác. Hiểu rộng ra là học cả lý thuyết lẫn những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong thực tế. Học là để không thụt lùi ở lại, cái gì cũng phải học.
- Ngay từ khi sinh ra và dần lớn lên đứa trẻ đã phải học nói, học cười....
- Còn "hành" là thực hành, là làm, là ứng dụng những kiến thức lý thuyết vào cuộc sống, thực tiễn.
- Cho nên học và hành luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Khi chuỗi mắt xích dẫn tới thành công thiếu một trong hai thì không thể nào có kết quả tốt.
* Bàn luận:
- Học là để hiểu biết còn hành là để quen tay. Khi ta nắm vững được lý thuyết nhưng không vận dụng vào thực tế thì học cũng rất vô ích. Lý thuyết được xây dựng trên nền tảng thực tế từ đó lại được người học vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và cũng là để hoàn thiện những chân lí vừa học. Chu trình ấy lặp đi lặp lại là một vòng tròn tuần hoàn khép kín, bổ trợ lẫn nhau. Có những bạn trẻ sau khi rời khỏi giảng đường đại học, bước vào trường đời phải tự kiếm tìm cho mình những công việc nhưng vẫn luôn loay hoay, lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Vì học không được tiếp xúc nhiều với thực tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng sống... và lại bắt đầu học lại từ đầu, bỏ phí những kiến thức đã học vì không biết áp dụng thế nào.
- Ngược lại nếu hành mà không dựa trên lí luận, lý thuyết soi sáng thì việc thực hành sẽ mất rất nhiều thời gian mà có khi chẳng thu lại được điều gì cả hoặc nếu có thì cũng khó đạt được kết quả tốt nhất. Như một người thợ làm bánh ngọt, nếu anh ta chỉ là người tay ngang không biết công thức, nguyên liệu làm cần những gì, cách làm như thế nào thì rất khó để lần đầu tiên làm đã thành công ngay, mà phải sau rất nhiều lần thất bại, bỏ phí nguyên liệu mới cho ra một chiếc bánh hoàn hảo. Rõ ràng khi kết hợp cả học và hành thì tỉ lệ phần trăm thành công sẽ cao hơn.
* Bài học, mở rộng, nâng cao:
- Vậy muốn học và hành một cách hiệu quả mỗi người cần học và hành một cách chân chính. Trong bài " Bàn về phép học" tác giả đã chỉ rõ mục đích của việc học chân chính : học là để làm người, học từ dưới lên cao, học từ dễ đến khó, học là để áp dụng vào cuộc sống, giúp xã hội tốt đẹp hơn. Học và hành kết hợp hiệu quả là để đạt được thành công và suy chi cùng là để thành nhân. Nếu việc học và hành với mục đích thành công không chân chính thì đó là sự vô ích, nguy hiểm cho xã hội bởi " có tài mà không có đức".
- Ta cũng cần phê phán những người không biết kết hợp giữa học và hành.
- Bởi vậy mỗi chúng ta hãy biết giá trị mối quan hệ giữa học và hành để đem lại hiệu quả trong công viêc kiến thức và kĩ năng từ đó góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Như Bác cũng đã từng khẳng định :" Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy."
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Dàn ý 3
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Ông bà ta xưa ta có câu “học đi đôi với hành”. Một câu nói khẳng định mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Học và hành là hai vấn đề cần thiết trong học tập mà chúng ta không thể thiếu. chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai vấn hành động “học” và “hành”.
II. Thân bài:
1. Giải thích “học” và “hành”.
- Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.
- Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.
>> học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ
2. Học để làm người
Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế
Ví dụ:
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học
a. Phê phán những lối học lệch lạc
- Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ
- Học để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học
b. Những phương pháp học đổi mới
- Học phải được phổ biến rộng khắp
- Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó
- Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công
4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
- Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng.
- Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành
>> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
III. Kết bài
- Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành
- Kinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói.
