Tóm tắt Người thầy đầu tiên
Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
I. Tổng hợp các bài tóm tắt Người thầy đầu tiên
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 1)
Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” là lời kể của người họa sĩ An-tư-nai về một người thầy đáng quý của họ và của cả ngôi làng. Thầy Đuy-sen là một người thầy tuyệt với, với tâm lòng đồng cảm, yêu thương và bao bọc những hoàn cảnh khó khăn nhất là những học sinh của mình. Thầy ân cần chăm sóc học sinh của mình, không quản ngại thời tiết lạnh giá để cõng các em nhỏ qua suối. Thầy đưa cái chữ đến mọi người làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan, thầy mong cho cô bé An-tư-nai có được điều kiện học tập tốt nhất để phát triển ước mơ của mình.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 2)
Văn bản Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen, người thầy đầu tiên của ngôi làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Không chỉ là một người thầy giáo hết lòng vì học trò, thầy Đuy-sen còn đồng hành với từng học sinh trên con đường đi học mỗi sáng. Một trong những học trò nổi bật nhất của thầy chính là cô bé An-tư-nai thông minh lanh lợi. Tận mắt chứng kiến những tâm huyết của thầy giáo trong việc giúp học sinh qua con suối lạnh giá, hay lặng lẽ chịu đựng sự châm chọc của những kẻ qua đường, An-tư-nai càng cảm động và biết ơn thầy hơn. Câu chuyện là một minh chứng rõ nhất về tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 3)
Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 4)
Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Nhờ sự kiên trì và hết lòng bảo vệ, thầy Đuy-sen đã giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 5)
An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Cũng nhờ có thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 6)
Thầy Đuy-sen là một người thầy giáo tuyệt vời. Thầy đã vận động học sinh trong làng tới trường. Vào mùa đông, thầy cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Không chỉ vậy, thầy Đuy-sen đã giúp An-tư-nai, một cô bé mồ côi cha mẹ, chịu nhiều bất hạnh cả về vật chất và tinh thần, đã có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. Sau này, An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ, nhưng vẫn nhớ về người thầy đầu tiên của mình.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 7)
Nhân vật tôi nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của cô, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 8)
Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 9)
“Người thầy đầu tiên” của tác giả A-mai-tốp nói về người thầy đầu tiên của làm Cư-rơ-gư-dơ-xtan, đó là thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen là một người thầy luôn hết lòng vì học trò của mình, thầy không quản ngại khó khăn để đồng hành cũng học sinh trên con đường đi học mỗi sáng. Thầy cõng những học trò của mình qua con suối lạnh giá, thầy lấy đá, lấy đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân mà bỏ ngoài tai lời châm chọc của những kẻ cưỡi ngựa. Thầy đưa ước mơ, hoài bão của An-tư-nai thành hiện thực. Chính những điều tuyệt với về thầy Đuy-sen khi nghe An-tư-nai kể khiến cho người họa sĩ muốn vẽ một bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 10)
Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Kyrgyzstan vào giữa những năm 20 thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng.
Cô bé Altynai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Kurkureu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Dyuyshen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Sau này Altynai trở thành nữ viện sĩ Altynai Xu-lai-ma-nô-va, còn thầy Dyuyshen về già đi đưa thư. Khi Altynai còn đang học ở trường làng, có hôm thầy Dyuyshen mang về trường hai cây phong non và bảo em: ''Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chờ chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này...''.
Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 11)
Đoạn trích kể về tình thầy trò cảm động giữa cô học trò An-tư-nai thông minh, lanh lợi và người thầy đầu tiên, thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen tuy trẻ tuổi nhưng đầy tâm huyết, ở thầy không chỉ có tình yêu nghề, mà còn có cả sự tận tụy, chăm sóc học trò của mình như một người anh trai. Không chỉ là người đưa học trò làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan đến gần hơn với kiến thức, thầy Đuy-sen còn bế từng học sinh qua con suối lạnh buốt, bất chấp sự khinh thường của những kẻ cưỡi ngựa qua đường. Thầy hy vọng học trò ưu tú của mình, cô bé An-tư-nai có thể được lên thành phố học tập ở một môi trường tốt hơn để phát triển chính mình.
II. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả văn bản Người thầy đầu tiên
- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây
- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-tơ-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.
- Một số tác phẩm chính: Gia-mi-li-a(1958), Cây phong non trùm khăn đỏ(1961), Con tàu Trắng (1970).
2. Tìm hiểu tác phẩm Người thầy đầu tiên
a. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Sáng tác năm 1962.
