TOP 10 Bài văn Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu tới bạn đọc Bài văn Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc lớp 11 gồm bài văn mẫu sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn. Mời bạn đọc đón xem:

Đề bài: Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?

Các bài văn mẫu hay, chọn lọc:

Mẫu số 1

Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.

Tài liệu VietJack

Mẫu số 2

Phẩm chất, tính cách của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực nhận thức và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Người có phẩm chất, tính cách cá nhân tốt đẹp như cô Hiền sẽ nhận thức rõ các giá trị văn hoá, từ đó có ý thức gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của gia đình, tôn trọng, bảo tồn các giá trị văn hoá của Hà Nội và dân tộc. Người có năng lực nhận thức hạn chế, phẩm chất thấp kém ắt cũng khó nhận biết rõ các giá trị văn hoá để từ đó biết tôn trọng, có hành động gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của cha ông, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của địa phương và đất nước.

Mẫu số 3

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc là vấn đề luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện.

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong văn hóa, tạo nên sự đang dạng, khác biệt và độc đáo... Nhằm tôn vinh giá trị và nâng cao nhận thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 17/11/2008), lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Đây chính là dịp để các cấp, các ngành cùng dịp nhìn nhận lại vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào đối với truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc giao lưu, trao đổi, hòa hợp cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mẫu số 4

Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm đa chiều và phức tạp, thể hiện những giá trị, tín ngưỡng, truyền thống, lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc và các thành tựu văn hóa khác của một dân tộc cụ thể. Bản sắc văn hóa dân tộc là kết quả của lịch sử, môi trường, địa lý, tôn giáo và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống và tư tưởng của một dân tộc. Nó được coi là một phần không thể thiếu của định danh và tính cách của một dân tộc, và là một nguồn gốc quan trọng để xây dựng và phát triển các giá trị và định hướng của dân tộc đó trong tương lai.

Bản sắc văn hóa dân tộc còn liên quan mật thiết đến khả năng của dân tộc đó để giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa của mình. Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc được xem là một nhiệm vụ quan trọng của các chính trị gia, nhà lãnh đạo và nhà văn hóa, nhằm đảm bảo rằng những giá trị văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc được bảo tồn và phát triển, đồng thời góp phần vào sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cũng đòi hỏi sự linh hoạt, cởi mở và sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển nhanh chóng của xã hội và văn hóa toàn cầu hiện nay. Điều này có nghĩa là, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không đơn thuần chỉ là việc duy trì truyền thống và cổ vật, mà còn là việc tạo ra các sản phẩm và hoạt động văn hóa mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thế giới ngày nay.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ Văn 11 Cánh diều hay, khác:

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nny

Cảm nghĩ gì về hình ảnh trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô

Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong Trái tim Đan-kô

Giới thiệu truyện ngắn Một người Hà Nội

Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!