TOP 10 bài văn Tả cô lao công trong trường em (2024) Hay nhất

Dưới đây là TOP 10 bài văn mẫu Tả cô lao công trong trường em hay nhất có dàn ý hướng dẫn chi tiết và các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho học sinh tham khảo, giúp cải thiện khả năng viết văn. Mời các em tham khảo:

Đề bài: Tả cô lao công trong trường em

Dàn ý: Tả cô lao công trong trường em

1. Mở Bài: Giới thiệu về cô lao công mình định tả.

2. Thân Bài:

a) Ngoại hình.

- Dáng người cô cân đối.

- Làn da ngăm đen.

- Khuôn mặt trái xoan.

- Mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng.

b) Trang phục.

- Cô mặc bộ quần áo màu xanh của công nhân vệ sinh môi trường, đội nón, đi giày.

- Cô đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị xước xát.

c) Hoạt động

- Cô nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác vào xe đẩy để mang chúng đến nơi xử lí.

- Cô làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa.

3. Kết Bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân với cô lao công ấy.

Một số bài văn mẫu hay: Tả cô lao công

Tả cô lao công Mẫu 1

Đã bao giờ các bạn chú ý đến những cô lao công chưa? Họ đã không quản ngại mưa nắng để giữ cho môi trường luôn xanh - sạch - đẹp. Cô lao công thường xuyên quét dọn ở khu vực ngõ nhà tôi ở tên là Thu.

Cô Thu năm nay đã gần 40 tuổi. Cô có dáng người cân đối và nước da ngăm đen. Mái tóc cô đen nhánh, dài đến ngang lưng được buộc gọn gàng ở phía sau gáy. Khuôn mặt trái xoan cùng nụ cười tươi tắn trên môi cô luôn tạo cho người khác một cảm giác thân thiện, gần gũi. Cô mặc một bộ quần áo của công nhân vệ sinh môi trường màu xanh lá, trên đầu đội chiếc nón lá và chân đi đôi giày vải mềm. Cô đeo chiếc khẩu trang màu nâu để chống bụi bẩn từ môi trường làm việc. Không chỉ vậy, cô còn đeo đôi găng tay để tránh cho bàn tay mình bị xước xát.

Cô thường làm việc vào buổi sáng sớm và chiều tối. Nếu buổi sáng cô quét dọn những con đường thì đến buổi chiều, cô thu gom rác thải vào một chiếc xe đẩy và đẩy đến nơi xử lí rác. Trời mới tờ mờ sáng nhưng mọi người đã nghe thấy tiếng chổi đều đều, quen thuộc của cô. Và khi trời sáng hẳn, mọi người đã thấy một đường phố sạch sẽ, những rác rưởi, lá cây cũng đã được thu gọn lại. Đôi bàn tay đã nhiều vết chai sạn của cô nhanh nhẹn đưa những đường chổi, rồi cũng chính đôi bàn tay ấy hót rác vào chiếc xe đẩy. Mọi ngóc ngách đều trở nên sạch sẽ. Cô làm công việc này với tất cả sự hăng say và yêu thích. Dù trời nắng hay trời mưa thì cô Thu vẫn thực hiện công việc một cách đều đặn. Có những đêm trời gió bão và mưa rất to, mọi người cứ ngỡ rằng đường phố sẽ chìm trong lá khô và rác thải nhưng đến hôm sau ai nấy đều bất ngờ vì con đường đã được cô lao công dọn sạch.

Công việc của cô cùng sự hi sinh thầm lặng đã góp phần làm cho môi trường sạch sẽ, trong lành hơn. Thật may mắn cho em khi những buổi sáng chạy thể dục cùng ông nội bắt gặp hình ảnh cô lao công đang làm việc. Điều đó khiến em nhận ra nghề nghiệp chân chính nào cũng đáng quý và đáng được trân trọng. Công việc của cô tuy thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của chúng ta.

Tả cô lao công Mẫu 2

Mỗi một ngành nghề lại có một nhiệm vụ và phục vụ ở những mặt khác nhau cho xã hôi. Nếu những người thầy, thầy cô ươm mầm tri thức, nâng cao học vấn cho tuổi trẻ, bác sĩ chữa bệnh giúp mọi người, các kĩ sư xây nhà xây dựng những công trình phục vị đất nước, những nghệ sĩ làm tâm hồn con người đẹp đẽ và phong phú hơn,...thì những người lao công lại làm sạch cho cuộc sống này.