- Bối cảnh: truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
d. Bố cục Người thầy đầu tiên
- Phần 1: Từ đầu đến “kể hết câu chuyện này”: An-Tư Nai viết thư nhờ người đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-Sen.
- Phần 2: Tiếp theo đếm “rảo bước về làng”: Kể lại câu chuyện xây trường, và cuộc đối đáp giữa An- Tư Nai với thầy.
- Phần 3: Tiếp theo đến “còn tất cả ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài”: Miêu tả sự quan tâm chăm sóc học trò của thầy Đuy- Sen
- Phần 4: Còn lại: Người họa sĩ boăn khoăn về chủ đề tranh.
e. Tóm tắt Người thầy đầu tiên
Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
f. Giá trị nội dung Người thầy đầu tiên
- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.
- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.
g. Giá trị nghệ thuật Người thầy đầu tiên
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người thầy đầu tiên
a.
- Yêu thương, quan tâm học trò (Không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy học trò cách làm người, giúp An-tư-nai tạo lập nhân cách của mình).
- Có trách nhiệm với học trò (Ra sức bảo vệ An-tư-nai, dám hi sinh tính mạng để mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng cho học trò của mình).
- Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò (Tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống).
=> Thầy Đuy-sen ấm áp, dũng cảm và cao thượng.
b. Nhân vật An-tư-nai
- Hoàn cảnh bất hạnh do thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần (mồ côi cha mẹ, ở cùng chú thím, bị bắt ép gả chồng khi còn chưa đủ tuổi.)
- Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen: cảm kích, biết ơn thầy.
- Số phận người phụ nữ:
+ Chịu nhiều thiệt thòi.
+ Bị đói nghèo, lạc hậu đày đọa, mất hết quyền làm người.
4. Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên
Phần 1
Tôi mở tung cánh cửa sổ. Một luồng gió mát lùa vào phòng. Trong ánh lê minh xanh nhạt đang sáng dần, tôi nhìn kĩ những bản nghiên cứu phác thảo của bức tranh tôi vừa khởi công làm. Những bức vẽ ấy nhiều lắm và tôi đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại từ đầu. Nhưng bây giờ mà nói đến toàn bộ bức tranh thì hãy còn sớm. Tôi vẫn chưa tìm được cái chính, cái gì giờ đây đang vụt đến với tôi một cách bất ngờ, không gì kìm hãm được, mỗi lúc thêm rõ rệt, với một âm vang mơ hồ khó hiểu trong tâm hồn, tựa như những tia sáng đầu tiên của buổi lê minh và cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Và lần nào cũng đều như thế. Lần nào tôi cũng lại thấy rõ ràng bức tranh của tôi mới chỉ là một ý đồ.
Tôi vốn không phải là kẻ ưa nói trước hay báo tin cho bạn bè, ngay cả bạn thân, biết trước về một tác phẩm còn dang dở. Chẳng phải vì tôi quá ư nâng niu tác phẩm của mình, mà chỉ vì tôi nghĩ khó lòng đoán biết được đứa bé hôm qua còn nằm trong nôi sẽ lớn lên thành người như thế nào. Nói đến một tác phẩm dở dang, chưa hoàn thành, cũng khó như thế. Nhưng lần này tôi rời bỏ nguyên tắc: tôi muốn nói lên cho mọi người nghe thấy, đúng hơn là trao đổi với mọi người những ý nghĩ của tôi về bức tranh còn chưa vẽ xong.
Đó không phải là một ý muốn nông nổi. Tôi không thể làm khác, vì tôi cảm thấy một mình tôi không đủ sức đương nổi gánh nặng này. Câu chuyện đã làm rung động tâm hồn tôi, câu chuyện đã thúc giục tôi cầm lấy bút vẽ, tôi thấy nó lớn lao đến nỗi chỉ riêng lòng tôi thôi thì không sao chứa đựng nổi. Tôi sợ làm sánh mất bát nước đầy, không sao được đến tận tay các bạn. Tôi muốn mọi người khuyên nhủ giúp tôi, mách bảo tôi cách giải quyết, tôi muốn mọi người, dù chỉ là trên dòng tư tưởng, dừng lại cạnh tôi bên giá vẽ, cùng rung cảm với tôi.
Xin đừng tiếc hơi ấm đang nồng nàn trong tim các bạn, hãy lại gần đây, thế nào tôi cũng phải kể lại câu chuyện này…
Làng Kurkurêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Karakh mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây.
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Kurkurêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên; chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao: phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nom rõ.
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Kurkurêu và lần nào tôi cũng thì thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong. Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc chảy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng ngỡ chừng như nghe thấy một lời thách thức ngỗ ngược: “Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta”.
Bao nhiêu năm qua. Sau này, tôi đã hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy cũng vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…
Cứ vào cuối năm học, trước khi bắt đầu nghỉ hè là bọn con trai chúng tôi lại chạy ào lên đây phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ ranh con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa – nào, xem ai can đảm và khéo hơn! – và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Chiều rộng không cùng của đất đai làm chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi yên lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trường mà chúng tôi vẫn coi là toà nhà rộng lớn nhất trên thế giới, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố gương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nom thấy không biết bao nhiêu đất đai mà trước đây chúng tôi không biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói đến. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời ấy, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi náu mình trên các cành cây, lắng nghe những tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, trong tiếng xạc xào không ngớt ấy tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuysen”. Tôi còn nhớ hễ có ai lạc mất ngựa phải đi tìm và hỏi thăm: “Này, có thấy con ngựa tía nhà mình không”. Là người ta thường hay đáp: “Chỗ trên kia kìa, gần Trường Đuysen ấy, đêm qua ngựa vẫn còn ăn cỏ ở đấy, lên tìm may ra thấy”. Bắt chước người lớn, bọn trẻ chúng tôi vẫn thường lặp lại không hề suy nghĩ gì: “Các cậu ơi, lên Trường Đuysen trèo cây phong phá tổ chim sẻ đi”.
Người ta thuật lại rằng trước kia trên đồi này có một ngôi trường. Nhưng hồi ấy đến dấu vết của ngôi trường chúng tôi cũng chẳng hề tìm thấy nữa. Thuở nhỏ tôi đã mấy lần cố tìm cho được dù chỉ là những vết tích đổ nát của ngôi trường. Tôi lang thang tìm kiếm mãi nhưng chẳng thấy gì cả, về sau tôi bắt đầu lấy làm lạ, không hiểu sao người ta lại gọi quả đồi trơ trụi ấy là “Trường Đuysen” và tôi đã có lần hỏi các cụ già xem Đuysen là ai. Một người lơ đãng khoát tay đáp: “Đuysen là ai à? Đấy cái lão bây giờ vẫn còn sống ở đây ấy mà, trong thị tộc cừu thọt ấy. Đã lâu lắm rồi, Đuysen bấy giờ còn là đoàn viên Komxômôn. Thời ấy, trên đồi có một căn nhà kho của ai bỏ hoang, Đuysen mở trường dạy trẻ ở đấy. Mà nào có ra trường sở gì đâu, chỉ được cái tên thôi. Chao ôi, cái thời buổi ấy cũng hay! Bấy giờ hễ ai nắm nổi bờm ngựa, biết đút chân vào bàn đạp thì làm gì chẳng được. Đuysen cũng vậy. Nghĩ ra cái gì là làm cho được cái ấy. Bây giờ gian nhà chứa ấy chẳng còn lấy được một hòn đá nhỏ, được mỗi một việc còn lại cái tên…”
Tôi rất ít biết Đuysen. Chỉ còn nhớ đó là một người đã luống tuổi, vóc cao lớn, dáng xương xương, có đôi mày quăn rậm. Nhà ông ở bên kia sông, đường Đội hai. Dạo tôi còn ở làng thì Đuysen trông coi hệ thống thuỷ lợi của nông trường và suốt ngày ở ngoài đồng. Thỉnh thoảng ông có đi qua phố tôi, trên yên ngựa buộc một chiếc cuốc lớn và con ngựa của ông trông cũng giống chủ nó, cũng xương xẩu, vó chân thon nhỏ. Sau Đuysen già đi và nghe nói ông đi đưa thư. Nhưng đó là nhân thể nói vậy thôi. Vấn đề ở chỗ khác. Theo quan niệm của tôi lúc đó thì người thanh niên Komxômôn phải là một chàng gighit nói hăng làm hăng hơn hết thảy mọi người trong thôn, thường phát biểu trong hội nghị, viết báo về bọn chây lười và bọn ăn cắp của công. Và tôi không tài nào hình dung ra được con người hiền lành râu rậm ấy trước kia đã có lúc là Komxômôn, mà hơn nữa, điều đáng ngạc nhiên nhất là lại dạy trẻ con học trong khi chính mình cũng chẳng biết được bao nhiêu chữ nghĩa. Không, những chuyện như thế tôi không tài nào hình dung nổi! Thành thực mà nói, tôi coi đó chỉ là một trong bao nhiêu chuyện cổ tích được truyền tụng trong làng mà thôi. Nhưng về sau mới biết là sự thể hoàn toàn không phải như thế…
Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến. Bà con trong làng mời tôi về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng lấy. Tôi lập tức quyết định về làng, vì làm sao tôi có thể ngồi nhà trong một ngày vui của quê hương như thế được. Tôi còn về trước vài ngày nữa là khác. Tôi định bụng về sẽ dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí hoạ. Trong số những người được mời về dự hoá ra có cả bà viện sĩ Xulaimanôvna. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Matxcơva.
Tôi biết rằng người đàn bà hiện nay đang nổi tiếng ấy đã rời làng ra tỉnh từ thuở nhỏ. Sống ở tỉnh thành được ít lâu, tôi cũng đã có dịp làm quen với bà. Bà đã nhiều tuổi, đẫy đà, mái tóc chải mượt bạc đi nhiều. Người đàn bà đồng hương nổi tiếng của chúng tôi làm chủ nhiệm bộ môn ở trường đại học tổng hợp, lên lớp giảng triết học, làm việc ở viện hàm lâm, hay đi ra nước ngoài luôn. Bà thường bận nhiều công việc và tôi vẫn chưa có dịp được quen biết thật gần gũi, nhưng bất cứ lần nào gặp tôi ở đâu bà cũng đều quan tâm đến cuộc sống tại quê hương và thế nào cũng bày tỏ ý kiến, dù là vắn tắt, về tác phẩm của tôi. Có lần tôi đánh bạo hỏi bà:
- Antưnai Xulaimanôvna, giá bà ghé về quê thăm bà con trong làng có lẽ hay đấy. Ở làng ai cũng biết bà; ai cũng hãnh diện vì bà, nhưng phần nhiều mọi người đều chỉ mới nghe danh tiếng thôi, nên có lúc họ nói rằng bà bác học nổi danh của làng ta hình như muốn xa lánh chúng ta, quên mất đường về Kurkurêu rồi.
- Cố nhiên phải về chứ. – Bà Antưnai Xulaimanôvna mỉm cười buồn buồn, – chính tôi vẫn mơ ước được về Kurkurêu từ lâu, đã bao nhiêu năm không về làng rồi. Kể ra tôi cũng không còn họ hàng thân thích gì ở làng nữa. Nhưng vấn đề đâu phải ở chỗ ấy. Thế nào tôi cũng về, tôi phải về; hay nhớ quê hương quá.
Bà viện sĩ Xulaimanôvna về đến làng khi buổi lễ trọng thể khánh thành trường học sắp khai mạc. Các nông trang viên trông thấy bà qua kính cửa xe hơi và mọi người đều đổ ra đường. Từ người quen cho tới người lạ, từ cụ già cho đến trẻ con ai cũng muốn bắt tay bà. Có lẽ Antưnai Xulaimanôvna cũng không ngờ sẽ được đón tiếp như vậy, thậm chí còn luống cuống nữa thì phải. Bà đặt tay lên ngực, cúi chào mọi người và khó khăn lắm mới lách được lên bục chủ tịch đoàn.
Chắc hẳn bà Antưnai Xulaimanôvna đã từng đi dự nhiều cuộc họp long trọng và chắc ở đâu bà cũng được đón tiếp nồng nhiệt và kính cẩn, nhưng tới đây, trong ngôi làng bình thường này, thái độ niềm nở ân cần của dân làng đã làm bà hết sức bồi hồi cảm động và bà luôn luôn cố giấu những giọt nước mắt bất giác trào ra.
Sau phần nghi lễ các em thiếu nhi thắt khăn quàng đỏ cho vị khách quý, mang tặng hoa và mở đầu quyển sổ danh dự của trường mới lập bằng tên bà. Kế đó là cuộc biểu diễn văn nghệ rất vui vẻ hấp dẫn của học sinh, rồi ông hiệu trưởng mời chúng tôi, các tân khách, thầy giáo và lao động xuất sắc của nông trường về nhà ông.
Đến đây họ vẫn chưa thể hết mừng rỡ với cuộc về thăm của Antưnai Xulaimanôvna. Họ mời bà ngồi vào chỗ danh dự có trải thảm và cố tìm mọi cách để nêu rõ lòng kính trọng của họ đối với bà. Như trong tất cả những dịp như thế, bầu không khí hết sức náo nhiệt, khách khứa chuyện trò sôi nổi và luôn nâng cốc chúc mừng. Nhưng bỗng có anh thanh niên người làng đi vào đưa cho chủ nhân một tập điện tín. Các bức điện được truyền qua tay mọi người: các học sinh cũ chúc mừng bà con trong làng nhân dịp khánh thành nhà trường mới.
- Này, những bức điện này là do ông lão Đuysen mang về phải không? – ông hiệu trưởng nói.
- Vâng, – người thanh niên đáp. – Ông cụ bảo suốt dọc đường quất ngựa luôn tay để về kịp buổi lễ, cho nhân dân được nghe đọc các bức điện. Ông cụ chậm mất một tí, đang buồn.
- Thế để ông ta đứng đấy làm gì, ra bảo ông ấy xuống ngựa, mời vào đây!
Người thanh niên ra gọi Đuysen. Bà Antưnai Xulaimanôvna đang ngồi cạnh tôi, không hiểu sao bỗng giật mình và như chợt nhớ ra điều gì, bà hỏi tôi xem họ đang nói đến Đuysen nào thế, giọng bà rất lạ.
- Đây là người đưa thư của nông trường, bà Antưnai Xulaimanôvna ạ. Bà có biết ông cụ Đuysen à?
Bà gật đầu qua loa, rồi toan đứng dậy, nhưng giữa lúc ấy nghe có tiếng ai cưỡi ngựa đi ngang qua cửa sổ và người thanh niên quay vào nói với chủ nhân:
- Akxakan ạ, tôi gọi ông cụ vào đây nhưng ông ấy đi rồi, ông cụ còn phải đi phát nốt thư.
- Thì cứ để ông lão đi đưa thư, giữ lại làm gì. Sau rồi ngồi với các cụ già cũng được, – có người khó chịu thốt ra.
- Ồ! Các vị không biết Đuysen của chúng ta đấy thôi! Ông ấy là người rất nguyên tắc. Chưa làm xong việc thì không có rẽ vào đâu hết.
- Đúng đấy, tính ông cụ lạ thật. Sau chiến tranh ông cụ xuất viện tại Ukraina, rồi ở lại đấy, mới về làng được năm năm nay. Ông cụ bảo là về chết ở quê cha đất tổ. Suốt đời cứ sống độc thân thế thôi…
- Nhưng giá ông cụ ghé vào một tí lúc này vẫn hơn…Thôi cũng được. – Và chủ nhân khoát tay.
- Các đồng chí, nếu các đồng chí còn nhớ thì ngày xưa chúng mình đã từng học ở trường Đuysen.
– Một trong số những người được kính nể nhất ở làng nâng cốc nói. – Mà chính ông ta thì hẳn là chưa biết hết mặt chữ cái. – Người phát biểu nheo mắt và lắc đầu. Tất cả dáng bộ ông ta lộ rõ ý ngạc nhiên và chế giễu.
- Ấy đúng như thế đấy, - mấy giọng nói hưởng ứng theo. Cử toạ cười phá lên.
- Bấy giờ thì còn phải nói! Hồi ấy còn thiếu trò gì mà Đuysen lại không bày vẽ ra. Chúng mình thì cứ tưởng ông là thầy giáo thật kia chứ!
Khi tiếng cười đã ngớt, người vừa nâng cốc nói tiếp:
- Bây giờ mọi người đều đã trưởng thành lên ngay trước mắt chúng ta. Bà viện sĩ Antưnai thì cả nước biết tiếng. Hầu hết chúng ta đều có trình độ giáo dục phổ thông và nhiều người có trình độ đại học. Hôm nay chúng ta làm lễ khánh thành trường trung học mới ở làng, chỉ riêng một điều đó thôi cũng đủ nói lên cuộc sống đã thay đổi biết chừng nào. Vậy thì, thưa bà con, chúng ta hãy cạn chén chúc cho mai này con cháu làng Kurkurêu sẽ trở thành những con người tiên tiến của thời đại.
Mọi người lại ồn ào và nhất tề hưởng ứng cốc rượu mừng, riêng bà Antưnai Xulaimanôvna đỏ mặt, như có điều gì khiến bà gượng ngùng và chỉ nhấp môi vào cốc rượu. Nhưng mọi người đang lúc hoan hỉ và mải mê trò chuyện nên không để ý thấy thái độ của bà.
Antưnai Xulaimanôvna xem đồng hồ mấy lần. Rồi đến khi khách khứa đã ra đường, tôi thấy bà đứng riêng sang một bên con kênh đào, cách hẳn mọi người và nhìn đăm đăm lên ngọn đồi chỗ hai cây phong sang độ thu đã ngả màu đỏ úa đang đung đưa trước gió. Mặt trời lặng xuống vết dài màu tím nhạt của thảo nguyên xa tắp trong buổi hoàng hôn. Từ phía ấy, ánh nắng đang tàn lụi nhuộm một sắc đỏ tía đùng đục, buồn thảm lên ngọn hai cây phong.
