Thuốc Alphagan - Điều trị tăng nhãn áp - Hộp 1 Lọ 5ml - Cách dùng

Alphagan là thuốc điều trị tăng nhãn áp hoặc làm hạ nhãn áp ở bệnh nhân glaucoma góc mở. Vậy thuốc Alphagan được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Alphagan

Thuốc Alphagan có thành phần chính là Brimonidine

Brimonidine Tartrate là chất chủ vận chọn lọc tại receptor alpha - adrenergic. Hai giờ sau khi nhỏ mắt, thuốc đạt tác dụng hạ nhãn áp tối đa. Nghiên cứu bằng đo quang - huỳnh quang mạnh trên động vật và trên người cho thấy brimonidine tartrate có cơ chế tác dụng kép: vừa làm giảm tiết thủy dịch, vừa làm tăng thoát thủy dịch ở củng mạc - màng bồ đào.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Alphagan

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau

*Dung dịch nhỏ mắt. 2-mg. Hộp 1 Lọ 5ml

Mỗi 1 ml chứa: 

  • Brimonidine 2 mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc: 150.000 VNĐ/Hộp 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Alphagan

Alphagan điều trị tăng nhãn ápAlphagan điều trị tăng nhãn áp

Chỉ định

Thuốc chỉ định trong các trường hợp sau:

Ðiều trị tăng nhãn áp hoặc làm hạ nhãn áp ở bệnh nhân glaucoma góc mở.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Quá mẫn với thành phần của thuốc. Không dùng chung với IMAO.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Alphagan

Cách dùng

Alphagan được dùng nhỏ mắt.

Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo là một giọt Alphagan (dung dịch nhỏ mắt brimonidin tartrat 0,15% nhỏ vào mắt bệnh mỗi ngày 3 lần, cách nhau 8 giờ). Nếu dùng hơn một thuốc nhỏ mắt thì các thuốc phải nhỏ cách nhau ít nhất 5 phút.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ của thuốc Alphagan

Sử dụng Alphagan có thể gây viêm kết mạcSử dụng Alphagan có thể gây viêm kết mạc

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Thường gặp, ADR >1/100

Mắt: viêm kết mạc dị ứng, xung huyết kết mạc và ngứa mắt, cảm giác nóng rát trong mắt, tăng sinh nang bạch huyết kết mạc, nhuộm màu / ăn mòn giác mạc, rối loạn thị giác, viêm bờ mi, viêm kết mạc mi, nhìn mờ, đục thủy tinh thể, kết mạc tái nhợt, phù kết mạc, xuất huyết kết mạc, viêm kết mạc, nhú kết mạc, tràn nước mắt, xuất huyết mắt, khô mắt, kích ứng mắt, nhức mắt, phù mí mắt, ban đỏ ở mí mắt, viêm kết mạc dạng nang, cảm giác có dị vật trong mắt, viêm giác mạc, rối loạn mí mắt, cảm giác châm chích ở mắt, sợ ánh sáng, xót mắt, bệnh giác mạc chấm nông, chảy nước mắt, tổn hại thị trường, bong dịch kính, rối loạn dịch kính, hiện tượng ruồi bay, giảm thị lực.

Tiêu hóa: Khô miệng, rối loạn tiêu hóa.

Hô hấp: Viêm phế quản, ho, khó thở, hội chứng cúm, nhiễm trùng (chủ yếu là cảm lạnh và nhiễm trùng hô hấp), viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm xoang, viêm họng.

Thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, buồn ngủ, mệt mỏi.

Khác: Tăng huyết áp, phản ứng dị ứng, khó tiểu, tăng cholesterol máu, hạ huyết áp, phát ban.

Không rõ tần suất

Mắt: Ăn mòn giác mạc

Khác: Mất ngủ, khô mũi, buồn ngủ, lệch lạc cảm giác vị giác.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi dùng thuốc Alphagan

Trẻ từ 2 tuổi trở lên, đặc biệt khi cân nặng ≤ 20 kg, nên được điều trị thận trọng và theo dõi chặt chẽ do tỷ lệ mắc cao và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng buồn ngủ. 

Mặc dù dung dịch nhỏ mắt brimonidin tartrat 0,15% có tác dụng rất ít trên huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân trong các nghiên cứu lâm sàng, cần thận trọng khi sử dụng Alphagan ở bệnh nhân sẵn có bệnh tiêm mạch nghiêm trọng.

Chưa có nghiên cứu ảnh hưởng của Alphagan trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, nên cần phải thận trọng khi dùng ở những đối tượng này.

Cần thận trọng dùng Alphagan ở bệnh nhân trầm cảm, suy não, suy mạch vành, hiện tượng Raynaud, hạ huyết áp tư thế đứng, hoặc viêm tắc nghẽn mạch máu.

Người bệnh được chỉ định dùng thuốc hạ nhãn áp cần được theo dõi nhãn áp thường kỳ.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Alphagan có thể gây mệt mỏi và/hoặc buồn ngủ ở một số bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân đang làm các hoạt động nguy hiểm cần phải thận trọng do khả năng giảm sự tỉnh táo về tinh thần. Alphagan cũng có thể gây nhìn mờ hoặc rối loạn thị giác ở một số bệnh nhân. Bệnh nhân nên chờ đến khi các triệu chứng này qua đi trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Tác dụng gây quái thai: Nhóm B.

Brimonidin tartrat không gây quái thai khi dùng đường uống trong thời gian mang thai từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 15 ở chuột cống và từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 18 ở thỏ. Liều cao nhất brimonidin tartrat sử dụng trên chuột cống (2,5 mg/kg/ngày) và trên thỏ (5,0 mg/kg/ngày) cho trị số AUC đạt được tương ứng lần lượt gấp 260 và 15 lần trị số này ở người sau khi nhỏ 1 giọt Alphagan 0,15% ở cả hai mắt, 3 lần/ngày.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Trong các nghiên cứu trên động vật, brimonidin qua được nhau thai và một phần vào tuần hoàn thai. Chỉ nên dùng Alphagan cho người mang thai khi lợi ích cho mẹ hơn hẳn sự rủi ro với thai.

Thời kỳ cho con bú

Chưa rõ thuốc này có qua được sữa mẹ hay không, mặc dù nghiên cứu trên động vật cho thấy brimonidin tartrat bài tiết được qua sữa động vật. Tùy theo tầm quan trọng của việc dùng thuốc này, nên cân nhắc cho trẻ ngừng bú hoặc mẹ ngừng dùng thuốc.

Tương tác thuốc Alphagan

  • Thuốc ức chế TKTW
  • Chẹn bêta
  • Thuốc trị tăng huyết áp
  • Glucoside trợ tim.

Bảo quản thuốc Alphagan

Bảo quản ở nhiệt độ ≤ 25 độ C.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Làm gì khi dùng quá liều?

Quá liều nhỏ mắt: trong các trường hợp quá liều nhận được, những hiện tượng được được báo cáo giống như những hiện tượng được liệt kê ở tác dụng phụ.

Quá liều đường toàn thân do vô tình nuốt phải: Có rất ít thông tin liên quan đến vô tình nuốt phải ở người lớn. Tác dụng phụ duy nhất được báo cáo là hạ huyết áp. Điều trị quá liều đường uống bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Cần giữ thông đường hô hấp.

Các triệu chứng quá liều brimonidin như ngừng thở, nhịp tim chậm, hôn mê, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm trương lực, ngủ lịm, xanh xao, suy hô hấp và buồn ngủ đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em được điều trị glaucoma bẩm sinh bằng Alphagan hoặc do tình cờ uống phải.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!