TOP 10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn sách Kết nối tri thức hay, có đáp án sẽ giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức Lịch sử 8 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong là

A. Thuận Hóa.

B. Phú Xuân.

C. Gia Định.

D. Quảng Nam.

Đáp án đúng là: A

Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng, người con thứ của Nguyễn Kim, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

Câu 2. Câu đố sau đây đề cập đến địa danh nào?

“Sông nào chia cắt sơn hà

Dưới thời Trịnh - Nguyễn, thật là xót xa?”

A. sông Mã (Thanh Hóa).

B. sông Gianh (Quảng Bình).

C. sông Lệ Thủy (Quảng Trị).

D. sông Bến Hải (Quảng Trị).

Đáp án đúng là: B

Xung đột giữa chính quyền Lê, Trịnh với chính quyền họ Nguyễn nổ ra vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh không phân thắng bại, tới năm 1672, xung đột chấm dứt, sông Gianh (Linh Giang) trở thành ranh giới chia cắt đất nước.

Câu 3. Trong những năm 1627 - 1672, ở Đại Việt diễn ra cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Lê - Mạc.

B. Lê, Trịnh - Mạc.

C. Lê, Trịnh - Nguyễn.

D. Mạc - Nguyễn.

Đáp án đúng là: C

Xung đột giữa chính quyền Lê, Trịnh với chính quyền họ Nguyễn nổ ra vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh không phân thắng bại, tới năm 1672, xung đột chấm dứt, sông Gianh (Linh Giang) trở thành ranh giới chia cắt đất nước.

Câu 4. “Đàng Trong” là từ dùng để chỉ vùng đất từ

A. sông Gianh trở vào nam.

B. sông Gianh trở ra bắc.

C. Ninh Bình trở ra bắc.

D. Ninh Bình trở vào nam.

Đáp án đúng là: A

Sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước vào năm 1672. Đàng Trong do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn" và Đàng Ngoài do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

Câu 5. Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã giao toàn bộ binh quyền cho ai?

A. Trịnh Sâm.

B. Trịnh Tùng.

C. Trịnh Kiểm.

D. Trịnh Tráng.

Đáp án đúng là: C

Năm 1545, ngay khi cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho con rể của ông là Trịnh Kiểm, tiếp tục cuộc chiến chống lại nhà Mạc.

Câu 6. Các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. kinh tế đất nước bị tàn phá trong thời gian nội chiến.

B. xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.

C. tạo điều kiện cho nhà Minh đem quân sang xâm lược.

D. đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.

Đáp án đúng là: C

- Hậu quả của xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn:

+ Nền kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng (trong thời gian diễn ra nội chiến)

+ Xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.

+ Đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.

Câu 7. Năm 1527, nhà Mạc

A. được thành lập.

B. phát triển đến đỉnh cao.

C. bộc lộ dấu hiệu suy thoái.

D. sụp đổ.

Đáp án đúng là: A

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê Sơ, lên ngôi vua. Triều Mạc được thành lập, vẫn đóng đô Thăng Long, sử gọi là Bắc triều.

Câu 8. Nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã

A. ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc.

B. cùng vua Lê Cung Hoàng củng cố lại triều đình.

C. tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

D. cầu viện nhà Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

Đáp án đúng là: A

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê Sơ, lên ngôi vua. Triều Mạc được thành lập, vẫn đóng đô Thăng Long, sử gọi là Bắc triều.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?

A. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê.

B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

C. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành.

Đáp án đúng là: A

Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái:

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trần Cảo,...

+ Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

+ Tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung dần thâu tóm quyền hành

Câu 10. Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ

A. Thanh Hóa trở ra phía bắc.

B. Ninh Bình trở ra phía bắc.

C. Nghệ An trở ra phía bắc.

D. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.

Đáp án đúng là: B

Sau khi nhà Mạc được thành lập, nhiều cựu thần của nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lí được khu vực từ Ninh Bình trở ra phía bắc.

Câu 11. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Họ Trịnh - họ Nguyễn.

B. Họ Mạc - họ Nguyễn.

C. Nhà Mạc - nhà Lê.

D. Họ Lê - họ Trịnh.

Đáp án đúng là: C

Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến Mạc - Lê:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc.

+ Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc"đối đầu với nhà Mạc.

+ Xung đột Nam - Bắc triều xảy ra từ đó. Vùng Thanh - Nghệ trở thành chiến trường chính với hơn 40 trận đánh lớn nhỏ trong hơn nửa thế kỉ.

Câu 12. Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc", thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là

A. Đàng Ngoài.

B. Đàng Trong.

C. Bắc triều.

D. Nam triều.

Đáp án đúng là: D

- Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều?

A. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước.

B. Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.

C. Làng mạc bị tàn phá; kinh tế trì trệ, sa sút.

D. Đời sống nhân dân khốn cùng.

Đáp án đúng là: B

- Hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều:

+ Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.

+ Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.

Câu 14. Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, triều đình nhà Mạc buộc phải rút chạy lên

A. Thái Nguyên.

B. Lạng Sơn.

C. Cao Bằng.

D. Tuyên Quang.

Đáp án đúng là: C

Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, triều đình nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng. Đến năm 1677, triều Mạc chấm dứt.

Câu 15. Nhà Mạc đóng đô ở đâu?

A. Thăng Long.

B. Thanh Hóa.

C. Phú Xuân.

D. Thuận Hóa.

Đáp án đúng là: A

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê Sơ, lên ngôi vua. Triều Mạc được thành lập, vẫn đóng đô Thăng Long, sử gọi là Bắc triều.

II. Tóm tắt lý thuyết:

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:

+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

2. Xung đột Nam - Bắc triều

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).

- Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng. Xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.

- Đến năm 1677, triều Mạc chấm dứt.

b) Hệ quả

- Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.

- Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

- Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.

3. Xung đột Trịnh - Nguyễn

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

- Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

- Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

b) Hệ quả

- Đất nước bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

- Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt):

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, có đáp án khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Cách mạng công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 8: Phong trào Tây Sơn

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!