Thuốc Afulocin - Điều trị nhiễm khuẩn - Hộp 5 ống x 5ml - Cách dùng

Thuốc Afulocin thường được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy thuốc Afulocin được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Afulocin

Afulocin có thành phần chính là Pefloxacin. 

Pefloxacin là kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, còn được gọi là chất ức chế DNA gyrase. Do ức chế DNA gyrase nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được. Phổ kháng khuẩn của Pefloxacin rất rộng, bao gồm phần lớn các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+).

Các vi khuẩn nhạy cảm như Neisseria gonorrhoeae, H. influenzae, Moraxella catarrhalis, Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii. Những chủng vi khuẩn gram (-) khác bao gồm: Aeromonas hydrophila, Plesiomonas, Capnocytophaga, Agrobacter, và Vibrio spp.. Những chủng Staphylococal nhạy cảm với methicillin bao gồm Staphylococcus aureus, và S. epidermidis. Kém nhạy với các chủng vi khuẩn kỵ khí bao gồm Bacterioides, Clostridium và Fusobacterium spp.. Pefloxacin có hoạt tính trung bình đối với các chủng Gardnerella vaginalis, Chlamydia trachomatis, Mycoplasma hominis và Ureaplasma urealyticum.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Afulocin

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch: Hộp 5 ống x 5ml; hộp 10 ống 5ml

Mỗi ống: Pefloxacin (dưới dạng Pefloxacin mesylat dihydrat) 400mg; tá dược vừa đủ.

Giá thuốc Afulocin: 17.000 đồng/ống

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Afulocin

Chỉ định 

Thuốc Afulocin được chỉ định tron các trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tínhThuốc Afulocin được chỉ định tron các trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính

Viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính, kể cả các thể nặng.

Nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram âm và tụ cầu, đặc biệt trong nhiễm trùng thận và tiết niệu, nhiễm trùng sinh dục, nhiễm trùng ổ bụng và gan mật, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng hô hấp, tai mũi họng.

Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.

Chống chỉ định 

Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh gân khi dùng Flouroquinolone.

Thiếu Men Glucose 6 – Phosphat Dehydrogenase.

Trẻ em trong thời kì tăng trưởng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Afulocin

Cách dùng

Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch. Pha loãng dung dịch trong ống vào 125 ml hay 250 ml dung dịch Glucose 5%. Truyền tĩnh mạch 400 mg, ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối.

Liều dùng

Người lớn: 800 mg/ngày, chia làm 2 lần. Để đạt nồng độ hữu hiệu trong máu, có thể dùng nồng độ ban đầu 800 mg.

Bệnh nhân suy gan: Phải điều chỉnh liều dùng bằng cách tăng khoảng cách thời gian giữa 2 liều. Cần truyền tĩnh mạch với tốc độ 8 mg/kg trong một giờ:

  • Ngày 2 lần ở bệnh nhân không bị cổ trướng, vàng da.
  • Ngày 1 lần ở bệnh nhân vàng da.
  • Ngày 36 giờ ở bệnh nhân cổ trướng.
  • Mỗi 2 ngày ở bệnh nhân cổ trướng và vàng da.

Bệnh nhân suy thận: Không có sự thay đổi đáng lưu ý nào về nồng độ thuốc trong huyết tương ở các bệnh nhân suy thận vừa và nặng, không cần điều chỉnh liều.

Bệnh nhân trên 70 tuổi: 400 mg/ngày, chia làm 2 lần truyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc Afulocin

Một số người bệnh bị chóng mặt khi sử dụng thuốc AfulocinMột số người bệnh bị chóng mặt khi sử dụng thuốc Afulocin

Tác dụng không mong muốn có thể gặp như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng dị ứng, đau cơ, đau khớp, co giật, mất tỉnh táo, ảo giác, chóng mặt. Viêm gân, đứt gân gót có thể xảy ra trong vòng 48 giờ điều trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Afulocin

Lưu ý chung

Cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay tia cực tím trong khi đang điều trị và ít nhất 4 ngày sau khi ngưng dùng thuốc, vì có nguy cơ phản ứng quá mẫn với ánh nắng.
 Viêm gân đôi khi có thể xảy ra, gây rách đứt gân, thường khu trú ở gân Achilles (gân gót) và đặc biệt là ở người già.

Cần thận trọng ở bệnh nhân suy gan nặng, bị nhược cơ.

Để tránh tác dụng phụ viêm gân có thể xảy ra, nên tránh dùng thuốc ở người già, người có tiền sử viêm gân hoặc đang điều trị dài hạn bằng Corticoid hay đang luyện tập nặng. Ngay khi bắt đầu điều trị, nên kiểm tra bệnh nhân xem có đau hoặc sưng ở gót chân hay không.

Nên thận trọng khi dùng Pefloxacin trên bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật.

Có thể xuất hiện kháng thuốc hoặc sàng lọc kháng thuốc, đặc biệt là trong điều trị dài hạn, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhất là do các loại tụ cầu và Pseudomonas.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Không được sử dụng thuốc Afulocin.

Người lái xe và vận hành máy móc

Người lái xe và vận hành máy móc nên cần được thông báo về nguy cơ thuốc có khả năng gây co giật.

Tương tác thuốc Afulocin

Dùng đồng thời với Theophyllin có thể làm tăng nồng độ Theophyllin trong máu gây nguy cơ quá liều.

Cần theo dõi về lâm sàng và theo dõi nồng độ Theophyllin trong máu nếu cần.

Thuốc kháng Acid chứa các muối Mg, AI, Ca có thể làm giảm sự hấp thu Pefloxacin qua đường tiêu hóa khi dùng chung. Do đó, nên uống thuốc này cách 4 giờ trước hoặc sau khi uống Pefloxacin.

Muối sắt, muối kẽm làm giảm hấp thu Pefloxacin. Do đó, nên uống thuốc này ít nhất 2 giờ sau khi uống Pefloxacin.

Cần theo dõi chặt chẽ thời gian Prothrombin khi dùng chung Pefloxacin với thuốc kháng vitamin K.

Pefloxacin không làm ảnh hưởng đến kết quả định lượng Glucose trong nước tiểu.

Bảo quản thuốc Afulocin

Nơi khô, mát (dưới 30oC). Tránh ánh sáng.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Trong trường hợp quá liều, độc tính trên thận có hồi phục đã được báo cáo. Quá liều Pefloxacin không có thuốc đặc hiệu để điều trị. Xử trí bằng gây nôn, rửa dạ dày để làm giảm hấp thụ, lợi niệu để tăng thải thuốc. Theo dõi điện tâm đồ ít nhất 24 giờ vì có thể khoảng QT kéo dài hoặc loạn nhịp tim, theo dõi chức năng thận. Tiến hành điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng, truyền bù đủ dịch cho người bệnh.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!