Thuốc Hydralazine - Điều trị tăng huyết áp - Hộp 3 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Hydralazine thường được dùng để điều trị tăng huyết áp, nhằm giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh thận. Vậy thuốc Hydralazine được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Hydralazine

Hydralazine có thành phần chính là Hydralazine HCl

Hydralazine là thuốc chống tăng huyết áp.

Hydralazin là thuốc giãn mạch ngoại vi chọn lọc trên động mạch. Nó làm giảm mạch cản bằng cách giảm trương lực cơ. Trong điều trị tăng huyết áp, giảm mạch trương lực cơ. trong điều trị tăng huyết áp, giảm mạch cản sẽ dãn đến thận và não, thông qua cơ chế điều hoà cân bằng nội mô.
Trong suy tim/suy tim sung huyết, hydralazin làm giảm mạch cản, làm tăng lưu lượng tim, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, áp lực đổ đầy thất trái và tần số tim.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Hydralazine

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén bao phim Hydralazine 25: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Mỗi 1 viên 

  • Hydralazine HCl 25 mg.
  • Tá dược: Lactose, magnesium stearate, microcrystalline cellulose, sodium starch glycolate, stearic acid.. 

Ngoài ra, loại viên nén còn có hàm lượng: 10mg, 20mg, 50mg, 100mg

  • Thuốc tiêm Hydralazine 20mg / ml: 

Thành phần

  • Hydralazine Hydrochloride USP - 20 mg
  • Propylene Glycol - 103.6 mg
  • Water for Injection, USP

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Hydralazine

Chỉ định Hydralazine thường dùng để điều trị tăng huyết áp khi thuốc chẹn beta không có tác dụngHydralazine thường dùng để điều trị tăng huyết áp khi thuốc chẹn beta không có tác dụng

  • Tăng huyết áp khi thuốc chẹn beta và các thuốc lợi tiểu không có tác dụng
  • Suy tim khi dùng digitalis, các chất ức chế enzym chuyển dạng angiotensin và các thuốc lợi tiểu không đủ hiệu lực.
  • Hydralazin không phải là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị, do các tác dụng có hại của nó.

 Chống chỉ định 

Tiền sử lupus ban đỏ hệ thống (SLE), nhịp tim nhanh, có triệu chứng quá mẫn với thuốc.

  • Phình mạch tách.
  • Suy tim có tăng lưu lượng tim, tâm phế mạn.
  • Hẹp van 2 lá hoặc van động mạch chủ, viêm màng tim co thắt.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Hydralazine

Cách dùng

Hydralazine được dùng chủ yếu đường uống để điều trị tăng huyết áp.

Trường hợp dùng đường uống hiệu quả hạ áp không ổn định hoặc cần hạ huyết áp nhanh (cơn tăng huyết áp kịch phát) thì Hydralazine có thể được dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tốc độ tiêm tĩnh mạch không vượt quá 0,2 mg/kg/phút và nồng độ dung dịch tiêm tĩnh mạch không vượt quá 20 mg/ml. Sau thời gian dùng đường tiêm, Hydralazine cần được chuyển sang dạng uống sớm nhất khi có thể.

Liều dùng

Người lớn

Thuốc Hydralazine dùng điều trị tăng huyết áp:

  • Liều uống: Liều khởi đầu uống 10 mg/lần, ngày uống 4 lần trong 2 - 4 ngày, sau đó tùy theo đáp ứng của người bệnh chỉnh liều lên 25 mg/lần, ngày 4 lần và duy trì liều này trong 1 tuần. Nếu cần thiết có thể tăng liều lên 50 mg/lần, ngày 4 lần.
  • Liều tiêm: Tiêm bắp 10 - 50 mg hoặc tĩnh mạch 10 - 20 mg trong thời gian trên 20 phút hoặc truyền tĩnh mạch 200 - 300 microgam/phút. Có thể nhắc lại sau 20 - 30 phút, nếu cần. Liều duy trì thông thường từ 50 - 150 microgam/phút.

Thuốc Hydralazine dùng điều trị suy tim:

  • Ban đầu uống 10 - 25 mg/lần, ngày 4 lần, trong 2 - 4 ngày. Sau đó, liều có thể tăng theo đáp ứng của người bệnh, nhưng không vượt quá 225 - 300 mg/ngày.
  • Triệu chứng giống lupus ban đỏ hệ thống do uống Hydralazine xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ. Vì vậy, với phụ nữ và những người có khả năng acetyl hóa chậm, liều không nên vượt quá 100 mg/ngày.
  • Với người acetyl hóa nhanh, có đáp ứng điều trị kém với liều 100 mg/ngày, thì có thể tăng liều mà ít có nguy cơ tăng phản ứng có hại.

Trẻ em

Thuốc Hydralazine dùng điều trị tăng huyết áp:

  • Liều uống: Uống 0,75 mg/kg/ngày, hoặc 25 mg/m2/ngày chia 4 lần. Liều đầu tiên không được vượt quá 25 mg. Nếu cần, liều có thể tăng dần tối đa 7,5 mg/kg (200 mg/ngày) trong thời gian 3 - 4 tuần.
  • Liều tiêm: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 0,1 - 0,2 mg/kg/liều và có thể cách 4 - 6 giờ lặp lại liều trên nếu cần thiết. Liều đầu tiên không được vượt quá 20 mg.
  • Thuốc Hydralazine dùng điều trị suy tim:
  • Dùng liều 0,75 mg/kg/ngày, hoặc 25 mg/m2/ngày chia 4 lần. Liều đầu tiên không được vượt quá 25 mg. Nếu cần, liều có thể tăng dần trong thời gian 3 - 4 tuần, tối đa 7,5 mg/kg.

Đối tượng khác

Người cao tuổi: Tăng huyết áp dùng liều khởi đầu uống 10 mg, ngày 2 - 3 lần. Tùy theo đáp ứng của người bệnh để chỉnh tăng liều, cách 2 - 5 ngày tăng 10 - 25 mg.

Cơn tăng huyết áp kịch phát ở phụ nữ mang thai: Tiêm tĩnh mạch 5 - 10 mg trong thời gian trên 20 phút, sau đó có thể tiêm nhắc lại liều trên sau 20 - 30 phút cho đến khi kiểm soát được huyết áp.

Suy thận hoặc suy gan:

  • Liều điều trị suy tim dùng liều Hydralazine phải giảm hoặc kéo dài khoảng cách 2 liều.
  • Người có tốc độ lọc cầu thận 10 - 50 ml/phút, cách 8 giờ dùng thuốc một lần.
  • Người có tốc độ lọc cầu thận < 10 ml/phút và thuộc typ acetyl hóa nhanh, cách 8 - 16 giờ dùng thuốc một lần, còn người thuộc typ acetyl hóa chậm cách 12 - 24 giờ dùng thuốc một lần.

Tác dụng phụ thuốc Hydralazine

Hydralazine có thể gây chóng mặt, đau đầuHydralazine có thể gây chóng mặt, đau đầu

Đi cấp cứu nếu bạn mắc bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Tim đập nhanh;
  • Sưng ở mặt, bụng, tay, chân hoặc bàn chân;
  • Tê, rát, đau, hoặc cảm giác ngứa ran;
  • Cảm giác như bạn ngất xỉu;
  • Lú lẫn, suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
  • Da nhợt nhạt, dễ bầm tím;
  • Đi tiểu đau đớn hoặc khó khăn;
  • Nước tiểu đậm màu;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc vô niệu;
  • Đau hoặc sưng khớp có sốt, đau ngực, suy nhược hoặc cảm giác mệt mỏi.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn;
  • Tiêu chảy, táo bón;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Lo âu;
  • Đau cơ hoặc khớp;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; hoặc
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Hydralazine

