Tóm tắt Cái kính (10 mẫu) 2024 mới nhất - Cánh diều

Tóm tắt Cái kính Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Tôi đi học từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các em tham khảo:

Tóm tắt Cái kính

Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều

I. Tổng hợp các bài tóm tắt Cái kính

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 1

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 2

Nhân vật “tôi” vì muốn đeo kính để trông giống một người tri thức nên đã đi khám mắt để cắt kính. Đầu tiên, bác sĩ bảo anh ta cận thị 1,75 đi-ốp, nhưng khi anh đeo kính cận vào thì bị buồn nôn và chóng mặt liên tục. Tiếp theo, anh đến một bác sĩ tư khác để khám thì được kết luận là bị viễn thị, anh đeo kính thì lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe. Thấy vậy, anh liền đến bệnh viện nhà nước khám thì bác sĩ bảo anh bị loạn thị, nhưng đeo kính loạn thị vào anh lại thấy cái gì cũng lùi xa ra, anh không thể sinh hoạt bình thường. Lần thứ tư anh khám ở chỗ bác sĩ mới ở Mỹ về thì đeo kính lại bị nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai. Rồi lần thứ năm, anh tìm một bác sĩ ở Đức về thì khám anh bị viễn thị cùng cận thị nhưng đeo kính ở đây anh không phân biệt được sáng tối nữa. Lần thứ sáu khám, bác sĩ kết luận anh bị quáng gà. Anh đi hết nơi này đến nơi kia khám rồi uống thuốc, thay kính nhưng vẫn nhìn khó khăn, không hoạt động bình thường được. Trong một lần anh bị ngã, kính rơi ra, từ lúc đeo lại kính bị rơi anh nhìn gì cũng rõ ràng. Về tới nhà vợ bảo anh mới biết mắt kính bị vỡ từ lúc đó rồi.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 3

Câu chuyện xoay quanh nhân vật “tôi” – một người chỉ vì muốn mình trông được tri thức hơn nên đã đi khám cắt kính. Đằng sau những lần cắt kính ấy, câu chuyện để lại những tiếng cười và sự châm biếm, đả kích đến các nhân vật trong câu chuyện. Đầu tiên, bác sĩ bảo anh ta cận thị, nhưng khi anh đeo kính cận thì bị buồn nôn và có lần còn nôn thật. Tiếp theo, anh đến một bác sĩ tư khác khám thì bị kết luận là viễn thị, anh đeo kính ở đây vào thì lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe. Anh bèn đến bệnh viện nhà nước khám thì bác sĩ bảo anh loạn thị, nhưng đeo kính loạn thị vào anh lại thấy cái gì cũng lùi xa ra, anh không thể sinh hoạt bình thường. Lần thứ tư anh khám ở chỗ bác sĩ mới ở Mỹ về thì đeo kính lại bị nhìn một hóa hai. Rồi lần năm, anh tìm một bác sĩ ở Đức về thì khám anh bị viễn thị cùng cận thị nhưng đeo kính ở đây anh không phân biệt được sáng tối nữa. Lần thứ sáu thì anh lại được khám bị quáng gà. Anh đi hết nơi này đến nơi kia khám rồi uống thuốc, thay kính nhưng vẫn nhìn khó khăn, không hoạt động bình thường được. Chính vì vậy, một lần anh bị ngã, kính rơi ra, từ lúc đeo lại kính bị rơi anh nhìn gì cũng rõ ràng. Về tới nhà vợ bảo anh mới biết mắt kính bị vỡ từ lúc đó rồi.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 4

Truyện kể về những kỷ niệm khi nhân vật “tôi” đến kiểm tra và thay đổi mắt kính. Đáng chú ý rằng, mỗi lần mắt anh ta nhìn rõ ràng, cũng chính là lúc mắt kính lại gặp vấn đề. Nội dung truyện tập trung vào việc xây dựng hình tượng một người đại diện cho những cá nhân kiên định, sẵn sàng hy sinh để đạt được ước mơ của mình. Đồng thời, truyện cũng tạo dựng các bác sĩ khám mắt với nhân vật “tôi”, ai cũng có phần sai sót trong quá trình khám, và tất cả đều lên án bác sĩ trước đó nhưng không kém phần duyên dáng và thông minh. Nhấn mạnh rằng, truyện mang đến những chi tiết mang tính hài hước và gây cười theo một trình tự hợp lý, tạo ra những tình huống bất ngờ, sử dụng kỹ thuật trào phúng, từ đó làm cho câu chuyện xoay quanh nhân vật “tôi” trở nên thu hút và đầy hài hước.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 5