Tôi bước lại gần bà Antưnai Xulaimanôvna.
- Bây giờ hai cây phong đang rụng lá. Giá bà nhìn chúng vào mùa xuân, lúc đang độ đâm chồi nẩy lộc thì thích hơn. – Tôi nói.
- Chính tôi cũng đang nghĩ thế đấy - Antưnai Xulaimanôvna thở dài, lặng thinh một lát rồi nói tiếp như tự nhủ mình: - mà phải, sinh vật nào cũng có mùa xuân và mùa thu của nó.
Trên khuôn mặt tàn úa đã có nhiều nếp nhăn nhỏ bé xung quanh mắt thoáng hiện vẻ ưu tư. Bà đứng nhìn hai cây phong với nỗi buồn u uất mà chỉ phụ nữ mới có được. Và tôi bỗng thấy như đứng trước mặt tôi không phải là viện sĩ hàn lâm Xulaimanôvna nữa mà chỉ là một phụ nữ Kirghizi bình thường, hết sức chất phác trong mọi nỗi khổ niềm vui. Người đàn bà thông thái ấy hẳn là giờ đây đang nhớ lại tuổi xuân của mình, cái tuổi xuân mà, như lời hát trong các bài dân ca của chúng tôi, dẫu có đứng trên đỉnh núi cao nhất cũng không sao gọi thấu. Hình như trong khi nhìn lên hai cây phong bà muốn nói điều gì, nhưng rồi chắc bà nghĩ sao lại thôi và lật đật đeo cặp kính vẫn cầm ở tay trên mắt.
- Hình như xe lửa đi Matxcơva chạy qua đây vào mười một giờ phải không.
- Vâng, lúc mười một giờ đêm.
- Thế thì tôi phải sửa soạn ngay mới được.
- Sao lại đột ngột thế ạ! Antưnai Xulaimanôvna, bà đã hứa ở lại vài ngày cơ mà? Dân làng không để bà đi đâu.
- Không, tôi có nhiều việc gấp phải đi ngay bây giờ.
Dù dân làng có cố vật nài đến đâu, có tỏ vẻ giận dỗi đến thế nào, Antưnai Xulaimanôvna cũng vẫn một mực không đổi ý.
Trong khi đó trời bắt đầu sẩm tối. Dân làng buồn rầu đưa bà ra xe, sau khi được bà hứa rằng lần sau sẽ về một tuần lễ, có khi lâu hơn là khác. Tôi tiễn Antưnai Xulaimanôvna đến tận ga.
Vì sao Antưnai Xulaimanôvna lại vội ra đi một cách đột ngột như vậy? Làm phật ý bà con trong làng, nhất là vào một ngày như thế, tôi thấy quả không nên. Dọc đường đã mấy lần tôi định hỏi bà về chuyện đó, nhưng rồi lại không dám. Chẳng phải vì tôi sợ tỏ ra thiếu lịch thiệp, mà chỉ vì tôi hiểu rằng đằng nào bà cũng sẽ chẳng nói gì hết. Suốt dọc đường bà cứ lặng thinh, ưu tư suy nghĩ điều gì.
Tuy vậy, khi lên đến ga, tôi cũng hỏi bà:
- Bà Antưnai Xulaimanôvna, hình như bà có điều gì bận tâm, hay chúng tôi đã làm bà giận?
- Sao anh lại nói thế! Anh không được nghĩ như vậy! Tôi còn có thể giận ai được chứ? Hoạ chăng giận mình thì có. Phải, lẽ ra phải giận mình mới đúng.
Thế là bà Antưnai Xulaimanôvna ra đi. Tôi trở lại thành phố và mấy hôm sau bỗng nhận được thư của bà. Bà cho biết là sẽ ở lại Matxcơva lâu hơn dự định và viết:
“Tuy có rất nhiều công việc quan trọng và khẩn cấp, tôi cũng đã quyết định gác hết lại và viết lá thư này cho anh… Nếu anh thấy điều gì tôi viết đây đáng được chú ý thì tôi khẩn khoản xin anh nghĩ xem làm thế nào cho mọi người cùng biết câu chuyện tôi sẽ kể. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này. Tôi đã thấy rõ như vậy sau bao lần đắn đo cặn kẽ. Đó là lời xưng tội của tôi trước mọi người. Tôi cần phải làm tròn bổn phận của tôi. Càng nhiều người được biết thì lương tâm tôi càng đỡ cắn rứt. Anh đừng sợ làm cho tôi lâm vào tình trạng khó xử. Anh đừng giấu giếm gì hết…”
Tôi đã mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà Antưnai Xulaimanôvna để kể hết chuyện này.