Lưu ý chung

  • Trong điều trị tăng huyết áp không được ngừng thuốc đột ngột vì có thể gây tăng huyết áp hồi ứng nguy hiểm.
  • Thuốc phải dùng thận trọng cho người bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, vì có thể làm tăng đau thắt ngực và thuốc không được dùng cho người bị nhồi máu cơ tim cho tới khi bệnh được ổn định.
  • Người nghi ngờ hoặc khẳng định bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim trước khi dùng Hydralazine phải được dùng một thuốc chẹn beta vài ngày trước để đề phòng kích thích cơ tim.
  • Nếu dùng Hydralazine cho người suy tim, phải theo dõi hạ huyết áp tư thế và tim nhanh trong giai đoạn đầu của liệu pháp và nên điều trị ở bệnh viện. Nếu muốn ngừng điều trị Hydralazine ở người suy tim, phải giảm dần.
  • Phải thận trọng dùng Hydralazine cho người bị bệnh mạch máu não. Phải giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách dùng thuốc khi người bệnh có tổn thương thận hoặc gan.
  • Nếu dùng Hydralazine dài ngày, phải định kỳ làm xét nghiệm máu (số lượng hồng bạch cầu, công thức bạch cầu và kháng thể kháng nhân), nước tiểu (hồng cầu, protein).

Lưu ý với phụ nữ có thai

Tránh sử dụng Hydralazine trước ba tháng cuối thai kỳ nhưng thuốc có thể được sử dụng sau đó nếu không có giải pháp thay thế an toàn hơn hoặc khi không có rủi ro nghiêm trọng cho mẹ hoặc con như tiền sản giật và/hoặc sản giật.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Hydralazine bài tiết vào sữa mẹ với số lượng ít, không có tác hại cho trẻ bú sữa mẹ, vì vậy Hydralazine có thể dùng cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây hạ huyết áp quá mức dẫn đến nguy hiểm cho những người lái xe hoặc điều khiển máy móc hoặc hoạt động cần tập trung cao độ. Trong giai đoạn đầu điều trị, không nên lái xe hoặc điều khiển máy hoặc làm việc trên các giàn giáo.

Tương tác thuốc Hydralazine

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất bạn cần viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. 

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Sử dụng thuốc này với bất kỳ những điều sau đây có thể gây ra một nguy cơ tác dụng phụ nhất định nhưng có thể là không thể tránh khỏi trong một số trường hợp. Nếu sử dụng cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng thuốc này hoặc cung cấp cho bạn hướng dẫn đặc biệt về việc sử dụng các thực phẩm, rượu, thuốc lá.

  • Dinh dưỡng qua đường ruột;
  • Thức ăn.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Đau thắt ngực (đau ngực nặng);
  • Bệnh máu;
  • Có tiền sử nhồi máu cơ tim;
  • Vấn đề về nhịp tim;
  • Hạ huyết áp;
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên;
  • Có tiền sử đột quị;
  • Lupus ban đỏ toàn thân- sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Bệnh động mạch vành;
  • Bệnh van tim hậu thấp – không sử dụng ở những bệnh nhân với những bệnh này.
  • Bệnh thận- sử dụng một cách thận trọng vì tác dụng có thể được tăng lên vì thuốc bài tiết chậm hơn ra khỏi cơ thể.
  • Bênh phenylketon niệu – dung dịch thuốc uống chứa aspartame, có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn

Bảo quản thuốc Hydralazine

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

Triệu chứng: Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thiếu máu cơ tim cục bộ, loạn nhịp tim, sốc và có thể bị hôn mê.

Cách xử lý khi quá liều

Rửa dạ dày với than hoạt. Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng.

Sốc được điều trị bằng tăng thể tích tuần hoàn hơn là dùng các chất co mạch.

Cần kiểm tra cân bằng nước và điện giải đồng thời theo dõi chức năng thận.

Quên liều và xử trí

Dùng ngay khi nhớ ra, bỏ qua liều đó khi đã gần tới thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!