Tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các em tham khảo:

Tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức

Tổng hợp các bài tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam - Mẫu 1

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam. Chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh là tiêu biểu cho ngòi bút của ông khi viết về quê hương làng cảnh Việt Nam. Ba bài thơ ấy là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam.

Tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam - Mẫu 2

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh... Được nhớ được thuộc, truyền tụng vì đây là ba bài thơ hay và điển hình nhất chi mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta.

Tóm tắt Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam - Mẫu 3

- Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh...

- Thu ẩm: đọc lên như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở.

- Thu vịnh: bài thơ mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.

- Thu điếu: thú vị ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sống, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi...

Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Xuân Diệu

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

- Xuân Diệu, tên khai sinh Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1916 và qua đời năm 1985.

- Ông quê gốc ở Can Lộc, Hà Tĩnh, nhưng sống cùng mẹ tại Quy Nhơn.

- Năm 1937, Xuân Diệu đến Hà Nội để học luật và bắt đầu sự nghiệp viết báo, đồng thời trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

- Vào cuối năm 1940, ông đi làm viên chức tham tá thương chánh tại Mĩ Tho (nay là Tiền Giang). Năm 1942, Xuân Diệu quay trở lại Hà Nội và tập trung vào công việc viết văn. Vào năm 1944, ông tham gia phong trào Việt Minh.

- Trong giai đoạn kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc và tiếp tục hoạt động văn nghệ cách mạng.

- Sau khi hòa bình được thiết lập, Xuân Diệu trở về Hà Nội sinh sống và làm việc cho đến khi qua đời.

- Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu mang đậm tính cá nhân và sáng tạo, đem lại sức sống mới cho thơ ca đương đại.

- Ông tập trung vào tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ, và trong thơ của mình, ông truyền tải những cảm xúc sôi nổi, đắm say và yêu đời.

- Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ tươi mới, ưa thích những hình ảnh tươi sáng, tươi mát, và khéo léo xây dựng những bức tranh tình cảm sâu lắng.

- Ông cũng thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc thông qua những đường nghệ thuật, từ những câu thơ ngắn gọn, súc tích đến những bài thơ dài hơn.

- Phong cách của Xuân Diệu không chỉ thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa, mà còn đánh dấu sự đột phá, cách tân trong nghệ thuật thơ ca Việt Nam.

2. Tìm hiểu tác phẩm Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại nghị luận văn học

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam được trích trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là nghị luận

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Thu điến, Thu ẩm, Thu vịnh. […]”): Giới thiệu Nguyễn Khuyến và 3 bài thơ nức danh

- Phần 2 (tiếp đến “nghệ thuật ngôn ngữ”): Nét đặc sắc của ba bài thơ

- Phần 3 (còn lại): Đánh giá chung về ba bài thơ

e. Giá trị nội dung

- Giá trị nội dung: làm rõ phong cách thơ của Nguyễn Khuyến qua các chùm thơ.

f. Giá trị nghệ thuật

- Các luận điểm chính và lý lẽ, cùng với các dẫn chứng, được sử dụng để làm rõ và minh chứng cho quan điểm và ý kiến đã được đề cập.

- Ngôn ngữ nghị luận của tác giả đơn giản, gần gũi và dễ hiểu. Phân tích được thực hiện một cách logic, mạch lạc, đồng thời so sánh với một số tác phẩm khác, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được vấn đề được trình bày.

- Giọng văn của tác giả mang tính nhẹ nhàng, tinh tế và dẫn dắt người đọc theo từng bước, từng giai đoạn để tìm hiểu ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức hay khác: 

Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Những ngôi sao xa xôi (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Xe đêm (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Nắng mới - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!