Văn bản này là một câu chuyện cười hiện đại mang tên “Cái kính”. Nó thuật lại câu chuyện về một người, người đó nghĩ rằng mắt của mình bình thường, nhưng do bị ám ảnh bởi sự tưởng tượng về căn bệnh, anh ta quyết định đến gặp bác sĩ. Mỗi bác sĩ đưa ra một phân tích và phán đoán khác nhau, thậm chí đôi khi ngược nhau. Trình tự này kéo dài cho đến khi anh ta vô tình ngã, khiến kính rơi ra và vỡ tan tành. Lúc ấy, anh mới nhận ra mọi thứ xung quanh mình rõ ràng hơn.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 6

Trong tác phẩm “Cái kính”, được viết dưới hình thức một câu chuyện đùa, kể về một người dường như bị ám ảnh bởi một loại bệnh tưởng tượng. Mắt của anh ta bình thường, nhưng do tâm trí bị chi phối bởi sự lo lắng về tình trạng mắt, anh ta quyết định tìm đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Mỗi bác sĩ đưa ra một đánh giá và chuẩn đoán khác biệt, thậm chí đôi khi hoàn toàn trái ngược nhau. Cuối cùng, trong một tình huống tình cờ, anh ta vấp ngã, làm cho chiếc kính rơi xuống và vỡ tan tành. Lúc đó, anh mới nhận ra mọi thứ xung quanh mình rõ ràng hơn. Truyện “Cái kính” không chỉ mang tính chất giải trí mà còn chứa đựng một thông điệp nhẹ nhàng, phê phán những người thường bị “bệnh” tưởng, những người hay tự mình ám ảnh bản thân, và cũng như những người dễ tin vào lời đàm thoại xã hội hơn là chính mình. Tác phẩm cũng nhấn mạnh một số trường hợp bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn kém, thường đưa ra chuẩn đoán một cách khá bừa bãi. Tất cả những điều này hòa quyện với tên gọi tổng thể của bộ tác phẩm, “Những người thích đùa”.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 7

Nhân vật “tôi” trong truyện “Cái kính” mang trong mình căn bệnh tưởng, tình trạng mắt anh vốn bình thường, không có vấn đề gì đáng kể, nhưng anh vẫn muốn đeo kính để tạo dáng một hình ảnh tri thức hơn. Dù đã trải qua nhiều lần cắt kính và sự tác động trực tiếp lên cuộc sống hằng ngày, anh vẫn khăng khăng nghĩ rằng mắt mình còn vấn đề và không bao giờ từ bỏ việc đeo kính. Tác phẩm này mang đến những chi tiết mang tính hài hước theo một trình tự hợp lý, tạo ra những tình huống bất ngờ và sử dụng biện pháp trào phúng, làm cho câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên thu hút và hài hước. Nó cũng phê phán những người thường mắc căn bệnh tưởng, những người tự ám ảnh bản thân và dường như tin vào lời đàm thoại xã hội hơn là chính bản thân mình. Đồng thời, tác phẩm cũng nhấn mạnh sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ, những người không luôn đưa ra chuẩn đoán chính xác và có thái độ chuyên môn kém.

Tóm tắt Cái kính - Mẫu 8

Truyện “Cái kính” kể về hành trình của nhân vật “tôi”, một người luôn thể hiện mình là một tri thức chính hiệu. Đam mê đeo kính để nâng cao sự hiểu biết của bản thân, anh ta liền tới khám mắt. Mở đầu, bác sĩ phán đoán anh ta bị cận, và rồi đưa ra kính cận. Nhưng điều không ngờ, mỗi khi đeo, anh ta luôn bị cảm giác buồn nôn. Tiếp theo, lần thứ hai, bác sĩ cho biết mắt anh ta bị viễn thị. Anh ta nhận kính mới, nhưng mắt vẫn đỏ hoe không ngớt. Hành trình tiếp diễn, lần thứ ba, anh ta được chẩn đoán loạn thị. Khi đeo kính, mọi thứ trở nên xa xôi, gây khó khăn trong việc giao tiếp và ăn uống. Cứ như thế, mỗi lần khám tiếp theo, anh ta đổi kính, uống thuốc, thậm chí tiêm… Nhưng sự cải thiện không đến. Đến một ngày, anh ta ngã và kính rơi ra. Người khác giúp anh ta nhặt lại. Từ đó, anh ta mới nhận ra rằng kính của mình đã vỡ từ lâu mà anh ta không hề hay biết. Hành trình này không chỉ là cuộc đấu tranh với vấn đề về mắt, mà còn là một bài học về sự quan trọng của sự nhạy bén và kiểm soát bản thân. Truyện “Cái kính” chính là câu chuyện phê phán những người thường mắc căn bệnh tưởng, những người tự ám ảnh bản thân và dường như tin vào lời đàm thoại xã hội hơn là chính bản thân mình.

II. Tác giả, tác phẩm 

1. Tác giả A-dít Nê-xin

- Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915 và mất ngày 6 tháng 7 năm 1995. Ông sinh ra tại Heybeliada, Istanbul – là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kì.

- Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông.

- Ông đạt được rất nhiều thành tựu ở các quốc nha như Thổ Nhĩ Kì, Liên Bang Xố Viết, Ý, Bulgaria. Những tác phẩm của ông còn được lan truyền rộng rãi và dịch ra hơn 30 thứ tiếng khác nhau. Nửa đời sau, ông là một trong số ít các nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ sống hoàn toàn bằng thu nhập từ các sáng tác của mình.

- Sự nghiệp văn chương: sáng tác đa dạng các thể loại, tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện cười.

Cái kính - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

2. Tìm hiểu tác phẩm Cái kính

a. Thể loại:

- Văn bản thuộc thể loại: truyện cười.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh:

- Văn bản trích từ vở kịch Những người thích đùa, THÁI HÀ dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2014.

3. Phương thức biểu đạt:

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục văn bản Cái kính

- Phần 1 (Một hôm đến…Hai đi-ốp): Lí do nhân vật tôi muốn đeo kính và đi khám 2 đốc tờ kết luận bị cận và bị viễn

- Phần 2 (Tôi lại…loạn thị): Lần 3 đi khám đốc tờ kết luận bị loạn thị.

- Phần 3 (Theo đơn của giáo sư…tôi nói): Hậu quả khi đeo chiếc kính thứ 3

- Phần 4 (Tôi lại…làm sao hết): Hạn chế của chiếc kính thứ 4

- Phần 5 (phần còn lại): Kết thúc bất ngờ của câu chuyện

5. Giá trị nội dung

- Vở kịch xoay quanh câu chuyện về nhân vật “tôi” chỉ vì tính sĩ, muốn bản thân mình trông tri thức mà đã đi cắt kính hết lần này đến lần khác. Qua đó, truyện phê phán, châm biến những người ưa sĩ diện trong xã hội.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng từ ngữ chân thực, sinh động, hấp dẫn,..

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cái kính

1. Đặc điểm của truyện cười được thể hiện qua văn bản Cái kính

- Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.

- Truyện xây dựng hình tượng nhân vật đại diện cho những con người sĩ diện, bất chấp mọi thứ chỉ để đạt được điều mình mong muốn, đồng thời, hình tượng các bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi” ai cũng khám sai nhưng đều chê người khám trước là lang băm, ngu dốt.

- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.

2. Các nhân vật trong truyện

a. Nhân vật “tôi” và những lần thay kính mắt

- Lần thứ nhất: bác sĩ nói bị cận thị, 1,75 đi-ốp, nhân vật “tôi” đã sắm một cái kính mới => bị buồn nôn và chóng mặt.

- Lần thứ hai: bác sĩ chẩn đoán bị viễn thị, 2 đi-ốp, nhân vật “tôi” lại mua kính mới => nước mắt chảy, đỏ hoe.

- Lần thứ ba: đến khám ở bệnh viện nhà nước, bác sĩ bảo anh ta bị loạn thị. Theo đơn, nhân vật “tôi” mua kính khác => nhìn thấy vật gì cũng xa dần, không thể sinh hoạt bình thường được.

- Lần thứ tư: nhân vật “tôi” được khám bởi một bác sĩ tốt nghiệp ở Mỹ về, anh ta lại cắt kính mới => nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai.

- Lần thứ năm: đến khám bởi một bác sĩ học ở Đức về, chấn đoán một mắt bị viễn, mắt kia thì cận, nhân vật “tôi” lại mua chiếc kính khác => không phân biệt được sáng tối.

- Lần thứ sáu: chẩn đoán anh ta bị quáng gà, lại uống thuốc, tiêm, cắt kính mới => nhìn xa thấy gần.

- Những lần tiếp theo: nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ lẫn lộn hết.

*Kết thúc truyện: sau những lần đi khám mắt để cắt kính, hết bị buồn nôn, đau mắt, không thể sinh hoạt bình thường,…cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng. Và khi về kể với vợ của mình, anh mới biết chiếc kính của mình rơi ra từ lúc đó.

=> Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mặt anh ta vẫn bình thường.

b. Các bác sĩ khám mắt

- Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân.

3. Ý nghĩa, nội dung truyện Cái kính

- Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 Cánh diều hay khác: 

Tóm tắt Đổi tên cho xã

Tóm tắt Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

Tóm tắt Thi nói khoác

Tóm tắt Hịch tướng sĩ

Tóm tắt Nước Đại Việt ta

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!