Phần 2
Đó là vào năm 1924. Phải, đúng vào năm ấy…
Nơi hiện nay là nông trường chúng ta, bấy giờ là một thôn nhỏ của dân nghèo định cư. Lúc ấy tôi mười bốn tuổi và sống ở nhà ông chú họ. Cha mẹ tôi đều đã qua đời.
Mùa thu năm ấy, chẳng bao lâu sau khi những nhà có máu mặt đã dời vào núi để trú qua mùa đông, có một thanh niên lạ mặt chiếc áo choàng bộ đội về làng. Tôi còn nhớ chiếc áo choàng, vì không hiểu sao nó lại bằng dạ đen. Đối với thôn chúng tôi, một thôn hẻo lánh nép vào chân núi cách xa đường cái, sự xuất hiện của con người mặc áo nhà nước này là một sự việc quan trọng.
Lúc đầu người ta bảo rằng đó là một cấp chỉ huy trong bộ đội cho nên về làng cũng sẽ làm trưởng thôn, sau hoá ra anh ta chẳng phải là cấp chỉ huy gì cả, mà chính là con ông lão Tatanbek đã bỏ làng đi làm đường sắt từ dạo đói bao nhiêu năm trước đây và từ đấy biệt hẳn tăm tích. Còn anh này là Đuysen, con ông ta, hình như được cử về làng để mở trường dạy trẻ.
Thời bấy giờ những thứ như “nhà trường”, “học tập” hãy còn là những danh từ mới mẻ, chẳng mấy ai hiểu rõ cho lắm. Người thì tin những tiếng đồn đại, người thì cho đây là những chuyện đàn bà bàn tán nhảm và có lẽ họ đã quên mất cái trường ấy, nếu mấy hôm sau không có lệnh gọi dân làng đi họp. Chú tôi càu nhàu mãi: “Lại họp hành gì nữa, cứ làm người ta bỏ công việc mãi vì những chuyện vớ vẫn”, nhưng sau ông ta cũng thắng ngựa và đi họp như mọi người đàn ông khác biết tự trọng. Tôi cũng chạy theo chú tôi cùng với lũ trẻ con hàng xóm.
Lúc chúng tôi thở hổn hển chạy lên gò chỗ dùng làm nơi hội họp thì chính anh thanh niên xanh xao mặc áo khoác đen ấy đang phát biểu trước đám người đi bộ và cưỡi ngựa tập hợp xung quanh. Chúng tôi không nghe rõ lời anh nói nên định nhích lại gần, nhưng bỗng một cụ già mặc chiếc áo lông rách như vừa sực tỉnh, vội vã ngắt lời anh:
- Này cháu ơi, - ông cụ bắt đầu lắp bắp nói, - trước kia thì các pháp sư dạy trẻ con, mà bố cháu thì chúng ta biết rõ lắm, cũng khố rách áo ôm như chúng ta đây thôi. Cháu thử nói xem cháu đã thành pháp sư tự bao giờ?
- Cháu không phải là pháp sư, cụ ạ, cháu là thanh niên Komxômôn, – Đuysen đáp nhanh. – Mà bây giờ thì không phải pháp sư dạy trẻ con đâu, mà là các thầy giáo. Cháu đã được học chữ ở bộ đội và trước đó cũng võ vẽ ít nhiều. Đấy cụ xem cháu là thứ pháp sư gì.
- A, ra thế…
- Khá đấy! – Có những tiếng reo cổ vũ.
- Như vậy là đoàn Komxômôn cử tôi về đây dạy con trẻ bà con. Nhưng muốn dạy thì phải có chỗ mà dạy. Tôi định làm nhà trường, cố nhiên là với sự giúp đỡ của bà con, ở chỗ chuồng ngựa cũ trên đồi kia. Bà con nghĩ sao?
Mọi người im lặng như thể đang cân nhắc trong óc: cái anh chàng lạ mặt này muốn gì nhỉ? Ông Xatumkun vừa nheo mắt như nhắm bắn vừa thốt lên. – Tốt hơn hết là cậu hãy nói xem là chúng ta cần cái trường ấy để làm gì?
- Sao lại để làm gì? – Đuysen ngỡ ngàng hỏi.
- Đúng đấy! – có ai trong nhóm đông phụ hoạ theo.
