Tóm tắt Nước Đại Việt ta
Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
I. Tổng hợp các bài tóm tắt Nước Đại Việt ta
Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 1)
Tác phẩm không những là văn kiện lịch sử quí giá, tổng kết quá trình đấu tranh gian khổ của quân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh mà văn bản còn được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập, một "áng thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta.
Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 2)
Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình, một nhà văn chính luận, một anh hùng dân tộc và là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Tên tuổi Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc chiến đấu vĩ đại trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỉ XV. Sau khi kết thúc thắng lợi, thừa lệnh vua Lê Thái Tổ, ông đã viết nên bài "Bình Ngô đại cáo" (Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô).
Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 3)
Bình Ngô đại cáo ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đã dẹp yên giặc Minh. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi, soạn bài đại cáo tổng kết hành trình mười lăm năm chống Minh xâm lược đầy gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta. Tác phẩm là áng thiên cổ hùng văn, là bản anh hùng ca hào sảng của cả dân tộc, khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo, nên lên luận đề nhân nghĩa đồng thời khẳng định chủ quyền vốn có của dân tộc Đại Việt.
Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 4)
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết. Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 5)
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó. “Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa.
Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Mẫu 6
Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Mẫu 7
Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến thắng vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc. Bình Ngô đại cáo gồm có ba phần với sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần chúng ta tìm hiều là phần một - thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là tư tưởng nhân nghĩa.
Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Mẫu 8
“Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
II. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
- Về con người: ông mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi. Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ. Đến năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Vào cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước.
- Cho đến năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". Vào năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
- Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc - mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
2. Tìm hiểu tác phẩm Nước Đại Việt ta
a. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: cáo.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh
- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.
- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
d. Bố cục đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Bố cục của bài cáo:
+ Phần 1 (Từ đầu đến …nào cũng có): Khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, tự chủ tự cường.
+ Phần 2 (Phần còn lại): Những thất bại thảm hại của giặc ngoại xâm khi xâm lược nước ta.
e. Giá trị nội dung
- Đoạn trích Nước Đại Việt ta được xem như một bản tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
f. Giá trị nghệ thuật
- Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn, sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nước Đại Việt ta
*Nêu luận đề chính nghĩa
- Mở đầu bài cáo: Nguyễn Trãi nói với nhân dân về chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ “Việc nhân nghĩa…trừ bạo” → Nhân nghĩa: là làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc, muốn lo lắng cho dân yên thì phải tiêu diệt được quân tàn bạo.
+ Nước ta là nước văn hiến, bao đời xưng đế ngang hàng với phương Bắc và triều đại nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. Nhưng bọn Ngô luôn xâm lược nước ta cho nên chúng đều phải chịu thất bại, chứng cứ rành rành.
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
→ Ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Cách viết câu văn biền ngẫu có hai vế đối nhau chạy song song, một vế nói về ta, một vế nói về địch → tăng ý nghĩa bình đẳng, ngang hàng giữa hai quốc gia. (Từ Triệu. Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập /Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.)
- Giọng văn: đĩnh đạc, trang trọng, khẳng định mạnh mẽ chính nghĩa của dân tộc, bôc lộ niềm tự hào về truyền thống của Đại Việt, về tư thế của một quốc gia có chủ quyền
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
+ Không chỉ là lòng yêu thương con người, tôn trọng điều phải
+ Nhân nghĩa là làm cho dân được sống yên lành, hanh phúc trong một nước độc lập hòa binh
+ Nhân nghĩa là diệt trừ lũ xâm lược bạo ngược, hung tàn
- Bọn giặc Minh dựng chiêu bài Nhân nghĩa diệt nhà Hồ phù nhà Trần để sang xâm lược nước ta. → Nguyễn Trãi nói Nhân nghĩa là chống xâm lược để vạch trần luận điều xảo trá của giặc. Phân định rạch ròi Ta là chính nghĩa, Địch là phi nghĩa.
- Lời tuyên bố của Nguyễn Trãi: cũng nhấn mạnh vào 2 yếu tố chủ quyền lãnh thổ và ý chí độc lập và nâng cao hơn 1 bước; nhấn mạnh vào sự ngang hàng, bình đẳng giữa hai quốc gia, vào nền văn hiến của dân tộc (phong tục Bắc Nam cũng khác. Hào kiệt đời nào cũng có).
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 Cánh diều hay khác:
Tóm tắt Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?