Thuốc tiêm Triamcinolone hộp 5 ống: Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và lưu ý khi dùng

Thuốc tiêm Triamcinolone là một thuốc corticosteroid, thường dùng trong ngăn chặn sự phóng thích của các chất gây viêm trong cơ thể. Vậy thuốc Triamcinolone thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động

Thuốc Triamcinolone có thành phần chính là Triamcinolone

Triamcinolone là glucocorticoid tổng hợp có fluor, dùng điều trị các rối loạn cần tới corticoid như kháng viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Tác dụng giữ muối và nước yếu nhưng tác dụng khác của glucocorticoid mạnh và kéo dài hơn prednisolone. Với liều cao, dùng toàn thân, triamcinolone có tác dụng ức chế tuyến yên bài tiết hormone hướng vỏ thượng thận (ACTH), vỏ thượng thận ngừng tiết corticosteroid gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc

Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm với hàm lượng sau:

Mỗi ống chứa:

  • Triamcinolone 80mg
  • Tá dược vừa đủ

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới nhiều dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén 1mg/ 2mg/ 4mg/ 8mg: Hộp 1 chai 200 viên
  • Gel mỡ 0.1%
  • Thuốc tiêm 5mg/ ml, 25mg/ ml, 40mg/ ml
  • Bình xịt 55mcg/ xịt, 100mcg/ xịt, 200mcg/ xịt

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Triamcinolone được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp 

Thuốc Triamcinod dạng hỗn dịch tiêm bắp được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Điều trị corticosteroid toàn thân ngắn hoặc dài hạn các bệnh như dị ứng, bệnh da, khớp và các bệnh về đường hô hấp có yêu cầu dùng corticosteroid.

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Nhiễm khuẩn nặng cấp tính chưa kiểm soát được bằng kháng sinh thích hợp
  • Điều trị hen suyễn ngay từ đầu
  • Bệnh zona, thuỷ đậu
  • Loét dạ dày tá tràng

Liều lượng và cách sử dụng

Cách sử dụng

  • Thuốc dùng để tiêm bắp.
  • Lắc kỹ ống thuốc trước khi dùng và hỗn dịch phải được tiêm ngay sau khi rút ra.
  • Cần phải tuyệt đối vô trùng trước mỗi lần tiêm.
  • Kim tiêm không được xuyên qua mạch máu.
  • Sau khi điều trị đạt kết quả mong muốn, nên giảm liều dần dần đến mức thấp nhất và ngừng dùng thuốc càng sớm càng tốt. 
  • Bệnh nhân cần được kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu để điều chỉnh liều khi cần thiết như bệnh nặng lên hay nhẹ đi, các stress như chấn thương, phẫu thuật nhiễm trùng.
  • Nếu liệu pháp thuốc dài ngày là cần thiết, có thể dùng thuốc cách 1 ngày. Sau khi dùng thời gian dài nên ngừng thuốc từ từ.

Liều dùng

Người lớn: Liều dùng khuyến cáo 40 mg triamcinolone acetonide, tiêm bắp sâu, vào cơ mông. Có thể lặp lại nếu triệu chứng trở lại. Liều dùng tối đa là 100 mg/lần.

Trẻ em 6 – 12 tuổi: Liều dùng khuyến cáo 0,03 – 0,2 mg/kg cách 1 ngày hoặc 7 ngày/lần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ 

Triamcinolone có thể gây tăng huyết áp Khi sử dụng thuốc Triamcinod, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Hầu hết ADR là do tác dụng ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, bao gồm tăng huyết áp, phù, tim to, suy tim sung huyết, thiếu hụt K+, nhiễm kiềm, giảm kali huyết.

  • Thường gặp, ADR > 1/100

Chuyển hóa: Giảm K+ huyết, giữ Na+, phù, tăng huyết áp.

Cơ, xương: Yếu cơ, teo cơ.

  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Máu: Huyết khối.

Thần kinh: Rối loạn tâm thần kèm theo các triệu chứng cảm xúc.

Nội tiết: Suy vỏ thượng thận, triệu chứng giả Cushing, trẻ chậm lớn, đái tháo đường, khả năng đề kháng giảm, bộc phát các bệnh tiềm tàng (lao, đái tháo đường).

Cơ, xương: Loãng xương, teo da và cơ, khó liền vết thương.

Mắt: Glaucoma, đục nhân mắt dưới bao phía sau (nếu dùng kéo dài).

  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như: Viêm mạch hoại tử, viêm tắc tĩnh mạch, tình trạng nhiễm trùng nặng thêm, mất ngủ, ngất, choáng phản vệ.

Dùng thuốc ở liều điều trị gây ức chế bài tiết hormone hướng vỏ thượng thận ở tuyến yên gây teo tuyến thượng thận. Ngừng hoặc giảm liều đột ngột hoặc tăng nhu cầu corticosteroid do stress, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật có thể thúc đẩy suy thượng thận cấp với các triệu chứng như khó chịu, yếu cơ, thay đổi tâm thần, đau cơ, khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn, nôn, sốt, hạ đường huyết, hạ huyết áp, mất nước dẫn đến tử vong nếu ngừng thuốc đột ngột.

Một số trường hợp, ngừng thuốc lại kích thích bệnh cũ tái phát. Một số tác dụng phụ khác như tăng áp lực nội sọ lành tính kèm theo nôn, đau đầu, phù gai thị do phù não. Viêm mũi hoặc eczema tiềm tàng có thể bộc phát.

  • Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi dùng thuốc Triamcinolone bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. 

Tuy nhiên cần cẩn trọng sử dụng thuốc trên đối tượng này. 

Phụ nữ mang thai

Thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai hay ảnh hưởng trên khả năng sinh nở chưa được nghiên cứu đối chứng đầy đủ. 

Nên cẩn thận trọng sử dụng trên đối tượng này.

Tương tác thuốc

Thuốc

Triamcinolone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

  • Barbiturate, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepine, primidone và aminoglutethimide làm tăng chuyển hóa, thanh thải corticosteroid, gây giảm tác dụng điều trị.
  • Corticosteroid đối kháng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết (gồm cả insulin), thuốc hạ huyết áp và lợi tiểu.
  • Khi dùng chung với triamcinolone, tác dụng gây hạ kali huyết của các thuốc sau tăng lên: acetazolamide, lợi tiểu thiazide, carbenoxolone.
  • Dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu coumarin làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Cần kiểm tra thời gian đông máu hoặc thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.
  • Corticosteroid làm tăng sự thanh thải salicylate, ngừng corticosteroid có thể gây nhiễm độc salicylate.

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Hội chứng Cushing
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng đường huyết 
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Nhiễm trùng da ở hoặc gần vị trí bôi thuốc

Bảo quản

  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. 

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

  • Việc sử dụng quá liều triamcinolone thường ít gây ra các triệu chứng nguy hiểm.
  • Trong trường hợp quá liều cấp tính, xử trí bằng cách điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ. 
  • Trường hợp quá liều mạn tính, nếu bệnh nặng cần điều trị liên tục bằng corticosteroid với liều thấp hơn hoặc điều trị luân phiên cách ngày.

Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo kế hoạch. Không uống gấp đôi liều quy định. 

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!