Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần
Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp các bài tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần
Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần - mẫu 1
Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc dưới mặt nước, núi lửa phun cùng với va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Đây là một loại thiên tai mà cho đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra cách nào để dự báo. Hậu quả của sóng thần có thể ở mức cực lớn vì nó tàn phá, cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, tất cả cơ sở vật chất và nhấn chìm hàng trăm ngàn người chỉ trong vài giờ.
Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần - mẫu 2
- Mục đích viết: Giúp người đọc biết được đặc điểm, thông tin cơ bản và hậu quả của sóng thần từ ngày xưa để người đọc có thể hiểu được và biết cách nhận biết sóng thần từ đó bảo vệ bản thân trước hiện tượng này.
- Nội dung chính là: Đặc điểm của sóng thần và cách nhận biết sóng thần
- Cấu trúc: bài viết được chia thành hai phần, phần mở đầu giới thiệu về sóng thần và phần thân bài nói về cơ chế hình thành, nguyên nhân, và các thảm họa trong lịch sử.
- Thông tin được trình bày chủ yếu theo cách diễn dịch.
- Nhan đề và đề mục được in đậm, tách riêng một dòng giúp người đọc dễ dàng nhân biết các ý chính
- Thông tin cơ bản như: Cơ chế hình thành sóng thần, nguyên nhân, dấu hiệu sắp có sóng thần, các thảm họa sóng thần trong lịch sử
- Thông tin chi tiết: Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài....; Sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng thàn mà là toàn bộ khối nước; nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất .......
- Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh
Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần - mẫu 3
- Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi (tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn.
- Cơ chế hình thành sóng thần: Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ... Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét.
- Nguyên nhân hình thành sóng thần: chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển...
- Dấu hiệu sắp có sóng thần: nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, bỗng nhiền mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều
- Các thảm họa sóng thần trong lịch sử: làm hàng nghìn người thiệt mạng...
Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần - mẫu 4
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu nhưng khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Sóng thần được tạo nên chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển... Khi chúng ta thấy nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, bỗng nhiền mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều mà là sóng thần đang hình thành và chuẩn bị kéo đến. Hậu quả của nó, chúng ta không thể lường trước được, nó khiến cho nhiều người tử vong, gây thiệt hại nhiều về người và của.
Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần - mẫu 5
Về khái niệm, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Về cơ chế hình thành thì khi sóng thần được tạo ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ…; còn khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Nguyên nhân của sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),… Một số dấu hiệu nhận biết sóng thần là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Hoặc bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ,.. .
Tóm tắt Bạn đã biết gì về sóng thần - mẫu 6
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài có thể từ vài phút đến hàng giờ lan truyền với vận tốc lớn. Cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),… Dấu hiệu nhận biết của sóng thần là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Hoặc bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ,.. . Một số thảm họa sóng thần xảy ra trong lịch sử ở A-lếch-xan-đri-a, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Chi-lê, Phi-líp-pin,....
Tìm hiểu tác phẩm Bạn đã biết gì về sóng thần?
1. Thể loại: Văn bản thông tin
2. Phương thức biểu đạt
Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? có phương thức biểu đạt là tự sự
3. Bố cục bài Bạn đã biết gì về sóng thần?
Bạn đã biết gì về sóng thần? có bố cục gồm 3 phần:
+ Mở bài: từ đầu đến “năm 1958 cao đến 525m” - giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần.
+ Nội dung: tiếp đến “khi sóng thần đến” - giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.
+ Kết thúc: Còn lại - trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.
4. Giá trị nội dung
Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
5. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu.
- Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.
- …
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo hay khác:
Tóm tắt Những chiếc lá thơm tho (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Chái bếp (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Mưa xuân (II) (10 mẫu) 2024 mới nhất - Chân trời sáng tạo