Tóm tắt Tràng giang - Kết nối tri thức
Tóm tắt tác phẩm Tràng giang
Tóm tắt Tràng giang - mẫu 1
Tràng giang được gợi cảm xúc khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước. Dòng sông dài, con thuyền xuôi mái chèo, một cành củi khô lạc lõng gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, lạc lõng. Âm thanh cũng vắng lặng, xa xôi của tiếng chỡ vãn chiều. Âm thanh gần như không có, nếu có cũng rất nhỏ bé khó để xóa tan đi sự vắng lặng đang bao trùm. Bầu trời như cao rộng, sông mênh mông, rộng lớn khiến con người càng thêm nhỏ bé. Hình ảnh bèo trôi, không một chuyến đò, không một cây cầu, chỉ có bờ xanh nối tiếp bờ xanh. Mọi sự vật, đặc biệt là cảnh thiên nhiên đều buồn, cô quạnh. Trên sông dù không có khói lam chiều thì nhà thơ cũng đau đáu nhớ về quê nhà, khát khao được sống đoàn tụ. Đằng sau là nỗi sầu nhân thế trong cảnh nước mất nhà tan của một cái tôi lạc lõng giữa dòng đời, đang loay hoay đi tìm lẽ sống.
Tóm tắt Tràng giang - mẫu 2
Bài thơ được gợi cảm xúc khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước. Dòng sông dài, con thuyền xuôi mái chèo, một cành củi khô lạc lõng gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, lạc lõng. Âm thanh cũng vắng lặng, xa xôi. Bầu trời như cao rộng, sông mênh mông, rộng lớn khiến con người càng thêm nhỏ bé. Mọi sự vật, đặc biệt là cảnh thiên nhiên đều buồn, cô quạnh. Đằng sau là nỗi nhớ quê nhà và nỗi sầu nhân thế trong cảnh nước mất nhà tan.
Tóm tắt Tràng giang - mẫu 3
Bài thơ được gợi cảm xúc khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước, gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, lạc lõng. Mọi sự vật, đặc biệt là cảnh thiên nhiên đều buồn, cô quạnh. Đằng sau là nỗi nhớ quê nhà và nỗi sầu nhân thế trong cảnh nước mất nhà tan.
Tóm tắt Tràng giang - mẫu 4
Bài thơ Tràng giang bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Tóm tắt Tràng giang - mẫu 5
Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
*Tiểu sử
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
- Sau Cách mạng tháng Tám, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
*Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật:
+ Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
+ Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
- Tác phẩm chính:
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca
+ Sau Cách mạng tháng Tám: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...
*Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: in trong tập thơ Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940).
b. Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
c. Thể loại: Thơ bảy chữ.
d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
e. Nhan đề:
- Từ Hán Việt Tràng giang (sông dài) g gợi không khí cổ kính.
- Hiệp vần ang: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
⇒ Gợi không khí cổ kính, khái quát nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
f. Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn.
- Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài, cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.
- Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả:
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
→ Câu này là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
g. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.
- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.
h. Giá trị nội dung: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.
i. Giá trị nghệ thuật:
- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Cải ơi ! (4 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức
Tóm tắt Nhớ đồng (8 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức
Tóm tắt Con đường mùa đông (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức
Tóm tắt Thời gian (10 mẫu) 2024 mới nhất- Kết nối tri thức
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức