Thuốc Adhema - Điều trị thiếu máu thiếu sắt - Hộp 3 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Adhema thường được dùng trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt. Vậy thuốc Adhema được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Adhema

Adhema có thành phần chính là sắt II fumarat và Acid folic.

Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myglobin và enzyme hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.

Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 – 1 mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 – 2 mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3 – 4 mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ phát triển mạnh.

Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrochloric và vitamin C. Do vậy, đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Adhema

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang cứng: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Mỗi viên: Sắt II fumarat 200 mg; Acid folic 1 mg; tá dược vừa đủ.

Giá thuốc Adhema: 7.100 đồng/vỉ

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Adhema

Chỉ định 

Thuốc Adhema được sử dụng để dự phòng tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thaiThuốc Adhema được sử dụng để dự phòng tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai

Phòng và chữa chứng thiếu máu giảm sắc và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở người lớn và trẻ em. Ngoài ra còn phòng và chữa chứng thiếu máu ở phụ nữ có thai và sau khi đẻ, bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật. Phòng bệnh thiếu máu cho các bệnh nhân có hội chứng hấp thu sắt và acid folic hoặc chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ các yếu tố này.

Chống chỉ định 

Chống chỉ định sử dụng Adhema với những người mẫn cảm với sắt (II) fumarat.

Người có thể bị thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu. Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Adhema

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống. Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để tăng cường hấp thu.

Liều dùng

Người lớn uống ngày 3 viên, chia làm 3 lần.

Trẻ em uống ngày 1 viên.

Tác dụng phụ của thuốc Adhema

Một số trường hợp có thể bị buồn nôn khi sử dụng thuốc AdhemaMột số trường hợp có thể bị buồn nôn khi sử dụng thuốc Adhema

Một số phản ứng phụ ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng). Răng đen (nếu dùng thuốc nước): nên hút bằng ống hút.

Trong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da. Đã thấy thông báo có nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Adhema

Lưu ý chung

Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat, người bệnh có nghỉ ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.

Ngưng dùng thuốc nếu cơ thể không dung nạp, không dùng quá liều chỉ định. 

Người lái xe và vận hành máy móc

Dùng được cho người lái xe và vận hành máy móc.

Phụ nữ có thai

Dùng được cho người mang thai khi thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.

Phụ nữ cho con bú

Thuốc dùng được cho người cho con bú.

Tương tác thuốc Adhema

Tránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.

Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat va magnesi trisiicat hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt.

Sắt có thể chelat hóa với các tetracyclin và làm giảm sự hấp thu của cả hai loại thuốc.

Sắt có thể làm giảm sự hấp thu của penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm. 

Bảo quản thuốc Adhema

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Chưa có báo cáo.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!