TOP 10 Bài văn Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu bài Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội

Đề bài: Em được thay mặt lớp tham gia trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (ví dụ: ý nghĩa của việc hiểu biết tri thức lịch sử, địa lí địa phương; cách bồi dưỡng tình yêu lịch sử và truyền thống dân tộc; cách ứng xử với những công trình văn hoá, lịch sử,...); sau đó, trình bày nội dung chính của buổi thảo luận cho cả lớp nghe.

Một số bài văn mẫu hay

Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ Heinlein đã từng nói: “Một thế hệ ngoảnh mặt với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai”. Mỗi quốc gia, dân tộc đều được tạo dựng bởi những trang sử làm nên giá trị riêng biệt, điều mà thế hệ sau chúng ta nên làm là phải biết trân trọng những giá trị lịch sử đó. Giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy. Trân trọng những giá trị lịch sử chính là những hành động để bày tỏ sự biết ơn, tri ân sâu sắc đến thế hệ đi trước - những người đã đem công sức, mồ hôi, xương máu để kiến tạo, gìn giữ và lưu truyền đến đời sau. 78 năm qua, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, chiến đấu với thế lực xâm lăng, thiên tai, bệnh dịch hay những thử thách trên mặt trận kinh tế, đất nước ta cũng không nhụt chí, không đầu hàng để rồi ngày hôm nay hai chữ Việt Nam càng thêm vững vàng trên bản đồ thế giới. Chúng ta - những người trẻ tuổi sinh ra trong thời bình, càng phải biết nhận thức, tự hào sâu sắc về những trang sử vẻ vang ấy. Mỗi cá nhân có ý thức trân trọng lịch sử sẽ tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh nội tại để chống lại những âm mưu thù địch, những căn “bệnh dịch” ngoại lai, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đồng thời, có ý thức trân trọng, con người sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân với những giá trị lịch sử của dân tộc, biết suy nghĩ và hành động đúng đắn để góp phần công sức riêng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Bằng tấm lòng yêu thương, trân trọng, dự án phi lợi nhuận Việt Sử kiêu hùng với sứ mệnh kết nối những giá trị lịch sử của dân tộc với thế hệ người trẻ Việt đã được ra đời vào tháng 6/2017 và gây quỹ thành công hơn 3 tỷ đồng, có được sự đón nhận từ hàng triệu khán giả và là dự án có ảnh hưởng tích cực nhất được trao giải tại Wechoice Award 2020. Đó không còn là dự án của một vài cá nhân mà tồn tại bởi sức mạnh cộng đồng, với khát khao tìm lại và lưu giữ những giá trị lịch sử của cha ông, đóng góp một phần sức mình cho những điều tốt đẹp. Những hành động thiết thực đó là minh chứng rõ nét cho một thế hệ người Việt không bao giờ “ngoảnh mặt” với lịch sử dân tộc. Ở đâu đó vẫn còn những người con sinh ra trên đất Việt nhưng vô tình quay lưng với lịch sử dân tộc, nhưng Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam với những trái tim bao dung sẽ luôn dang rộng vòng tay, sẵn sàng đón nhận những người biết quay đầu trở lại, biết yêu đời, yêu người, yêu lịch sử của nước nhà.

Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (mẫu 2)

Trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội: Ý nghĩa của việc trân trọng các giá trị lịch sử

- Giải thích: giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy.

=> Giá trị lịch sử làm nên giá trị riêng của mỗi đất nước, dân tộc.

- Trân trọng giá trị lịch sử là thái độ, hành vi của con người đối với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc: học hỏi, giữ gìn, bảo vệ, kế thừa, phát huy,...

- Ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng.

+ Là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay, góp phần đẩy lùi sự “xói mòn” về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao lưu văn hóa toàn cầu.

+ Giúp con người chủ động tìm hiểu, từ đó có nhận thức sâu rộng hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước.

=> Có ý thức, trách nhiệm về vai trò của bản thân.

+ Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc.