Và mọi người bỗng cùng nhốn nháo, ồn ào cả lên.
- Từ thượng cổ đến nay người ta chỉ sống bằng nghề nông, cái cuốc nuôi ta sống. Và con cái chúng ta cũng sẽ sống như thế thôi, học hành làm quỷ gì. Làm chỉ huy thì mới cần chữ nghĩa, chúng ta chỉ là dân thường thôi. Đừng tán chuyện vớ vẩn nữa!
Những tiếng xôn xao lặng đi một lát.
- Chẳng lẽ bà con lại phản đối việc cho con em đi học sao? – Đuysen ngơ ngác hỏi, nhìn chằm chặp vào mặt những người đứng quanh anh.- Thế nếu phản đối thì sao, dễ anh bắt buộc được chúng tôi à? Thời buổi ấy đã qua rồi. Nhân dân chúng tôi bây giờ tự do, chúng tôi muốn sống ra sao thì sống!
Mặt Đuysen nhợt hẳn đi. Anh run run đưa tay lên tháo móc gài áo khoác ra, móc túi áo trong lấy ra một tờ giấy gấp tư và vội vã mở ra, giơ cao lên quá đầu.
- Nghĩa là các người chống lại tờ giấy này, tờ giấy nói về việc học hành của trẻ em, có đóng dấu của chính quyền Xô-viết. Thế ai cho các người đất cày, nước tưới? Ai mang lại tự do cho các người? Nào, ai chống lại luật lệ của chính quyền Xô-viết, ai? Nói đi!
Anh thét lên hai tiếng “nói đi” bằng một giọng giận dữ rung lên sang sảng, nghe hùng dũng như một viên đạn xé tan cảnh ấm cúng của bầu không khí tĩnh mịch trời thu và như một tiếng nổ, giọng anh vang dội thành một tiếng vọng ngắn trong vách núi. Không ai thốt ra lời nào. Mọi người im lặng, đầu cúi gầm.
- Chúng ta là những kẻ nghèo khó, – Đuysen nói, giọng đã khẽ hơn – Suốt đời chúng ta đã bị chà đạp nhục nhã. Chúng ta đã phải sống trong cảnh tăm tối. Giờ đây chính quyền Xô-viết muốn cho chúng ta trông thấy ánh sáng, muốn cho chúng ta biết đọc biết viết. Muốn thế thì phải dạy trẻ em học…
Đuysen ngừng lời chờ đợi. Và lúc đó chính ông cụ mặc chiếc áo lông rách đã hỏi anh làm thế nào mà lại thành pháp sư, lẩm bẩm bằng một giọng làm lành:
- Thôi được, anh đã muốn thì cứ dạy đi, còn chúng tôi đây thì…Chúng tôi không chống lại luật pháp.
- Nhưng tôi xin bà con giúp đỡ tôi. Chúng ta phải chữa lại cái chuồng ngựa của phú nông trên đồi kia, phải làm cầu qua sông, nhà trường cần có củi…
- Này hượm đã, chàng gighit ơi, nhanh nhảu quá đấy! – Lão Xatưmkun - hay cãi ngắt lời Đuysen.
Lão xì nước bọt qua kẽ răng, rồi lại nheo mắt như nhắm bắn:
- Anh hét ầm cả làng là “Tôi sẽ mở trường!”. Nhưng thử xem anh kìa: trên người chiếc áo lông chẳng có, dưới chân thì con ngựa cũng không, đến mảnh đất cày bằng bàn tay thôi cũng không có nốt, chẳng có được mống súc vật nào trong sân! Vậy thì anh định sinh sống ra sao, anh bạn thân mến? Hoạ chăng có đi chăn súc vật cho người khác… Nhưng khốn nỗi chúng tôi không có súc vật cho anh chăn đâu. Những kẻ có thì đã lên núi rồi.
Đuysen muốn trả lời một câu gì cho thật xẵng, nhưng rồi nén giận nói khẽ:
- Tôi sẽ có cách sống. Tôi sẽ có lương.
- A, cứ nói ngay thế có phải hơn không!
- Và Xatưmkun hể hả ngồi thẳng người lên lưng ngựa, vẻ đắc thắng rõ rệt.
- Bây giờ thì mọi sự đã rõ. Anh bạn trẻ ơi, việc anh thì anh cứ làm lấy, cứ lĩnh lương mà dạy trẻ. Nhà nước thiếu gì tiền. Còn chúng tôi thì anh cứ để chúng tôi yên thân, nhờ trời công việc của chúng tôi cũng ngập đến cổ rồi…
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 Cánh diều hay khác: