Thuốc Cefotaxim - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn - 1g - Cách dùng

Thuốc cephalosporin được phân loại theo thế hệ dựa trên những đặc trưng tác dụng kháng khuẩn của thuốc. Cephalosporin thế hệ 3 ít có tác dụng chống cầu khuẩn Gram dương hơn thế hệ 1, nhưng có tác dụng tốt hơn nhiều đối với họ Enterobacteriaceae kể cả các chủng tiết beta – lactamase. Tuy nhiên, tác dụng chống Pseudomonas aeruginosa phải được cân nhắc thận trọng, vì có sự khác nhau lớn về tỷ lệ kháng thuốc và việc sử dụng kháng sinh ở bệnh viện, cộng đồng và thành phố.

Video Bộ Y tế nghi ngờ thuốc chứa cefotaxim gây phản ứng có hại cho người dùng

Hoạt chất: Cefotaxim 

Nhóm thuốc: Cephalosporin thế hệ 3

Cefotaxim là thuốc gì? Công dụng như thế nào?

Cefotaxim là một loại kháng sinh nhóm Cephalosporin, được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn, các tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.  

Cefotaxim cũng được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng ở những người sau phẫu thuật. 

Cefotaxim cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong bài viết này. 

Thận trọng và lưu ý trước khi dùng thuốc Cefotaxim

Không nên sử dụng Cefotaxim nếu bị dị ứng với Cefotaxim hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin khác như Cefdinir, Cephalexin, Keflex, Omnicef,... 

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu có các tình trạng sau: 

  • Dị ứng với Penicillin
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Rối loạn dạ dày hoặc ruột như viêm đại tràng
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh lý tim mạch 

Ngoài ra, liên hệ với bác sĩ ngay nếu đang mang thai hoặc cho con bú. 

Cách sử dụng Cefotaxim như thế nào?

Cefotaxim được dùng đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Nguồn ảnh: dhrhealth.comCefotaxim được dùng đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Nguồn ảnh: dhrhealth.comCefotaxim sẽ được bác sĩ tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng do phẫu thuật. 

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể hướng dẫn quy trình tự sử dụng thuốc đúng cách để điều trị nhiễm trùng. 

Dùng Cefotaxim theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ và tuân thủ theo tất cả hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.   

Cefotaxim phải được pha loãng trước khi sử dụng. Có thể cần phải pha loãng thêm thuốc trước khi tiêm. Nếu đang sử dụng thuốc tiêm tại nhà, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn hiểu cách pha và bảo quản thuốc đúng cách. 

Chỉ sử dụng kim và ống tiêm một lần rồi vứt bỏ vào hộp đựng "vật nhọn" chống thủng. Tuân thủ đúng theo quy trình xử lý rác thải của địa phương về cách vứt bỏ thùng đựng vật sắc nhọn. Chú ý, để xa tầm tay của trẻ và vật nuôi. 

Sử dụng Cefotaxim đầy đủ theo thời gian quy định, ngay cả khi các triệu chứng bệnh ổn định. Bỏ thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc. Cefotaxim không giúp điều trị cúm hoặc cảm lạnh thông thường do virus gây ra. 

Cefotaxim có thể ảnh hưởng đến một số kết quả xét nghiệm y tế. Vì vậy, hãy cho bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. 

Bảo quản thuốc chưa pha ở nhiệt độ phòng, không quá 30°C. 

Hỗn hợp tiêm phải được sử dụng trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, tùy thuộc vào loại chất pha loãng. Cẩn thận làm theo tất cả các hướng dẫn sử dụng và bảo quản Cefotaxim. 

Sau khi Cefotaxim được pha loãng, cần phải bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh và sử dụng trong một số ngày nhất định. 

Nên làm gì nếu quên dùng thuốc?

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Chú ý không dùng 2 liều cùng một lúc. 

Nếu đang dùng Cefotaxim theo lịch trình tại phòng khám, hãy liên hệ cho bác sĩ nếu quên lịch tiêm. 

Cách xử trí khi dùng quá liều

Nếu lỡ sử dụng quá liều Cefotaxim, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ với Trung tâm Chống độc để được hỗ trợ kịp thời. 

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm suy nhược, ớn lạnh, da nhợt nhạt, môi xanh tím hoặc co giật. 

Những điều cần tránh khi sử dụng Cefotaxim

Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng mới. Nếu bị tiêu chảy phân nước hoặc có máu, hãy liên hệ cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy. 

Tác dụng phụ của Cefotaxim

Cefotaxim có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Nguồn ảnh: HealthlineCefotaxim có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Nguồn ảnh: HealthlineĐến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với Cefotaxim như: Phát ban, khó thở, phù mặt và thanh quản hoặc phản ứng da nghiêm trọng bao gồm sốt, đau họng, bỏng mắt, đau da, phát ban đỏ hoặc tím kèm theo phồng rộp và bong tróc. 

Liên hệ cho bác sĩ ngay nếu có các tình trạng sau: 

  • Đau dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy phân nước hoặc có máu (ngay cả khi ngừng sử dụng thuốc vài tháng)
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể
  • Bỏng, kích ứng hoặc thay đổi màu da tại chỗ tiêm
  • Da nhợt nhạt, dễ bầm tím, chảy máu bất thường, chân tay lạnh
  • Co giật
  • Nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc củng mạc mắt 

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: 

  • Đau, bầm tím, sưng tấy hoặc kích ứng tại chỗ tiêm
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Phát ban, ngứa 

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. 

Những loại thuốc ảnh hưởng đến Cefotaxim 

Thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là: 

  • Thuốc kháng sinh đường tiêm khác
  • Thuốc lợi tiểu 

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Cefotaxim gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các loại thảo dược khác.  

Không phải tất cả các tương tác có thể được liệt kê ở đây. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang và chuẩn bị dùng, trước khi được kê đơn Cefotaxim. 

Thông tin cần lưu ý khi dùng Cefotaxim

Lưu ý để thuốc tránh xa tầm với của trẻ, không bao giờ dùng chung Cefotaxim với người khác và chỉ sử dụng theo chỉ định kê đơn của bác sĩ. 

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.  

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!