Trình bày nội dung chính của buổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (mẫu 3)

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, thế hệ đang lớn lên nhằm có nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc; khát vọng, hoài bão, ý chí thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, mục tiêu của học tập là học để phục vụ nhân dân, phục  vụ cách mạng, muốn làm được điều đó thì trước hết thì phải có lòng yêu nước và ý thức dân tộc ngay từ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Điều này thể hiện trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, mà điều đầu tiên chính là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Yêu nước, một trong những giá trị cốt lõi được đưa vào  Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) bên cạnh nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm để giáo dục rèn luyện cho học sinh hiện nay trong nhà trường.

 Như vậy, giáo dục lòng yêu nước là quá trình chuyển hóa từ lòng yêu nước dân  tộc thành lòng yêu nước cá nhân. Đây là quá trình phát triển lòng yêu nước của  cá nhân, giúp họ có nhận thức và hành động đúng đắn trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Có thể thấy giáo dục học sinh về lòng yêu nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phải gắn liền với tinh thần dân tộc, tình cảm dân tộc, tình yêu gia đình, yêu quý và bảo vệ môi trường. Cần gắn chủ nghĩa yêu nước với tình yêu con người, truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng quang  vinh và Bác Hồ vĩ đại. Cùng với ý chí quyết tâm xây dựng con người Việt Nam, phát triển toàn diện, trưởng thành mọi mặt, xứng đáng là nguồn nhân lực  chất lượng cao của công cuộc đổi mới đất nước, làm chủ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tham gia tích cực, có hiệu quả hội nhập quốc tế.

Giáo dục góp phần to lớn vào việc “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài để hình thành đội ngũ công nhân lành nghề, có năng lực hành nghề, tự lực tự cường, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.

Luật Giáo dục khẳng định: Mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục).

Có thể nói, sự nhất quán trong quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước là luôn coi trọng giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Trong trường học, lịch sử là môn học chiếm ưu thế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục lòng yêu nước.

Giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình, ông bà, cha mẹ, truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Ưu thế trong dạy học môn Lịch sử là có thể dễ dàng tiếp cận và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Đặc điểm nổi bật của môn Lịch sử là nhằm dựng lại một bức tranh toàn cảnh về quá khứ một cách sống động, khách quan, về truyền thống đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Mỗi bài học lịch sử có thể gợi lên những thăng trầm của Tổ quốc, gợi lên tiếng gươm khua, ngựa hí, rợp bóng cờ chiến thắng thấm đẫm những giọt nước mắt đắng cay. “Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân”.

Môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học nói chung và phân môn Lịch sử  nói riêng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam. Từ đó, khơi dậy lòng yêu nước, hình thành thái độ đúng đắn với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích sự ham hiểu biết khoa học của học sinh, phát huy mọi khả năng xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử dân tộc.

Đối với nhà trường tiểu học hiện nay, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế. Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Triết học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, hiện nay, ở tầm vĩ mô, Việt Nam đang thiếu một chiến lược giáo dục ý thức dân tộc; ở tầm vi mô, chúng ta đang thiếu chương trình, giáo trình, công cụ, phương pháp và đội ngũ nhà giáo - những người trực tiếp truyền lửa, giáo dục lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ. Khách quan mà nói, tuy chưa có chiến lược giáo dục ý thức dân tộc, song ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước vẫn được giảng dạy thường xuyên trong môi trường giáo dục, nhất là thông qua lồng ghép trong các môn học. Cũng theo ông, giáo dục ý thức dân tộc không chỉ dừng lại ở sách vở, mà phải thật sự đi vào chiều sâu, tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tình cảm và hành vi của thanh, thiếu niên. Điều đó có nghĩa, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước phải luôn hiện hữu trong tâm trí và trái tim thế hệ trẻ Việt Nam, sẵn sàng chuyển hóa thành những hành động cụ thể và thiết thực.

 Tóm lại: Giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh  thông qua dạy học Lịch sử là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp cho các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa của lòng yêu nước, lòng tự hào của dân tộc mình qua môn học Lịch sử. Giáo dục ý thức của các em đối với Tổ quốc nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các em với lòng yêu nước, tự hào về dân tộc mình, từ đó giúp các em bồi đắp tình cảm lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, tôn trọng, yêu quý học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, đội viên tốt, người công dân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Xem thêm một số bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật

Kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc

Trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính

Viết một bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích để tham gia cuộc thi

Thảo luận về vấn đề ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân, từ đó, từng bước hoàn thiện chính mình

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!