Để xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hoá dân tộc cho học sinh trong trường
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hoá dân tộc cho học sinh trong trường.
Một số bài văn mẫu hay
Đề xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường (mẫu 1)
Việt Nam được biết đến là đất nước nghìn năm văn hiến với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, riêng biệt. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là những giá trị truyền thống văn hóa riêng biệt vốn có của một vùng lãng thổ, một quốc gia đã có từ lâu đời được con người bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Bản sắc văn hóa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với con người nói riêng. Có bản sắc văn hóa dân tộc, con người mới có thể phân biệt được vùng, miền, lãng thổ; từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn quê hương, mảnh đất của mình và giúp nó phát triển bền đẹp, vững mạnh hơn. Có bản sắc văn hóa dân tộc, con người mới có sự giao lưu, hòa hợp với nhau trong cuộc sống thông qua những phong tục tập quán. Bản sắc văn hóa dân tộc quan trọng là thế, chúng ta không thể phủ nhận. Là những người công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần có ý thức tìm tòi, học hỏi, tiếp thu những giá trị bản sắc văn hóa vốn có, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó ngày càng đẹp đẽ hơn, vươn xa hơn, không ngừng quảng bá đến bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, ta cũng cần thẳng thắn phê phán, chỉ trích những người có lối sống lai căng, pha tạp, chạy theo những giá trị văn hóa phương tây mà bỏ quên đi truyền thống của quê hương, đất nước mình. Một lần được sống, hãy làm tròn bổn phận của một người công dân bằng cách giữ cho đất nước được trọn vẹn giá trị tốt đẹp đã được gây dựng từ trước. Đất nước này là của chúng ta, nền văn hóa này là của chúng ta, hãy sớm thức tỉnh và làm nhiều điều có ích hơn nữa để quê hương ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Đề xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường (mẫu 2)
Để phát huy hơn nữa tình yêu của học sinh với bản sắc văn hóa dân tộc, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm về văn hóa truyền thống. Từ những vật liệu mây, tre nhờ các nghệ nhân ở thôn bản cung cấp, học sinh được hướng dẫn đan những vật dụng trong đời sống hằng ngày của gia đình như a chói, mâm cơm, chổi đót… Những làn điệu dân ca, trang phục, món ăn truyền thống của các dân tộc trên đất nước ta như người Bru Vân Kiều, Pa Kô hay các dân tộc khác. Các em đang ở lứa tuổi rất quan trọng trong việc hình thành tư duy, nhận thức. Chính vì vậy, những năm qua song hành cùng công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục Trường còn tìm hiểu, nghiên cứu các nét văn hóa truyền thống của các dân tộc tại địa phương, qua đó lồng ghép cho phù hợp với điều kiện thực tế; tạo điều kiện để các em nhỏ được tiếp xúc, trải nghiệm không gian văn hóa truyền thống. Qua hoạt động này học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về phong tục truyền thống, trang phục, các trò chơi dân gian, dần dần giúp thúc đẩy học sinh thêm yêu các nét văn hóa truyền thống, nâng cao nhận thức của các em nhỏ về tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hóa của dân tộc mình. Đây cũng được lựa chọn làm hoạt động trọng tâm trong các chương trình giao lưu văn nghệ, hội thi, hội diễn tại trường để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đề xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường (mẫu 3)
Nhà trường cũng có thể tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc. Đây là dịp để giáo viên và học sinh được thỏa sức trải nghiệm, tự mình làm nên những sản phẩm đan lát, nấu món ăn truyền thống, trưng bày những gian hàng với các sản phẩm phong phú như nông sản, vải thổ cẩm, trang phục như áo, khố, váy, khăn… của đồng bào dân tộc trên cả nước, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Tất cả những nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đều được giáo viên của trường nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm qua nhiều tài liệu, đồng thời dành thời gian thực tế tại các bản làng để nghe các nghệ nhân truyền đạt cách đan lát mây tre, thổ cẩm, nấu các món ăn truyền thống và tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc trên đất nước ta. Nhờ thế, những giờ học ngoại khóa liên quan đến văn hóa đặc sắc của dân tộc bao giờ cũng được học sinh của trường thích thú, tham gia sôi nổi. Đây cũng được lựa chọn làm hoạt động trọng tâm trong các chương trình giao lưu văn nghệ, hội thi, hội diễn tại trường để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đề xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường (mẫu 4)
Đối với bảo tồn ngôn ngữ dân tộc ta, nhà trường nên khuyến khích các hoạt động giao lưu, thi kể chuyện, hát dân ca bằng tiếng của các dân tộc. Đối với các khóa khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, trường có thể đưa môn học về các tiếng dân tộc như tiếng Bru Vân Kiều,... vào chương trình giảng dạy. Ngoài ra, trong các hoạt động ngoại khóa, nội dung bảo tồn văn hóa dân tộc luôn được đơn vị chọn là một trong những nội dung trọng tâm. Điển hình như thiết kế các hoạt động ngoại khóa và các buổi chào cờ đầu tuần theo chủ đề, chủ điểm, trong đó quan tâm đến chủ đề về bảo tồn văn hóa. Qua các hoạt động này, học sinh sẽ được giáo viên giới thiệu về những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bru Vân Kiều, Pa Kô như các lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, nghề truyền thống… Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng; đặc biệt thông qua môi trường giáo dục ngay trên ghế nhà trường sẽ giúp học sinh có những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc; cũng như hình thành sự tự tôn, tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đề xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường (mẫu 5)
Trong nhà trường, đối với các thầy cô, song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tiếp xúc nhiều hơn, hiểu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của bản thân, dân tộc mình là vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngoài các tiết học chính, giáo viên còn giảng dạy, giáo dục học sinh về các giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của mỗi dân tộc, đồng thời lồng ghép thông qua việc quy định mặc trang phục truyền thống trong tuần, giảng dạy về các di tích, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, những giờ sinh hoạt ngoại khóa, các em còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống mang đậm sự đoàn kết, tính đồng đội như múa xòe, kéo co, nhảy sạp... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các em nhỏ tiếp xúc nhiều hơn với các nét văn hóa truyền thống, bồi dưỡng ý thức dân tộc, sự tự tôn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; từng bước hình thành lòng tự hào dân tộc khi nhắc tới, nói tới những nét đặc trưng văn hóa của bản thân. Tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bức tranh đa sắc màu văn hóa dân tộc.
Xem thêm các bài văn mẫu 11 - Chân trời sáng tạo hay khác:
Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống
Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích