Tiêm bắp: Chỉ định, kỹ thuật, biến chứng và một số lời khuyên

Tiêm bắp là kiểu tiêm đưa thuốc vào cơ. Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp tiêm bắp để tiêm vắc-xin và một số loại thuốc khác.

Video Hướng dẫn Kỹ thuật tiêm bắp - Điều dưỡng viên

Những người bị các tình trạng cụ thể, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng và viêm khớp dạng thấp, có thể cần tự tiêm thuốc hoặc nhờ người tiêm giúp kiểu này tại nhà. 

Trong bài viết này, chúng tôi giải thích về vị trí và cách thực hiện tiêm bắp.

Chỉ định

Tiêm bắp mang lại một số lợi ích so với các đường dùng thuốc, chẳng hạn như uống, tiêm tĩnh mạch và tiêm dưới da (tiêm vào mô mỡ dưới da).

Bác sĩ có thể tiêm bắp nếu:

  • Họ không thể tìm thấy một tĩnh mạch phù hợp
  • Loại thuốc dùng sẽ gây kích ứng các tĩnh mạch
  • Hệ thống tiêu hóa làm cho thuốc không hiệu quả

Tiêm bắp cũng có những ưu điểm khác. Các cơ có nguồn cung cấp máu dồi dào, giúp đảm bảo cơ thể hấp thụ thuốc nhanh chóng. Mô trong cơ cũng có thể chứa được nhiều thuốc hơn mô mỡ.

Bác sĩ thực hiện tiêm hầu hết các loại vắc xin tiêm cơ.

Vị trí tiêm

Mọi người có thể được tiêm bắp ở các khu vực sau:

Phía trên cánh tay

Tiêm bắp ở vị trí cơ delta (nguồn: https://www.istockphoto.com/)Tiêm bắp ở vị trí cơ deltaCơ delta là vị trí phổ biến nhất khi tiêm vắc xin. Cơ này nằm ở phía trên cánh tay, gần với vai.

Vị trí này chỉ có thể nhận được một lượng nhỏ thuốc, thường là 1 ml hoặc ít hơn. Vì vậy, các bác sĩ không sử dụng nó cho các loại thuốc cần lượng lớn hơn.

Những người tự sử dụng thuốc hiếm khi tiêm ở cơ delta vì rất khó tiếp cận với cơ này.

Để tìm cơ delta, hãy tìm xương ở đầu trên của cánh tay trước. Dưới nó có khoảng 2 ngón tay, có một cơ hình tam giác (là cơ delta). Nên tiêm vào vị trí chính giữa của cơ này.

Hông

Các bác sĩ thường tiêm bắp vào cơ bụng của vùng hông (vị trí chấm xanh) (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)Các bác sĩ thường tiêm bắp vào cơ bụng của vùng hông (vị trí chấm xanh) Cơ này là vị trí tiêm rất an toàn cho người lớn và trẻ sơ sinh trên 7 tháng tuổi vì nó dày và nằm cách xa các dây thần kinh và mạch máu chính. Tuy nhiên, việc tự dùng thuốc vào hông có thể khó khăn.

Để xác định vị trí tiêm cho người khác, hãy đặt gót bàn tay lên hông, các ngón tay hướng về phía đầu. Ngón tay cái hướng về phía bẹn.

Đặt ngón trỏ và ngón giữa thành chữ V, sau đó thực hiện tiêm ở giữa chữ V.

Đùi

Tiêm đùi (nguồn: https://trthub.com/)Tiêm đùi Thông thường, những người cần tự tiêm thuốc sẽ tiêm ở vị trí cơ bên đùi.

Để xác định vị trí chính xác, hãy tưởng tượng chia đùi theo chiều dọc thành ba phần bằng nhau.

Tiêm thuốc vào vị trí trên cùng bên ngoài của phần giữa.

Mông

Trước khi các bác sĩ bắt đầu sử dụng hông làm vị trí tiêm, họ đã sử dụng vùng cơ sau ở mông. Hiện nay thì các bác sĩ có xu hướng tránh sử dụng các cơ này ngay để tiêm vì có nguy cơ gây tổn thương cho dây thần kinh tọa.

Mọi người nên tránh tự dùng thuốc vào cơ ức đòn chũm.

Cách tiêm bắp

Bác sĩ nên hướng dẫn và đào tạo mọi người trước khi yêu cầu họ thực hiện tiêm bắp cho mình hoặc người khác.

Các bước sau đây có thể giúp mọi người tiêm vào cơ một cách an toàn:

1. Rửa tay

Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm. Chú ý cẩn thận đến khu vực giữa các ngón tay và dưới móng tay.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi tiêm, hãy chuẩn bị sẵn các vật dụng sau:

  • Cồn sát khuẩn
  • Một miếng gạc vô trùng
  • Một miếng bông
  • Một chiếc băng
  • Hộp đựng rác thải kim loại để vứt bỏ kim tiêm
  • Thuốc
  • Một cây kim và ống tiêm mới

Bác sĩ nên cung cấp lời khuyên về loại kim để sử dụng. Nó cần đủ dài để tiếp cận sâu vào mô cơ.

Hầu hết người lớn sẽ dùng loại 2.5 cm, nhưng kích thước chính xác phụ thuộc vào cân nặng của người đó. Cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ loại kim tiêm cỡ nào trước khi tiêm.

3. Chuẩn bị vị trí tiêm

Xác định vị trí tiêm theo hướng dẫn ở trên. Nhẹ nhàng thoa đều vùng da giữa hai ngón tay và giữ cho các cơ được thư giãn. Làm sạch da bằng bông tẩm cồn và để khô trong không khí.

4. Chuẩn bị lọ thuốc và ống tiêm

Nếu sử dụng lọ đa liều, hãy ghi lại ngày bạn mở lọ lần đầu tiên. Làm sạch nút cao su trên nắp lọ bằng bông tẩm cồn.

Tháo nắp khỏi ống tiêm. Hút không khí vào ống tiêm bằng cách kéo pít-tông lại. Để đầy không khí vào ống tiêm đến mức tương đương với liều lượng thuốc.

Tháo nắp khỏi kim và đẩy nó qua đầu lọ. Bơm toàn bộ không khí vào lọ.

Lật ngược lọ và ống tiêm để kim hướng lên trên. Rút lại pít-tông để hút lượng thuốc chính xác vào ống tiêm.

Loại bỏ bọt khí bằng cách gõ nhẹ vào ống tiêm và nhấn pít-tông. Tránh chạm vào kim để đảm bảo kim luôn sạch.

5. Tiêm thuốc

Tiêm thuốc vào cơ (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)Tiêm thuốc vào cơ Đâm kim vào cơ một góc 90 độ. Dùng ngón trỏ và ngón cái để ổn định ống tiêm trong khi dùng tay kia kéo nhẹ pít-tông lại để tìm máu.

Nếu có máu, điều đó có nghĩa là kim nằm trong mạch máu chứ không phải cơ. Rút kim và bắt đầu lại với một kim tiêm, ống tiêm và vị trí tiêm mới.

Nếu không có máu, kim đã ở đúng vị trí. Nhấn pít-tông của ống tiêm xuống để tiêm thuốc.

6. Rút kim

Nhanh chóng lấy kim ra khỏi da và vứt bỏ nó trong hộp đựng thùng rác chống đâm thủng.

7. Ấn giữ vào chỗ tiêm

Dùng gạc ấn nhẹ lên vết tiêm. Chảy máu nhẹ tại chỗ tiêm là bình thường, nếu cần thiết có thể sử dụng băng.

Lời khuyên

Những lời khuyên sau đây có thể làm giảm cảm giác khó chịu trước và sau khi tiêm:

  • Làm tê vết tiêm bằng nước đá hoặc thuốc tê trước khi làm sạch da bằng tăm bông.
  • Để tránh đau nhói, hãy đảm bảo cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.
  • Trước khi cho thuốc vào ống tiêm, hãy làm ấm lọ thuốc bằng cách xoa thuốc giữa hai bàn tay.
  • Thư giãn các cơ càng nhiều càng tốt khi tiêm.
  • Thảo luận về việc thay đổi vị trí tiêm với bác sĩ. Quá nhiều lần tiêm vào cùng một vị trí có thể gây ra sẹo và thay đổi da.

Những người cảm thấy khó khăn trong việc tiêm nên nhờ bạn bè, người thân trong gia đình hoặc người chăm sóc giúp đỡ.

Các biến chứng

Khó chịu nhẹ sau khi tiêm bắp là bình thường. Các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể phát sinh dù ít phổ biến, bao gồm:

  • Áp xe hoặc tụ mủ
  • Hoại tử mô, hoặc chết mô
  • U hạt, hoặc viêm trong mô
  • Xơ hóa cơ hoặc sẹo mô cơ
  • Tụ máu ở nơi máu thấm ra khỏi mạch đi vào mô xung quanh
  • Tổn thương mạch máu và dây thần kinh

Nếu nhận thấy các triệu chứng sau đây nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau dữ dội ở chỗ tiêm
  • Chảy máu kéo dài hoặc quá nhiều
  • Ngứa ran hoặc tê quanh cơ
  • Đỏ, sưng hoặc nóng ở chỗ tiêm
  • Thoát dịch tại chỗ tiêm
  • Dấu hiệu của phản ứng dị ứng, chẳng hạn như sưng tấy hoặc các vấn đề về hô hấp

Lưu ý

Tiêm bắp là cách phổ biến và hiệu quả để dùng thuốc. Một số vị trí có thể thực hiện tiêm bắp như vai, hông và đùi.

Những người có nhu cầu tự tiêm thuốc nên hỏi bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn, đồng thời làm quen với quy trình trước khi tự tiêm. Ngoài ra, một thành viên gia đình hoặc người chăm sóc đã qua đào tạo có thể tiêm thuốc.

Cần phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp các tác dụng phụ kéo dài hoặc nghiêm trọng sau khi tiêm.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!