Nhiều người thường chê thậm chí khinh bỉ, miệt thị những người lao công vì công việc của họ nhưng tôi cho rằng chúng ta không nên có thái độ như vậy vì mỗi một ngành nghề có những cống hiến riêng, chỉ có điều cách cống hiến của họ là khác nhau.

Ở chỗ tôi ở, tối nào cũng có một cô lao công đi quét rác. Năm nay cô đã ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người cô dong dỏng cao và có phần hơi gầy. Nước da của cô đen sạm đi vì nắng, vì gió. Mái tóc cô đã có những sợi điểm bạc- bạc vì tuổi, bạc vì những vất vả, sương gió trong cuộc đời. Nhưng mắt cô lại rất đẹp và sáng, ánh mắt luôn ngập tràn những điều hi vọng và những ước mơ. Đặc biệt là khi cô cười, nụ cười của cô rất rạng rỡ và rất duyên, để lộ hàm răng trắng và đều tăm tắp như những hạt bắp.

Cô lao công ấy không chỉ duyên mà cô còn rất chăm chỉ làn việc. Bao giờ cũng vậy, buổi tối nào cô cũng quét rất đúng giờ và quét rất sạch. Tiếng chổi loẹt quẹt của cô vang lên trong con đường buổi tối yên tĩnh. Lúc cô làm việc, cô rất chú tâm và bao giờ cũng hoàn thành tốt công việc của mình. Cô lao động ấy không chỉ chăm chỉ mà còn rất tốt bụng. Có lần khi cô quét rác, nhặt được tiền của ai đó làm rơi, cô liền mang số tiền đó đến phường công an để trả lại cho người đánh mất. Có lần, tôi trò chuyện với cô, tôi hỏi cô rằng vì sao cô lại chọn nghề lao công thì cô đã không ngần ngại mà chia sẻ với tôi rằng: cô thấy mỗi nghề đều có lợi ích, đều cống hiến cho xã hội theo những cách riêng và mặc dù nhiều người không thích công việc này, cô vẫn rất vui vẻ và tự hào vì nhờ có cô và những người giống như cô mà mọi người mới có đương phố xanh - sach - đẹp. Lời chia sẻ của cô khiến tôi càng trân trọng và yêu mến cô cùng bao người lao công khác hơn.

Những người lao công mãi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hãy cảm ơn họ vì nhớ có họ, chúng ta mới được sống trong môi trường trong lành.

Một số bài văn mẫu hay: Tả cô lao công trong trường em

Tả cô lao công trong trường em - Mẫu 1

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

"Những đêm hè

khi ve ve đã nghỉ

tôi lắng nghe

trên đường Trần Phú

tiếng chổi tre

xao xác hàng me…"

Khi đọc bài thơ "tiếng chổi tre" của nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng bác lao công cần mẫn, vất vả nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn,cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã ngoài 45 tuổi tuy vậy bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại.có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi lại thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang đang dọn dẹp các phòng học. Nhìn từ xa trông bác như một "vệ sĩ "của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ nhìn thấy đôi mắt. Tay cầm cây chổi, tay đẩy thùng rác bác đến từng lớp một sau giờ học. Lớp nào cũng như 1 chiến trường. Bác cúi xuống nhặt từng mẩu giấy vụn và những giấy rác trong ngăn bàn bỏ vào thùng rác… rồi bác lại cặm cụi quét hết lớp này đến lớp khác. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. chúng sợ chạy loạn như một đàn kiến vỡ tổ. Sàn nhà đã sạch bóng bác lại vội vàng kê lại những dãy bàn cho chúng tôi. cối buổi thấy anh bảng đen mặt lem luốc bác liền lau cho anh, nhìn anh thật kiêu hãnh. khắp cả gian phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Bác đưa cặp mắt liếc qua liếc lại như đang ngắm nhìn lại những thành quả của mình.bàn ghế, bảng đen,… cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn. Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác. Bóng bác cứ âm thầm lặng lẽ một mình trên những phòng học dài. Bác như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn mà khi bước ra là cả một thế giới bình yên.

Không có công việc nào là thấp kém, mọi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng nó đã mang đến cho chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Tả cô lao công trong trường em - Mẫu 2

Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.

Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.

Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lâu ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành công việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:

‐ Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?

Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:

‐ Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.

Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:

‐ Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!

‐ Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đầu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi quý trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình.

Tả cô lao công trong trường em - Mẫu 3

Một buổi sáng hơn một năm về trước, tôi đến trường sớm hơn mọi hôm, chắc không có gì đặc biệt nếu tôi không bắt gặp cảnh tượng ấy. Một cảnh tượng có thể đối với mọi người rất quen nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp.

