Thuốc Airtaline - Điều trị viêm mũi dị ứng - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Airtaline thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay dị ứng. Vậy thuốc Airtaline được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Airtaline

Airtaline có thành phần chính là Loratadin.

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên hệ thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai (không an thần).

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Trong trường hợp đó, điều trị chủ yếu là dùng Adrenalin và Corticosteroid.

Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen.

Những thuốc đối kháng H1 thế hệ thứ hai (không an thần) như: Terfenadin, Astemizol, Loratadin, không phân bố vào não, khi dùng thuốc với liều thông thường. Do đó, Loratadin không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. Loratadin là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay dị ứng.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Airtaline

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Mỗi viên: Loratadin 10 mg; tá dược vừa đủ.

Giá thuốc Airtaline: 87.000 đồng/vỉ

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Airtaline

Chỉ định 

Thuốc Airtaline giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứngThuốc Airtaline giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Loratadin được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng như: hắt hơi, sổ mũi, ngứa; đỏ mắt. Loratadin cũng được chỉ định trong bệnh da dị ứng khác như mày đay mạn tính.

Chống chỉ định 

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Airtaline

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Uống 5 mg (1/2 viên), ngày 1 lần.

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống 10 mg, ngày 1 lần.

Người lớn: Uống 10 mg, ngày 1 lần.

Tác dụng phụ của thuốc Airtaline

Hiếm khi xảy ra mệt mỏi, đau đầu khi sử dụng thuốc AirtalineHiếm khi xảy ra mệt mỏi, đau đầu khi sử dụng thuốc Airtaline

Hiếm khi xảy ra mệt mỏi, đau đầu. Thuốc không có biểu hiện đáng kể nào trên lâm sàng an thần và kháng cholinergic.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Airtaline

Lưu ý chung

Ở những bệnh nhân suy gan nặng, phải giảm liều khởi đầu vì khả năng thanh thải Loratadin giảm.

Tính an toàn và hiệu quả của Loratadin ở trẻ em dưới 2 tuổi chưa được thiết lập.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa khẳng định được tính an toàn của thuốc trong thời gian mang thai; do đó chỉ dùng thuốc sau khi đã đánh giá cẩn thận lợi ích điều trị với nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Loratadin bài tiết được qua sữa mẹ nên thận trọng khi quyết định có tiếp tục dùng Loratadin hay không trong thời gian cho con bú.

Tương tác thuốc Airtaline

Thử nghiệm cho thấy nồng độ huyết thanh của Loratadin tăng khi uống chung với Ketoconazol, Erythromycin, hay Cimetidin, nhưng thay đổi trên lâm sàng thì không đáng kể (kể cả điện tâm đồ). Đối với những thuốc ức chế chuyển hóa ở gan thì khi dùng chung với Loratadin cần hết sức thận trọng trước khi có những nghiên cứu xác định tương tác có thể xảy ra.

Ảnh hưởng đến các xét nghiệm: Việc sử dụng Loratadin nên ngưng 48 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm trên da, vì các thuốc kháng histamin có thể làm mất hoặc làm nhẹ các phản ứng dương tính của da đối với các tác nhân gây phản ứng. 

Bảo quản thuốc Airtaline

Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30°C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Quá liều: Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén Loratadin (40 – 180 mg), có những biểu hiện: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).

Xử trí: Điều trị quá liều Loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều Loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu Loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày. Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!