Thuốc Ambro - Long đờm và làm tiêu chất nhầy - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Ambro là thuốc có tác dụng trên đường hô hấp làm long đờm và làm tiêu chất nhầy. Vậy thuốc Ambro được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Ambro 

Thành phần chính thuốc Ambro: Ambroxol

Ambroxol là một chất chuyển hoá của Bromhexin, có tác dụng và công dụng như Bromhexin. Ambroxol được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy nhưng chưa được chứng minh đầy đủ.
Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong viêm phế quản.
Các tài liệu mới đây cho rằng thuốc có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình nhưng không có lợi ích rõ rệt cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nặng.
 Khí dung ambroxol cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh ứ protein phế nang, mà không chịu rửa phế quản. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Ambro 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

* Viên nang: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Mỗi 1 viên

  • Ambroxol 30mg.
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc: 30.000 VNĐ/vi.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ambro 

Chỉ định

Ambro được chỉ định trong các trường hợp khó khạc thoát đờm 

Khó khạc thoát đờm do dịch tiết phế quản dày quánh trong viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, điều trị trước & sau phẫu thuật nhằm tránh các biến chứng đường hô hấp. 

Chống chỉ định

Ambro tuyệt đối không được sử dụng với các đối tượng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Những bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng đang trong giai đoạn tiến triển cũng  không được sử dụng thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Ambro 

Cách sử dụng

  • Thuốc dùng đường uống sau bữa ăn

Liều lượng

Người lớn: 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Dùng kéo dài: 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Trẻ > 5 tuổi: 1/2 viên/lần x 3 lần. 

Tác dụng phụ của thuốc Ambro

Tác dụng phụ buồn nôn, nôn hiếm khi gặp phải khi sưr dụng thuốcTác dụng phụ buồn nôn, nôn hiếm khi gặp phải khi sưr dụng thuốc 

Hiếm: ợ nóng, buồn nôn, nôn, khô mũi miệng, tăng tiết nước bọt, chảy nước mũi, khó tiểu tiện. Rất hiếm: dị ứng (phù mặt, ban da, sốt, khó thở). 

Lưu ý khi dùng thuốc Ambro 

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc với những bệnh nhân có loét dạ dày hay tá tràng.

Cần sử dụng theo đúng phác đồ điều trị, không được dùng thuốc, bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Không nên uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc vì nó ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình điều trị.

Cần kiểm tra hình dạng, màu sắc, mùi vị của viên nang, nếu thấy bất thường tuyệt đối không được sử dụng thuốc.

Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Chưa có đầy đủ những nghiên cứu về tính an toàn trên 2 đối tượng này, do đó nên thận trọng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc Ambro 

Thuốc

Không dùng với thuốc chống ho khác.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Bảo quản thuốc Ambro 

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc  ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa. 

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!