Một người đàn ông chắc đã gần 60 tuổi, mái tóc điểm bạc gần hết với khuôn mặt khắc khổ đượm màu thời gian đang gánh hai thùng nước đã đun sôi để nguội lên tầng hai để đổ vào những chiếc bình ở hành lang của mỗi tầng. Đây sẽ là nguồn nước uống cho những học sinh như chúng tôi thỏa cơn khát sau những giờ học căng thẳng. Không biết tôi có phải là người nhạy cảm hay không mà cảnh tượng đó cứ in hằn trong tâm trí của một cô gái mới lớn cho đến tận bây giờ. Bác gánh hai thùng nước từng bước, từng bước lên cầu thang rồi từ từ đổ nước vào bình. Rồi từ hôm đó tôi đi học sớm hơn và quan sát các công việc bác làm rất tỉ mỉ, cẩn thận. Có lẽ mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên được điều đó! Thời gian trôi qua, giờ đây tôi đã là một học sinh sắp phải rời xa mái trường THCS Bình Gia thân yêu để tiếp tục bước đi trên con đường tương lai của mình ở những giảng đường đại học. Vì vị trí lớp học của tôi ở chỗ khuất nên ít khi tôi thấy bác, đó có lẽ là thiệt thòi đối với tôi chăng? Thi thoảng tôi mới thấy bác khi tôi học môn thể dục hoặc có việc của lớp phải vào phòng hành chính. Vẫn đôi bàn tay ấy với những công việc quen thuộc, rất cần mẫn, cẩn thận từng chút một. Nếu tôi chỉ bắt gặp hình ảnh đó một lần thì có lẽ tôi đã không nghĩ về bác nhiều đến thế. Trong suốt thời gian tôi học ở trường đến bây giờ, ngày nào cũng vậy bác cứ đi, từng bước một trên con đường riêng của mình và làm những công việc có ích cho tất cả mọi người mà ít ai biết đến. Bác với chiếc xe đạp cũ kĩ, thô sơ của mình ngày ngày vẫn đến trường chăm sóc khuôn viên nhà trường. Dù tiết trời có chuyển từ nắng nóng sang mưa rào thì bác vẫn luôn có mặt để làm đẹp cho trường. Khi trời nắng rát bỏng người, vẫn dáng người ấy cùng với chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi. Rồi những khi mưa phùn gió bấc, vẫn dáng người ấy, chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi.

Hình ảnh bác lặng lẽ lau chùi từng căn phòng, từ phòng hành chính, phòng chờ của thầy cô, rồi đến phòng hội đồng và các lớp học. Có lẽ những kẻ căm ghét bác duy nhất là lũ vi khuẩn và bụi bẩn, có bàn tay của bác là chúng không có chốn dung thân. Hôm nào cũng vậy, bác đến sớm hơn mọi người, lặng lẽ lau chùi ở các căn phòng, đun nước pha trà sẵn… Bác đi qua khu nhà vệ sinh của học sinh phía đằng sau dãy nhà ba tầng, nếu còn thấy bẩn, bác dọn dẹp vệ sinh lại cho sạch sẽ. Có lẽ bác là người ra về muộn nhất, khi đã hoàn tất các công việc ở trường, với chiếc xe đạp cũ - người bạn đường của bác, bác lại lặng lẽ ra về. Phải chăng người hiểu và biết rõ ngôi trường này chính là bác. Bác nhớ từng gốc cây, hòn sỏi và lối mòn, bác nhớ từng ô cửa, viên gạch. Viên nào vỡ, ô cửa nào nứt là bác lại kịp thời báo cáo với nhà trường để sửa chữa ngay. Có lần lớp tôi học lâm sinh, giờ thực hành cả lớp phải ra vườn cuốc đất để gieo mầm sự sống, bác là người đã ra tận vườn chỉ bảo chúng tôi cách cuốc, tránh cuốc vào ống dẫn nước ngầm ở dưới lòng đất.