Dàn ý 4
I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.
II. Thân bài
1. Giải thích học là gì? Hành là gì?
a. Học là gì?
- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,….
- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
→ Tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
- Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao.
2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”
- Hiệu quả trong học tập
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
- Học sẽ không bị nhàm chán
3. Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”
Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.
Dàn ý 5
I. Mở bài
Nêu vấn đề cần nghị luận "học đi đôi với hành"
II. Thân bài
1) Luận điểm 1: giải thích câu học đi đôi với hành
a) Học là gì?
- Học được hiểu là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức khác nhau như từ thầy cô, trường lớp.
- Là tiếp nhận các điều hay, có hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Đồng thời học cũng là việc học các nghi lễ, các điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
- Không có kiến thức sẽ không thể tồn tại trong xã hội.
b) Hành là gì?
- Hành chính là những việc làm vận dụng vào thực tế từ những điều học được.
- Hành chính là mục đích của việc học, đáp ứng nhu cầu cuộc sống
- Hành giúp ta nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức học được.
=> Vậy tại sao học đi đôi với hành? Học đi đôi với hành bởi vì khi không có một trong hai sẽ không hiểu được vấn đề, gây ra lãng phí thời gian và đồng thời không có kiến thức nên để phát triển.
2) Luận điểm 2: lợi ích của việc học đi đôi với hành
- Giúp tăng hiệu quả trong học tập
- Nguồn nhân lực được đào tạo hiệu quả
- Việc học sẽ không bị nhàm chán nếu đi với hành
3) Luận điểm 3: phê phán lối học sai lầm
- Học theo xu hướng
- Học chuộng hình thức
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4) Luận điểm 4: liên hệ bản thân
- Phương pháp đúng đắn để trau dồi thêm kiến thức là học đi đôi với hành
- Đưa ra cách học của bản thân và bình luận ngắn gọn
- Đề xuất những ý kiến để cải thiện
5) Luận điểm 5: khẳng định lại ý kiến "học đi đôi với hành"
III. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận học đi đôi với hành
Dàn ý 6
a) Mở bài
- Nêu vấn đề nghị luận:
- “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?
- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.
- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.
* Vì sao học phải đi đôi với hành ?
- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.
- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.
- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.
* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"
- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
- Việc học sẽ không bị nhàm chán.
* Bài học nhận thức và hành động
- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.
- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.
- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.
- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.
* Phản đề
- Phê phán lối học sai lầm:
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc.
c) Kết bài
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành” ?
Dàn ý 7
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.
b. Phân tích
Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.
Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý 8
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành".
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
2. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành".
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
3. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.
Dàn ý 9
1. Mở bài
- Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận "học đi đôi với hành"
2. Thân bài
a, Giải thích
- Học là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức của con người. Những kiến thức ấy bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Thầy cô, bạn bè, sách vở, những kinh nghiệm của ông cha truyền lại,... Nhưng đặc điểm chung là chúng đều mang tính lý thuyết, khuôn mẫu, mang tính kiến tập, tức là nhìn thấy, hiểu rõ, nắm rõ nhưng chưa vận dụng vào thực tế.
- Hành, hiểu rộng và đầy đủ phải là thực hành, hành động. Trong mối quan hệ giữa học và hành thì "hành" biểu trưng cho quá trình đưa lý thuyết vào thực tiễn. Con người vận dụng lý thuyết đã học để thực hành nhằm tạo ra những kết quả mong muốn, những mục đích cần đạt.
⇒ Vậy tại sao học đi đôi với hành? Học đi đôi với hành bởi vì khi không có một trong hai sẽ không hiểu được vấn đề, gây ra lãng phí thời gian và đồng thời không có kiến thức nên để phát triển.
b, Bình luận
- Học và hành có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời nhau.
- Nếu chúng ta chỉ học mà không hành thì những kiến thức có được chỉ là lý thuyết suông trên giấy, không áp dụng được vào thực tiễn.
