Suy nghĩ của em về vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giải thích nghĩa của từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định nghĩa của hai từ đó:
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Dàn ý: Suy nghĩ của em về vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ
- Mở đoạn: Giới thiệu về hai dòng thơ trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
- Thân đoạn: Giải thích hai câu thơ
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
N n thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về hai câu thơ.
Một số đoạn văn mẫu hay: Suy nghĩ của em về vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ
Mẫu số 1
“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực về một vầng thái dương mang lại ánh sáng và sự sống cho con người. Hình ảnh “Mặt Trời trong lăng” lại là một hình ảnh ẩn dụ và đầy sáng tạo của tác giả dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó thể hiện tình cảm lòng biết ơn sâu sắc đối với người cha già của dân tộc. Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ em xác định nghĩa của các từ đó.
Mẫu số 2
“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực về một vầng thái dương mang lại ánh sáng và sự sống cho con người. Hình ảnh “Mặt Trời trong lăng” lại là một hình ảnh ẩn dụ và đầy sáng tạo của tác giả dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó thể hiện tình cảm lòng biết ơn sâu sắc đối với người cha già của dân tộc. Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ em xác định nghĩa của các từ đó.
Mẫu số 3
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản... Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Mẫu số 4
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“Mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ, còn một mặt trời khác “rất đỏ”. Bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả.
Mẫu số 5
Ở khổ thơ thứ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, chúng ta theo chân Viễn Phương tiến dần vào lăng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Một mặt trời của vũ trụ luôn luôn luân chuyển không ngừng nghỉ ngày và đêm. Và từ đó, nhà thơ cũng chợt nhận ra “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nếu như mặt trời của vũ trụ mỗi ngày tỏa xuống nhân gian thứ ánh sáng ấm áp, thì Bác Hồ - mặt trời của dân tộc Việt Nam cũng đã và luôn tỏa ra một nguồn ánh sáng vĩ đại soi tỏ con đường cho dân tộc.
Mẫu số 6
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài "đi" bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
Mẫu số 7
Khổ thứ hai trong bài “Viếng lăng Bác” nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân.
Mẫu số 8
Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ "Mặt Trời". Thế nhưng mỗi từ "Mặt Trời" lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ "ngày ngày", "đi qua trên lăng", người đọc có thể hiểu "Mặt Trời" ở đây được dùng với nghĩa gốc - chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, "Mặt Trời" không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.
Xem thêm các bài văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: