Tóm tắt Chí Phèo (15 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Bài viết tóm tắt Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chí Phèo từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các em xem:

TÓM TẮT TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - KIM LÂN

Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 1

Truyện bắt đầu bằng tiếng chửi của Chí Phèo, một người được coi là "con quỷ dữ làng Vũ Đại". Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại nuôi lớn, cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến - kẻ đã tống hắn vào tù - ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: "Ai cho tao lương thiện?" Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch - nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 2

Chí Phèo là đứa trẻ không cha, không mẹ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Chí lớn lên nhờ tình thương của người dân làng Vũ Đại, từ bà góa mù đến bác phó cối. Khi đã trưởng thành Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền. Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù vì sự ghen tuông của mình. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh với bộ dạng gớm ghiếc. Sau khi ra tù Chí đã đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của hắn và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc sống của Chí là những lần đòi nợ thuê, là tiếng chửi là những cơn say từ ngày này qua ngày khác. Chí Phèo gặp Thị Nở - người con gái xấu ma chê quỷ hờn làng Vũ Đại. Tình thương của Thị đã đánh thức lương tri trong Chí, Chí khát khao lương thiện. Bi kịch thay, bà cô Thị Nở không chấp nhận mối quan hệ giữa Chí và Thị, không thể trở về cuộc sống của người lương thiện, Chí đã mang dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự kết liễu mình để giải thoát mọi đau khổ.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 3

Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 4

Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ, thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù.

Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ,cộc cằn. Ra tù Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới. Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chí Phèo (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 5

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi, từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù và bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Vợ của Bá Kiến bắt Chí Phèo phải đấm lưng, xoa đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến sai bọn tay sai giải ra huyện, rồi Chí bị đi tù bảy, tám năm. Ngay khi được thả ra khỏi tù, Chí đã cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến để vạch mặt và ăn vạ. Nhưng lão Bá Kiến rất khôn, hắn cho Chí năm đồng bạc để uống rượu. Chí được xoa dịu bằng năm đồng bạc ấy đã nguôi ngoai, Chí rơi vào hoàn cảnh lúc nào cũng say xỉn, chỉ cần ai cho tiền là có thể làm bất cứ điều gì. Bá Kiến nhờ vậy mà khiến cho Chí trở thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo say xỉn, phá làng, phá xóm, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến. Cho đến một hôm, cũng trong những cơn say như thường ngày, Chí đi về lều thì thấy Thị Nở đang nằm ngủ há hốc mồm dưới ánh trăng. Thế là Chí ôm chầm lấy Thị Nở và ân ái với nhau. Sáng hôm sau khi Chí tỉnh rượu, Chí được Thị nấu cho một bát cháo hành. Cả cuộc đời Chí chưa từng được ai chăm lo cho như vậy, Chí thấy mình muốn làm người lương thiện. Bát cháo hành của Thị Nở đã làm thức tỉnh lại phần người trong Chí nhưng cánh cửa làm người lương thiện lại đóng sập lại khi Chí Phèo bị bà cô của Thị Nở nhất quyết phản đối. Bà cô nói rằng: "Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo", "thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!" Chí Phèo nghe vậy khóc rưng rức, đành lủi thủi đi về. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến và chỉ vào mặt hắn nói: "Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm người lương thiện." Chí giết chết Bá Kiến rồi tự sát, Thị nở chỉ còn biết nhìn vào bụng và nghĩ về cái lò gạch cũ.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 6

Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến - kẻ đã tống hắn vào tù - ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: "Ai cho tao lương thiện?" Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch - nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 7

Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 8

Chí Phèo vốn là đứa trẻ mồ côi, không cha mẹ bị bỏ rơi trong một cái lò gạch. Cuộc đời hắn được di chuyển từ người này đến người khác từ bà góa mù cho đến bác phó cối. Đến khi bác phó cối mất đi hắn trở thành kẻ không người thân. Không người thân thích, không gia đình hắn đến nhà Bá Kiến làm canh điền.

Chỉ vì một lần hầu hạ vợ của Bá Kiến mà Chí Phèo phải vào tù. Khi ra tù tính tình của hắn của trở nên thay đổi và biến thành con người khác, người Chí Phèo lúc nào cũng say khướt và trở thành một tay dữ tợn lúc nào không hay. Hắn trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, cuộc đời hắn giờ đây chỉ toàn là những lần đi đòi nợ thuê, tiếng chửi rủa và sự ghê sợ của người dân làng Vũ Đại. Chí Phèo trong một lần uống rượu say đã gặp Thị Nở – một người phụ nữ xấu “ma chê quỷ hờn”, hai người đã có tình cảm với nhau và Chí Phèo cảm động khi được Thị Nở chăm sóc và đút cho ăn bát cháo hành. Trong thâm tâm Chí Phèo muốn trở về một người lương thiện và sống chung với Thị Nở nhưng thật nghiệt ngã khi bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn, Thị Nở và cả xã hội như từ chối hắn trở về với con người lương thiện.

Chí Phèo trở nên thật điên cuồng, hắn uống thật say và càng say hắn nhận ra bi kịch của cuộc đời, hắn tìm đến nhà để giết Bá Kiến, sau đó Chí Phèo tự kết liễu đời mình, một cái chết thật bi thảm và đó là điều đã được dự đoán từ trước.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 9

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 10

Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà Văn Năm cao được sáng tác năm 1941. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, bị bỏ rơi từ khi lọt lòng, sau được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi, Chí Phèo phải đi làm công cho nhà Bá Kiến để tự nuôi thân. Vì ghen tuông vô cớ Bá Kiến cố ý đẩy Chí Phèo vào tù. Phải ở tù đến 7 – 8 năm khi trở về Chí Phèo trở thành 1 con người hoàn toàn khác, trên người có nhiều hình xăm đáng sợ. Hắn là con sâu rượu, lúc nào cũng trong tình trạng say xỉn và luôn đòi đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Lúc này, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai, chuyên đâm thuê chém mướn, ai sai gì cũng làm. Hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Vào một đêm trăng, sau khi hắn uống rượu ở nhà Tư Lãng về. Hắn về lều của mình ngủ và vô tình gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau, nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Đến sáng hôm sau, Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Từ đây, hắn khao khát trở về với cuộc sống lương thiện và được muốn được sống với Thị Nở. Chí Phèo tuyệt vọng vừa đi vừa chửi rủa. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 11

Ở làng Vũ Đại. Một sáng khác, anh dùng ống lươn bắt được thằng bé mới sinh ra một cái bọc trong chiếc váy bỏ vào lò gạch cũ. Anh liền trả lại nó về tay người đàn bà góa mù lòa và bà ta bán luôn cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết thì chí thất nghiệp, đến năm 18 tuổi mới làm canh điền với Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bảo Chí ôm bụng đánh lưng ai đấy. Rồi một hôm Chí Phèo nghe người khác kiện huyện. Đi tù và bảy, tám năm thì lại về làng, mặt mày cũng thay đổi hoàn toàn, chán chết! Sáng hôm đó thì chiều hôm sau vác vỏ chai đến tận nhà Bá Kiến gây sự. Đối với Lý Cường thì lại ném vỏ chai và ôm mặt kêu trời van xin. Người cái vụ Năm Thọ, Chức và cụ Bá cả đời xử tàn bạo với Chí Phèo. Cụ gọi hắn đến nhà và mổ gà mời rượu, lúc hắn trở về thì cho một đồng bạc mua thuốc. Hắn vào tù được tám năm và đến khi quay về thì xuất hiện lại với bộ dạng khác hoàn toàn ngày xưa cùng với những hình xăm trên mình. Ông lúc nào cũng xỉn và hễ say là chí phèo thường đến nhà Lí Kiến ngồi chửi rồi rạch cả mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo trở thành tên tay sai chuyên bảo kê cho Bá Kiến. Trong tình trạng cứ say nên ai đưa tiền sai gì ông cũng làm và chí phèo thành một con quỷ ác của làng Vũ Đại chuyên làm các trò xấu giết làng, hại xóm, mà người dân ai ai cũng kinh hãi. Cuộc đời gã không bao giờ quên và một đêm trăng, Phèo đã đến ngủ lại với Thị Nở. Đêm ấy, người ân ái với nhau. Đến nửa đêm đau bụng và nôn thì sáng hôm đó, Thị đãi gã một bát cháo hành. Cũng từ đấy hắn khát khao quay trở lại cuộc sống bình thường và muốn ở với Thị Nở. Lại một chuyện từ sau lần đó nữa gã bị đẩy xuống vực khi bà cô của Thị không đồng tình. Phèo khóc, tiếp tục uống rồi hắn cầm dao bỏ đi và vừa đi gã vừa chửi sự đời. Thị Nở mang dao đến nhà Bá Kiến giành lại công bằng cho ả. Gã giết chết Bá Kiến và tự sát. Thị Nở thấy cảnh ấy hắn ngồi ôm bụng rồi đi đến lò gạch.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 12

Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn. Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 13

Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên Chí Phèo của Nam Cao là một đứa con bị bỏ rơi trong một cái lò gạch hoang, được người ta đem về nuôi. Lớn lên đi hết nhà này đến nhà khác và năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà lý Kiến. Ghen với anh canh điền trẻ thường được bà ba gọi lên đấm bóp, lý Kiến tìm cách cho anh ta bị bắt đi tù biệt xứ. Sau bảy, tám năm biệt tích, Chí trở về làng trong trạng thái say khướt, cầm dao đến nhà Bá Kiến (bây giờ lý Kiến đã trở thành bá hộ) chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Lão bá khôn róc đời đã xử nhũn, chỉ cần một bữa rượu, một đồng bạc và những lời dụ dỗ đã biến Chí thành chỗ đầy tớ tay chân của lão. Từ đó, Chí luôn say, làm bất cứ việc gì người ta sai hắn làm và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Một đêm trăng sáng, trong cơn say, Chí Phèo gặp thị Nở – người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, bị mọi người hắt hủi. Họ ăn nằm với nhau. Sáng hôm sau, tỉnh dậy, Chí thấy bâng khuâng buồn. Tiếng chim hót, tiếng mái chèo đuổi cá, tiếng nói chuyện của mấy người đi chợ về… làm cho hắn nhớ lại có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, làm thuê, vợ dệt vải… thị Nở đến bưng cho Chí một bát cháo hành bốc khói. Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên được bàn tay một người đàn bà săn sóc. Hắn cảm thấy thèm lương thiện muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thế nhưng, chuyện vợ chồng không thành do bà cô thị Nở cương quyết phản đối. Bị từ chối, Chí lại uống rượu, ôm mặt khóc, xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến chỉ vào mặt lão: Tao muốn làm người lương thiện… Tao không thể là người lương thiện nữa. Hắn rút dao đâm Bá Kiến và tự tử.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 14

Truyện xoay cuộc đời của nhân vật chính tên là Chí Phèo. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ bị bỏ rơi ở một cái lò gạch bỏ không của làng Vũ Đại. Hắn được một người đi thả ống lươn nhặt được mang về đem cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại Chí Phèo cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ.

Được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn, đến năm hai mươi tuổi Chí trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác. Rồi Chí đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí bóp chân khiến Bá Kiến ghen và đẩy anh vào tù.

Bảy, tám năm ở trong tù, Chí Phèo ra tù và trở về làng với bộ dạng lưu manh như “con quỷ dữ”. Hắn trở thành tay sai đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, chuyên đi uống rượu và vạch mặt ăn vạ. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại và chửi cả ai đã sinh ra hắn. Cả làng đều xa lánh hắn.

Tình cờ vào một đêm trăng tại vườn chuối, Chí Phèo đã gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Hắn ôm chầm lấy Thị Nở và ăn nằm với Thị. Sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm, Thị Nở nấu cho Chí bát cháo hành để giải rượu. Hắn bâng khuâng nhớ lại hồi trai trẻ và nhận ra hương vị cuộc sống. Hắn muốn làm người lương thiện để bắt đầu lại cuộc đời mình. Hắn muốn xây dựng gia đình với Thị Nở thế nhưng bị bà cô Thị ngăn cấm. Chí đau đớn và tuyệt vọng, anh uống rượu và xách dao đến đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.

Sau khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không.

Tóm tắt Chí Phèo - mẫu 15

Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện với tư cách của một con người bị xa hội không tiếp nhận vì thế hắn đối lập với xã hội, hắn chửi từ trời đến đất đến làng Vũ Đại, đến những người không chửi nhau với hắn và kể cả người đẻ ra hắn. Như vậy hắn muốn giao tiếp với xã hội những xã hội không ai ra điều.

Tiếp đến tác giả lược thuật về cuộc đời Chí Phèo. Chí Phèo xuất thân là một đứa con hoang tầng lớp dưới đáy cùng của xã hội. Hắn sống với những người nông dân lương thiện như bà góa mù, bác phó cối nên hắn ảnh hưởng tính cách lương thiện. Thời tuổi trẻ hắn là một người nông dân lương thiện nhưng do sự ghen tuông bóng gió, Lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.

Sau bảy, tám năm ở tù hắn trở về làng, khi trở về hắn thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bộ mặt thì xấu xí méo mó quái dị, nội tâm thì thích chửi bới gieo vạ cà khịa. Bá Kiến lợi dụng Chí Phèo làm một kẻ đầu bò để trị những kẻ đầu bò nên Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, thực hiện mưu đồ gieo vạ bóc lột của Bá Kiến. Từ một con người lương thiện Chí đã trở thành một con vật lạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, của xã hội. Trên bước đường trượt dốc nhân cách không có điểm dừng bỗng Chí Phèo gặp Thị Nở. Hắn được Thị Nở chăm sóc bằng bàn tay của người đàn bà và bát cháo hành nhớ đời, Chí Phèo đã tỉnh ngộ về ý thức làm người. Chí Phèo khát khao chung sống với Thị Nở cũng là khát khao có một gia đình lương thiện hạnh phúc nhưng cánh cửa trở về với cuộc đời làm người của hắn lại một lần nữa bị đóng chặt. Bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn lấy Thị Nở vì tội chuyên rạch mặt ăn vạ. Sự từ chối của bà cô cũng chính là sự từ chối của xã hội, xã hội không chấp nhận một người như hắn trở về làm người.

Trong cơn tuyệt vọng hắn đã xách dao đi giết thủ phạm đã đẩy hắn ra khỏi cuộc đời đó là Bá Kiến và trong cơn bế tắc Chí Phèo đã tự kết liễu đời mình. Đó là hướng giải thoát tiêu cực nhưng không thể khác được. Khi Chí Phèo chết đi Thị Nở đã nhìn nhanh xuống bụng mình và nhìn ra cái lò gạch bỏ không xa xa vắng người qua lại. Kết thúc này hé mở ra một điều, những cuộc đời như Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn trong cái xã hội “chó đểu” thời bấy giờ.

Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, Hà Nam.

- Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.

- Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.

- Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.

- Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may.

- Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội.

- Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã.

- Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc

- Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Năm 1950 ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí Văn nghệ.

- Quan điểm sáng tác:

+ Ông theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinhNghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.

+ Tác phẩm phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng

Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có.

- Tác phẩm chính: Ông để lại khối lượng sáng tác lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như Sống mònLão HạcChí PhèoGiăng sángĐôi mắt, ...

- Phong cách nghệ thuật:

+ Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".

+ Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.

+ Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.

+ Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

⇒ Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng.

- Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy không làm cho những người dân khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện.

- Tác phẩm được viết năm 1941.

b. Thể loại: Truyện ngắn.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Ý nghĩa nhan đề:

- Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.

- Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.

- Nhan đề Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện.

- Nhan đề Chí Phèo thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. ⇒ Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

e. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến …cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.

- Phần 3 (Còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

f. Giá trị nội dung

- Lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. 

- Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

g. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn.

- Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật.

- Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ.

- Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống.

- Giọng văn biến hóa đa dạng.

Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 hay khác:

Tóm tắt Vợ nhặt (12 mẫu) mới nhất 2024 - Kết nối tri thức

Tóm tắt Cải ơi ! (4 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Nhớ đồng (8 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Tràng giang (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

Tóm tắt Con đường mùa đông (10 mẫu) 2024 mới nhất - Kết nối tri thức

 

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!