- Dù có giỏi lý thuyết đến đâu, có nắm được những tri thức cao xa thế nào mà không áp dụng nó được vào cuộc sống, không giúp ích cho đời thì nó chỉ là mớ tri thức vô nghĩa.
- Ngược lại nếu có tri thức, biết vận dụng nó vào đời sống, biết rèn luyện kỹ năng thì tri thức ấy chính là công cụ hữu hiệu để tạo nên thành công cho con người, giúp ích cho cuộc sống.
- Nếu chúng là chỉ hành mà không học thì làm việc gì cũng khó. Bởi dù làm bất cứ công việc gì cũng cần phải có hiểu biết, phải có nền tri thức.
c, Dẫn chứng
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từng chỉ rõ để đào tạo được những con người vừa tài vừa đức cho đất nước thì không có cách nào hữu hiệu hơn phương châm “Học đi đôi với hành”. Bác cũng nhấn mạnh: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Thiết nghĩ phương châm và quan điểm ấy đều mang tính thời đại, đặc biệt phù hợp với nền giáo dục Việt Nam, khi chúng ta còn quá chú trọng lý thuyết mà xem nhẹ thực hành.
d, Phê phán
Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc.
e, Bài học nhận được
Là người học sinh, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công khoa học và công nghệ hiện đại và tích cực lao động cần cù sáng tạo.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề bàn luận
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
Dàn ý 10
1. Mở bài
- Dẫn dắt để nêu vấn đề nghị luận "học đi đôi với hành"
2. Thân bài
a, Giải thích
- Học: quá trình tích lũy, trau dồi những kiến thức trong sách vở thành kiến thức của riêng mình thông qua việc giảng dạy của thầy cô giáo hoặc những người có chuyên môn.
- Hành: thực hành, áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn để rút ra bài học chân thực nhất cho bản thân và tiến bộ hơn.
⇒ Học và hành là hai yếu tố quan trọng cần cùng song hành với nhau để giúp con người hoàn thiện, phát triển bản thân tối ưu nhất.
b, Bàn luận
- Việc học lí thuyết rất quan trọng. Chính nhờ có học mà con người mới thông tuệ trong mọi lựa chọn và giải quyết vấn đề của cuộc sống.
- Cùng với đó, chúng ta cần vận dụng lý thuyết vào để rèn luyện, làm thật nhiều bài tập để trở nên nhuần nhuyễn hơn với bài học đó và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
- Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc mọi nơi. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi.
- Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp.
c, Dẫn chứng
- Nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin nhờ cách học lí thuyết và thực hành đã trở thành cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện và cũng là người phát minh ra cột thu lôi.
- Học sinh tự lấy thêm dẫn chứng để thuyết phục người chấm
d, Phê phán
Nhiều bạn học sinh chưa học kĩ bài tập lí thuyết đã vội vàng thực hành dẫn tới không hiểu rõ tính chất của các chất và vô tình đánh rơi các chất cháy nguy hiểm đến tính mạng của chính mình và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
e, Bài học nhận thức
- Học đi đôi với hành là phương pháp học tập hiệu quả
- Cần xác định mục đích học tập, tìm biện pháp, cơ hội áp dụng vào thực tế.
- Học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi người, vận dụng trong học tập , đời sống, …
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
Xem thêm những bài nghị luận hay nhất tại đây:
TOP 30 bài nghị luận xã hội về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (2023) HAY NHẤT
TOP 30 bài nghị luận xã hội về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (2023) HAY NHẤT
TOP 30 bài nghị luận xã hội về câu tục ngữ Có chí thì nên (2024) HAY NHẤT
TOP 30 bài nghị luận xã hội về câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (2023) HAY NHẤT
TOP 30 bài nghị luận xã hội về câu nói Học, học nữa, học mãi của Lênin (2023) HAY NHẤT