Công việc của bác lao công làm đã giúp ích cho nhà trường rất nhiều, vậy mà hình như rất ít người biết đến bác. Ban đầu tôi cũng chưa biết bác tên là gì, tôi đã hỏi bạn bè trong trường nhưng cảm tưởng như chẳng ai quan tâm đến vấn đề tôi đang hỏi. Một người hết lòng chăm lo cho ngôi trường, lặng lẽ đi trên con đường với biết bao mong ước về một ngôi trường xanh - sạch - đẹp. Nhiều lúc tôi bắt gặp những bạn học sinh không biết vô tình hay cố ý vặn vòi lấy nước trong bình để rửa tay, họ không biết hay cố tình không biết rằng mỗi sáng có một người đến trường sớm hơn họ gánh những thùng nước vượt qua từng bậc thang, mồ hôi lã chã rơi, để họ có thể uống sau những giờ học mệt mỏi. Vậy mà…

Trước hành động đó tôi cảm thấy rất bức xúc nhưng giờ đây tôi tự trách mình khi chỉ biết đứng nhìn và lắc đầu, tôi đã không ngăn lại hành động vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức đó chỉ vì tính cách nhút nhát của mình. Nếu như mọi người bảo rằng bác làm những công việc nặng nhọc đó chỉ vì tiền thì có lẽ đó là một lời nhận định ngớ ngẩn. Bác làm những công việc đó không đơn giản đó là một việc để làm mà nó xuất phát từ trái tim, tình yêu thương với mái trường và những mầm non của đất nước.

Bác là người đã từng xung phong ra mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Khi nghỉ chế độ, trở về với cuộc sống đời thường, trên ngực áo của bác rất nhiều huân huy chương. Nhưng cuộc sống xô bồ thời mở cửa mấy ai còn nghĩ đến những điều trong quá khứ máu lửa ấy nữa.

Nếu bạn sống vội vã, không cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh thì bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện, khám phá và nhận ra những gì mà mình cần phải quý trọng và trân trọng những gì đang có. Tôi gọi bác là bác lao công bởi lẽ những công việc bác làm đích thực là việc của người lao công thực thụ nhưng không vì lẽ đó mà tôi khinh thường bác, ngược lại tôi càng kính trọng khâm phục bác nhiều hơn. Nhớ lại bài học về hình ảnh “Chị lao công đêm đông quét rác” giờ đây tôi càng thấm thía bài học làm người. Có những con người hi sinh thầm lặng không đòi hỏi gì hơn nhưng thế giới xung quanh thì lại quá thờ ơ, vô tâm. Quả thực đó mới là “Sống trong cát chết vùi trong cát, những trái tim như ngọc sáng ngời” và những con người đó “đã làm nên đất nước” ngày hôm nay. Có nhiều người coi thường công việc mà bác làm, cho rằng đó là một công việc hạ đẳng nhất trong xã hội nhưng với tôi thì khác. Công việc mà bác đang làm là một trong những công việc cao quý, bởi lẽ bác đã lặng thầm góp phần vào việc giữ gìn khuôn viên sạch đẹp của trường. Thành công của ngôi trường ngày hôm nay không chỉ có công của các thầy cô mà một phần nào đó có sự âm thầm góp công của những người như bác. Qua nhiều lần hỏi mọi người mà không ai biết, tôi mạnh dạn trực tiếp hỏi bác. Bác chỉ mỉm cười, một nụ cười thân thiện rồi nhẹ nhàng trả lời:

- “Cháu cứ gọi bác là bác lao công được rồi”.

Tôi thưa rằng:

- “Nhưng cháu muốn biết tên bác để sau này còn kể cho mọi người nghe câu chuyện về một con người đáng kính”.

- “Có gì đâu hở cháu! Nhà sạch thì mát, trường sạch thì bác mới yên tâm”.

Bác lao công từng ngày, từng ngày vẫn lặng lẽ chăm sóc khuôn viên trường. Có lần trong khi dọn vệ sinh, bác đã nhặt được một chiếc ví trong đó có hơn ba trăm nghìn. Bác vội vã đem chiếc ví nộp cho văn phòng Đoàn trường để trả lại cho người đánh mất. Thì ra chiếc ví đó là của một bạn học sinh mang tiền đi nộp học.

Tôi băn khoăn mãi về tên của bác rồi đem chuyện này nói với cô giáo chủ nhiệm, cô cười thật tươi trả lời tôi rằng:

- “Em là một học sinh ngoan, biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất. cô rất vui vì có một người học trò như em. Hi vọng rằng tình cảm của em sẽ có sức lan tỏa trong cộng đồng trường học của chúng ta. Đó thực sự là một tấm gương người tốt việc tốt đáng để chúng ta noi theo em ạ! Bác ấy là bác Thành.”

Sáng nay tôi đi học sớm hơn chỉ để bắt gặp cảnh tượng như ngày nào. Vẫn bóng dáng ấy, vẫn mái đầu đã quá nửa bạc trắng với những công việc quen thuộc, bác đến trường và làm, lặng lẽ và âm thầm… Tôi cảm thấy tự hào về bác lao công trường tôi, bác Thành! Và giờ đây tôi có thể nói với mọi người rằng có một câu chuyện sẽ trở thành bài học làm người song hành cùng “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, đó là “Lặng lẽ bác lao công”.

Tả cô lao công trong trường em - Mẫu 4

Người lao công thường làm những công việc gì ? Đọc thơ Ti

Hầu hết chúng tôi, những học sinh, chẳng mấy khi để ý đến bác lao công. Nhưng không phải vì chúng tôi không thích bác, mà đơn giản là chúng tôi hiếm khi gặp bác. Mỗi sáng khi chúng tôi đến trường, lớp học đã được lau dọn, sạch sẽ tựa như chuyện trong câu chuyện về cô Tấm. Tuy nhiên, đối với tôi, ấn tượng về bác lao công luôn đặc biệt. Mọi thứ bắt đầu từ một ngày chúng tôi được giao nhiệm vụ làm việc.

Sáng hôm đó, sau buổi học, cô chủ nhiệm bảo chúng tôi chuẩn bị cho Ngày 26/3 bằng việc tham gia lao động chiều. Do cô bận rộn vào buổi chiều, nên chúng tôi phải tự tổ chức công việc theo phân công. Sau bữa trưa, chúng tôi nhanh chóng tụ tập lại và đạp xe đến trường, mỗi người mang theo dụng cụ làm việc. Mặc dù đã đến trường sớm, tinh thần chơi đùa của chúng tôi khiến không có ai nảy ý thúc đẩy công việc. Những cô gái trong nhóm chúng tôi tụt quần lại, còn những chàng trai đã mang theo quả bóng da và đang tận hưởng trận đấu vui vẻ trước khi bắt đầu làm việc. Sân trường chiều đang trống trải, không ai đến, cho nên chúng tôi đã quyết định nghịch ngợm, nô đùa, và hòa nhạc mà không để ý đến nhiệm vụ cần hoàn thành. Nhóm các chàng trai thậm chí đã đá bóng và vô tình làm gãy một cành cây cảnh.

Chỉ khi hơn một nửa buổi chiều đã trôi qua, lớp trưởng mới bắt đầu nghĩ về nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu làm việc mà không ai đứng ra chỉ đạo. Tuy nhiên, điều đáng kỳ lạ là khi chúng tôi đến gần các cửa sổ để lau chùi bụi và vết bẩn lâu ngày, chúng tôi nhận ra rằng các cửa sổ đã được làm sạch hoàn toàn. Chuyển sang phần vệ sinh hiệu bộ, chúng tôi thấy rằng cả khu vực làm việc đã được quét dọn sạch sẽ. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành công việc, bác lao công đã xuất hiện từ xa. Trả lời lời chào của chúng tôi, bác nói:

"Chào các em! Các em đến làm việc đúng không?"

Lớp trưởng vẫn chưa kịp trả lời, bác lao công đã tiếp tục:

"Thấy các em đang chơi vui vẻ, tôi đã giúp các em hoàn thành công việc để chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 26/3. Tôi lo lắng rằng nếu các em không hoàn thành công việc, nó có thể ảnh hưởng đến ngày lễ."

Lúc đó, lớp trưởng mới nói:

"Các em xin cảm ơn bác rất nhiều! Chúng em thật sự quá ham chơi!"

"Bạn đang ở độ tuổi để vui chơi và học hành," bác lao công nói, "nhưng hãy nhớ khi được giao một nhiệm vụ, hãy làm nó một cách tận tâm. Tôi muốn nhắc nhở các bạn nam rằng sau này không nên đá bóng ở sân trường nữa, vì có thể làm hại cây xanh."

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đầu và trở về với lòng biết ơn bác lao công. Bác đã truyền đạt cho chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày đó, chúng tôi đã trân trọng bác lao công hơn. Mỗi khi làm việc hay gặp bác lao công, chúng tôi luôn nhiệt tình hỏi han, như những đứa con gặp lại cha sau một thời gian dài xa cách.

Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:

TOP 35 bài văn tả cô giáo (2024) HAY NHẤT

Top 10 bài văn Tả cô giáo cũ 2024 Hay nhất

Top 25 bài Tả bác tổ trưởng tổ dân phố nơi em sinh sống (2024) hay nhất

TOP 30 văn tả thầy giáo em yêu quý HAY nhất

TOP 20 bài văn tả cô giáo đang giảng bài (2024) hay, ngắn gọn nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!