Tóm tắt Nắng mới
Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
Tổng hợp các bài tóm tắt Nắng mới
Tóm tắt Nắng mới - mẫu 1
Trong tiếng gà trưa xao xác, những kỷ niệm xưa bỗng nhiên ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ của tác giả. “Nắng mới” tựa như sợi dây kết nối, một nhịp cầu gắn kết quá khứ ngày xưa . Trong con mắt của tác giả, nắng không chỉ là ánh nắng mặt trời quan thuộc. Nắng ở đây còn đại diện cho sức mạnh ánh sáng, soi rọi vào trong tiềm thức của nhà thơ. Nó gọi về biết bao những kỷ niệm của một thời tươi đẹp ngày xưa. Đi cùng với ánh nắng ấy là âm thanh gà trưa rất đỗi quen thuộc nhưng cũng lạ lùng không kém, tiếng gà trưa “xao xác”. Kỷ niệm ngày xưa ùa về, lung linh trong màu nắng mới. Thiên nhiên dường như đang đánh thức trong tác giả cả một thời quá khứ tưởng như đã phai nhòa.
Tóm tắt Nắng mới - mẫu 2
Văn bản nói về nỗi nhớ của chủ thể trữ tình đối với người mẹ của mình với những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ. Qua đó, tác phẩm thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.
Tóm tắt Nắng mới - mẫu 3
Bài thơ là kỉ niệm kí ức của tác giả về người mẹ thân yêu của mình gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết.
Tóm tắt Nắng mới - mẫu 4
Những ý chính của văn bản:
- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy
- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian
- Sang khổ thơ cuối, cảnh và tình mới thật quấn quyện, mới thật là "thi trung hữu họa"
- Nhớ mẹ luôn là tình cảm thiêng liêng mà gần gũi ở những người con hiếu nghĩa, đa cảm
- Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả văn bản Nắng mới
- Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.
- Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
- Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.
- Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tìm hiểu tác phẩm Nắng mới
a. Thể loại
- Nắng mới thuộc thể loại: thơ bảy chữ.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Nắng mới” được trích từ tập thơ “Tiếng thu”.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, PTBĐ chính: biểu cảm.
d. Bố cục bài Nắng mới
- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”.
- Khổ 2, 3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
e. Giá trị nội dung
- Kí ức về người mẹ gắn liền với sự biết ơn cùng tình yêu tha thiết.
f. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn, cùng các biện pháp tu từ linh hoạt.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 - Cánh diều hay khác:
Tóm tắt Gió lạnh đầu mùa (10 mẫu) 2024 mới nhất - Cánh diều
Tóm tắt Người mẹ vườn cau (10 mẫu) 2024 mới nhất - Cánh diều
Tóm tắt Nếu mai em về Chiêm Hóa (10 mẫu) 2024 mới nhất - Cánh diều