Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp các bài tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 1
Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Sau đó, ông Giuốc-đanh được bốn thợ phụ ra giúp thử đồ, nịnh hót với đủ kiểu xưng hô “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”… và được ông Giuốc-đanh thưởng cho rất nhiều tiền.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 2
Ông Giuốc- đanh đã ngoài 40 tuổi, được thừa kế khối lượng tài sản lớn. Ông muốn trở thành quý tộc nên muốn học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê người về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và tìm cách thay đổi cách ăn mặc. Vì ngốc nghếch nên ông dễ dàng bị lừa bịp dễ dàng. Ông Giuốc- đanh từ chối gả con cho Clê- ông vì chàng không thuộc tầng lớp quý tộc. Cuối cùng Clê- ông cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì và hỏi được vợ.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 3
Trích đọan Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục trích lớp 5 hồi II của hài kịch “Trưởng giả học làm sang” của Mô-li-e. Tác phẩm thuộc thể loại hài kịch nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch trong xã hội.
Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Ông Giuốc-đanh từ chối gả con gái mình là Uy-xin cho Cleong vì thấy chàng không phải là quý tộc. Sau đó Cleong cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi vợ và được ông ưng thuận.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 4
Lão Giuốc–đanh là một tên cục mịch, quê kệch, khuôn mặt xấu xí, tính cách ngờ nghệch, dốt nát… Nhà lão nhờ buôn bán nên trở nên giàu có. Chính vì vậy, lão muốn học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc nên đã bị không ít kẻ lợi dụng. Để có thể viết thư tình gửi cho một bà địa quý tộc mà lão phải lòng, lão đã mời rất nhiều thầy triết để học tiếng La–tinh, học lôgic, luận lý, cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, lão Giuốc–đanh muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình.
Và tên phó may cùng với bốn thợ phụ đã kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Chúng biết được sự “ham” sang của lão nên đã không tiếc lời tâng bốc nào là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến “đức ông” khiến lão vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệch đó đã khiến lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho bọn nịnh hót, săn đón mình.
Nhà lão Giuốc–đanh có nàng Luy–xin là con gái xinh đẹp rất được yêu thương của lão. Nhưng lão không tán thành chuyện tình cảm của con gái với Clê–ông vì nhà anh ta không thuộc tầng lớp quý tộc. Và để cưới được Luy–xin làm vợ, Clê–ông đã theo lời của Cô – vi – en đầy tớ thân cận của mình là cải trang thành một vị hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ nên đã được lão Giuốc–đanh gã Luy-xin cho mình.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 5
Ông Giuốc–đanh tuổi ngoài 40, con một nhà buôn giàu có tuy dốt nát quê kệch nhưng ông muốn học đòi làm sang, tập tễnh muốn trở thành quý tộc, bước chân vào xã hội thượng lưu. Ông thuê thầy về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và tìm cách thay đổi cả cách ăn mặc. Ông ngớ ngẩn để cho mọi người lừa bịp dễ dàng, từ các ông thầy dởm đến bác phó may và gã bá tước sa sút Đô-răng-tơ. Ông muốn nhờ gã để thực hiện giấc mộng quý tộc, lại còn nhờ gã để bắt mối nhân tình với bà hầu tước Đô-ri-men, mà bà ta chẳng phải ai khác mà chính là tình nhân của gã .Ông Giuốc–Đanh từ chối gả con gái là Luy-sin cho Clê-ông chỉ vì chàng không phải là quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của đầy tớ là Cô-vi-en, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông chấp thuận ngay.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 6
Ông Giuốc-đanh, một người ngoài 40 tuổi, giàu có nhờ được thừa kế một tài sản lớn. Ông muốn trở thành quý tộc, bước chân vào xã hội thượng lưu. Tuy dốt nát nhưng ông muốn học đòi những người cao sang nên thuê thầy về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và tìm cách thay đổi lối ăn mặc. Vì ngốc nghếch, ông để cho mọi người lừa bịp dễ dàng. Ông Giuốc-đanh từ chối gả con gái cho Clê-ông vì thấy chàng không phải là quý tộc. Sau nhờ mưu mẹo của anh đầy tớ, Clê-ông cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến hỏi vợ và được ông chấp thuận ngay…
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 7
Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Ông Giuốc-đanh từ chối gả con gái mình là Uy-xin cho Cleong vì thấy chàng không phải là quý tộc. Sau đó Cleong cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi vợ và được ông ưng thuận.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 8
Lão Giuốc- đanh đã ngoài 40, cục mịch, xấu xí, dốt nát, ngờ nghệch… Nhờ buôn dạ mà trở nên giàu có. Lão muốn trở thành quý tộc. Lão mời thầy triết về nhà để học rất nhiều môn. Sau khi muốn trở thành nhà bác học, lão Giuốc-đanh lại muốn có bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Phó may và bốn thợ phụ kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Lão được chúng tâng bốc từ ông lớn, cụ lớn lên đức ông. Chúng lợi dụng sự hỡm hĩnh, ngờ nghệch của tên trưởng giả học làm sang để nịnh hót, moi tiền của lão.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 9
Lão Giuốc–đanh là một tên cục mịch, quê kệch, khuôn mặt xấu xí, tính cách ngờ nghệch, dốt nát… Nhà lão nhờ buôn bán nên trở nên giàu có. Chính vì vậy, lão muốn học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc nên đã bị không ít kẻ lợi dụng. Để có thể viết thư tình gửi cho một bà địa quý tộc mà lão phải lòng, lão đã mời rất nhiều thầy triết để học tiếng La–tinh, học lôgic, luận lý, cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, lão Giuốc–đanh muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Và tên phó may cùng với bốn thợ phụ đã kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Chúng biết được sự “ham” sang của lão nên đã không tiếc lời tâng bốc nào là “ ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến “đức ông” khiến lão vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệch đó đã khiến lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho bọn nịnh hót, săn đón mình.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 10
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Lớp kịch này được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tích cách lố lăng của một tay trưởng tỉa muốn học đòi làm sang gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 11
Đoạn trích " Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục" là lớp kịch kết thúc hồi II. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc- đanh, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có. Tuy dốt nát thô kệch, nhưng ông muốn học đòi làm sang. Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh hót ông để moi tiền. Cảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục là một biểu hiện của thói học đòi lối ăn mặc sang trọng của quý tộc. Lão ta đã bị bọn thợ may lợi dụng. Tác giả đã khắc họa sinh động, tài tình, làm nổi bật tính cách lố lăng của một gã trọc phú thừa tiền rửng mỡ. Chân dung hài hước của Giuốc-đanh đã gây ra những trận cười sảng khoái cho khán giả. Màn kịch là sự châm biếm, đả kích và phê phán mạnh mẽ của Mô-li-e đối với giai cấp tư sản đương thời.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 12
Mô-li-e (1622-1673) là nhà viết hài kịch Pháp. Cuộc đời Mô-li-e là cuộc đời chiến đấu của một nghệ sĩ dũng cảm, luôn luôn đứng về phía nhân dân chống lại những lực lượng phản động, nhà thờ, quý tộc, tầng lớp tư sản lạc hậu muốn kìm hãm xã hội trong ngu dốt, nô lệ. Mô-li-e chiếm một vị trí lớn trong lịch sử văn học Pháp. Ông là cha đẻ của hài kịch Pháp. Ông đưa hài kịch của nước ông từ chỗ chỉ là những kịch hề hoặc những kịch vui nhộn ngoại lai kiểu hài kịch ý thế kỉ XVI lên một nền hài kịch mang tính tư tưởng sâu sắc dựa trên truyền thống dân tộc. Vở kịch "Trưởng giả học làm sang" là một trong những vở kịch nổi tiếng của ông, trong đó lớp kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" là lớp kịch tiêu biểu.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 13
Mô-li-e là một nhà biên kịch lớn của Châu Âu thế kỉ XVII và là người sáng lập ra nền hài kịch cổ điển Pháp. Ông phản ánh những vấn đề xã hội, phê phán thứ văn hóa cầu kì của quý tộc, những lề sống giả dối, hèn hạ của bọn quý tộc lớn nhỏ. Bên cạnh đó là sự chế giễu những đầu óc hẹp hòi, gia trưởng, bảo thủ không chịu tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của khoa học. Vở kịch " Trưởng giả học làm sang" là một tác phẩm nổi tiếng, mang tính hiện thực sâu sắc. Mô-li-e đã xây dựng lên một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng ở nhân vật ông Giuốc-đanh. Đoạn trích " Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" đã miêu tả sinh động điều đó.
Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - mẫu 14
Đây là trích đoạn trong vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang (lớp 5, hồi II). Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì cái mà người xem chú ý nhất lại là nghệ thuật gây cười. Trong những tình huống nhất định, nhân vật chính của hài kịch xuất hiện đem đến cho người xem những nụ cười sảng khoái. Đạt đến mức ấy, vở kịch đã thành công.
Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin
- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
+ Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
+ Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”
2. Tìm hiểu tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
a. Thể loại: Hài kịch
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục có phương thức biểu đạt là tự sự.
d. Bố cục bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục
Gồm: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu → các nhà quý phái: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.
- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.
e. Giá trị nội dung
- Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo hay khác:
Tóm tắt Con rắn vuông (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Tiếng cười có lợi ích gì? (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Cái chúc thư (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Loại vi trùng quý hiếm (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Thuyền trưởng tàu viễn dương (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo